MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hs nắm vững:
- Đặc điểm cấu tạo lớp e ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố halogen
- Sự biến thiên tính chất của các đơn chất halogen khi đi từ flo đến iot; Phương pháp điều chế halogen
- Giới thiệu một số hợp chất của halogen: HX, oxit và oxi axit, muối clorat.
2. Kĩ năng: vận dụng kiến thức để giải các bài tập
5 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1735 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 11: nhóm halogen, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 11: NHÓM HALOGEN
Ngày soạn 17/02/2008 Ngày giảng 20/02/2008
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hs nắm vững:
- Đặc điểm cấu tạo lớp e ngoài cùng của nguyên tử và cấu tạo phân tử của đơn chất các nguyên tố halogen
- Sự biến thiên tính chất của các đơn chất halogen khi đi từ flo đến iot; Phương pháp điều chế halogen
- Giới thiệu một số hợp chất của halogen: HX, oxit và oxi axit, muối clorat.
2. Kĩ năng: vận dụng kiến thức để giải các bài tập
3. Thái độ: Hs tự giác luyện tập
II. CHUẨN BỊ: Máy tính, máy chiếu, bảng phụ
III. PHƯƠNG PHÁP:
Gv đặt vấn đề
Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
Kết hợp sách giáo khoa và hình ảnh trực quan để HS tự chiếm lĩnh kiến thức.
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 11
1. Ổn định lớp
2. Bài mới:
Hoạt động 1: Củng cố và hệ thống hoá kiến thức về các đơn chất halogen:
- Gv yêu cầu hs trình bày:
+ Đặc điểm cấu hình e lớp ngoài cùng của các nguyên tử các nguyên tố halogen.
+ Cấu tạo phân tử của các halogen.
Nguyên tố halogen
F
Cl
Br
I
Cấu hình electron lớp ngoài cùng
2s22p5
3s23p5
4s24p5
5s25p5
Cấu tạo phân tử (lk CHT không cực)
F:F
(F2)
Cl:Cl
(Cl2)
Br:Br
(Br2)
I:I
(I2)
+ Tính chất hoá học của các halogen.
+ Sự biến thiên tính chất của các halogen khi đi từ flo đến iot.
Nguyên tố halogen
F
Cl
Br
I
Độ âm điện
3,98
3,16
2,96
2,66
Tính oxi hoá
Tính oxi hoá giảm dần
Hal
Pư
F2
Cl2
Br2
I2
Với kim loại
OXH tất cả kim loại
nF2+2Mà 2MFn (muối florua)
t0C
OXH được hầu hết kim loại
nCl2+2M à 2MCln
as
(muối clorua)
t0C
OXH được nhiều kim loại
nBr2+2Mà 2MBrn
t0C
(muối bromua)
t0C hoặc xt
OXH được nhiều kl
nI2+2M à 2MIn
(muối iotua)
Với hiđro
-2520C
bóng tối
F2+H2 2HF
à nổ mạnh
Cl2+H2 2HCl
à nổ
Br2+H2 2HBr
t0C cao
I2+H2 2HI
Với nước
Phân huỷ mãnh liệt ngay nhiệt độ thường:
2F2+2H2Oà4HF+O2
Ở nhiệt độ thường:
Cl2 + H2O
HCl +HClO
Ở nhiệt độ thường, chậm hơn clo:
Br2 + H2O
HBr +HBrO
Hầu như không phản ứng
+ Phương pháp điều chế halogen:
F2
Cl2
Br2
I2
Đp hỗn hợp KF và HF
HCl(đặc)+ chất OXH mạnh (MnO2, KMnO4…)
Đpdd
Màng ngăn
2NaCl+H2O 2NaOH +Cl2 +H2
Cl2 + 2NaBrà Br2 +NaCl
Từ rong biển
Như vậy, dựa vào sự so sánh giữa các halogen ta có thể hệ thống hoá được kiến thức nhóm halogen.
Hoạt động 2: Giới thiệu một số hợp chất của các nguyên tố halogen:
Hiđro halogenua và axit halogenhiđric.
HF HCl HBr HI
- Chất khí, dễ tan trong nước tạo thành axit halogen hidric
- Tính axit tăng dần từ HF ®HI : HF ăn mòn thuỷ tinh .
- F- bị oxi hoá bằng dòng điện, Cl-, Br-, I- bị oxi hoá bởi các chất oxi hoá khác.
- Tính khử tăng dần HF ®HI
Oxit và oxiaxit của Brom, clo
Oxit: các oxit của clo và brom không điều chế được bằng phương pháp trực tiếp mà điều chế bằng phương pháp gián tiếp: Cl2O, Cl2O7,…
Axit có oxi:
HClO HClO2 HClO3 HClO4
Tính bền và tính axit tăng
Khả năng oxi hóa tăng
HClO là axit rất yếu (yếu hơn axit cacbonic), nhưng là chất oxi hoá rất mạnh.
NaClO + CO2 + H2O NaHCO3 + HClO
HClO4 là axit rất mạnh nhưng là chất oxi hoá rất yếu (do hiệu ứng không gian của phân tử).
Brom cũng có các oxi axit tương tự clo: HBrO, HBrO3, HBrO4
5Cl2 + Br2 + 6H2O 2HBrO3 + 10HCl
Muối clorat: quan trọng hơn cả là KClO3
3Cl2 + 6KOH 5KClO + KClO3 + 3H2O
KClO3 là chất oxi hoá mạnh, được dùng để chế tạo diêm, thuốc nổ đen pháo hoa,...
VD: 1. 5KClO3 + 6P 5KCl + 3P2O5
2. 2KClO3 + 2C + S 2KCl + 2CO2 + SO2
4. Dặn dò: Làm các BT trong tài liệu tự chọn từ 3.1 – 3.19 (tr 42 - 44).
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
Ngày soạn 17/02/2008
Ngày giảng 22/02/2008
Tiết 12 – 13: LUYỆN TẬP: NHÓM HALOGEN
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Hs nắm vững:
- Sự biến thiên tính chất của các hợp chất halogen: tính axit, tính khử của HX
- Tính tẩy màu và sát trùng của nước Gia-ven và clorua vôi
- Nhận biết các ion F-, Cl-, Br-, I-
2. Kĩ năng: làm các bài tập dạng trắc nghiệm và tự luận
3. Thái độ: Hs tích cực luyện tập
II. CHUẨN BỊ :hs: chuẩn bị trước các bài tập ở nhà
III. PHƯƠNG PHÁP:
Hs hợp tác nhóm nhỏ tự giải quyết vấn đề dưới sự hướng dẫn của gv
IV. NỘI DUNG TIẾT HỌC: Tiết 46
1. Ổn định lớp
2. Luyện tập
Hoạt động 1: Củng cố và hệ thống hoá kiến thức về halogen và hợp chất của halogen:
Gv yêu cầu hs trả lời các bài tập trắc nghiệm BT 3.1, 3.2, 3.3, 3.7, 3.8, 3.9, 3.10, 3.11, 3.12
GV hướng dẫn HS làm các bài tập tự luận: 3.13 – 3.19
Hoạt động 2: hs thảo luận theo nhóm BT 3.4, 3.5, 3.6, sau đó đưa ra cách giải mẫu:
Bài 3.4:
PTPƯ:
2KMnO4 + 16HCl à 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + H2O
Ban đầu 0,1 0(mol)
Sau phản ứng 0 0,25 (mol)
=> Đáp án đúng A
Bài 3.5: Viết các ptpư:
MnO2 + 4HCl MnCl2 + Cl2 + 2H2O =>
2KMnO4 + 16HCl 2KCl + 2MnCl2 + 5Cl2 + H2O =>
2KClO3 + 12HCl 2KCl + 6Cl2 + 6H2O =>
CaOCl2 + 2HCl CaCl2 + H2O + Cl2=>
Đáp án đúng C, KClO3
Bài 3.6: => Đáp án đúng C
Hoạt động 3: Thảo luận một số bài tập
A. LÝ THUYẾT
Câu 1: Clo phản ứng được với những chất nào trong các chất sau đây?
* Hg, Al, Fe, Cu, Ni, P
* Các dung dịch NaOH, Ca(OH)2, KI, H2SO3, H2S, AgNO2, HBr, NH4OH.
* Các khí: O2, He, CH4, C2H4, C2H2, H2, SO2, CO, NH3.
Câu 2: Axit HCl phản ứng được với những chất nào trong các chất sau đây, viết ptpư minh hoạ.
CuO, SiO2, SO2, Fe2O3, Hg, P2O5, CO2, Fe3O4, Na2O, Na2O2, Zn, C, MnO2, HI, Mg, Br2, F2, NH3, Pb(NO3)2, AgNO3, KClO3.
Câu 3: a. Từ Cl2, Fe, K, H2O có thể điều chế được những muối nào? Những hiđroxit nào?
b. Từ MnO2, NaCl, H2SO4 đặc, Fe, Cu và H2O đề nghị cách điều chế những chất sau: FeCl2, FeCl3, CuSO4
Câu 4: Tinh chế các chất sau:
I2 có lẫn NaCl, KBr, CuS b. NaCl có lẫn NaBr, NaI, NaOH. C. KCl có lẫn HgCl2, KBr
Câu 5: Tách rời từng chất sau ra khỏi hỗn hợp
I2, CaO, Fe, Cu b. S, Fe, I2, KCl c. AlCl3, ZnCl2, CuCl2.
MgCl2, Zn, Fe, Ag
Câu 6: Nhận biết các chất đựng trong các lọ mất nhãn sau:
Không giới hạn thuốc thử:
HCl, NaCl, NaOH, CuSO4 b. NaCl, HCl, KI, HI, HgCl2 c. NaCl, MgCl2, AlCl3, NaNO3
Chỉ dùng thêm một thuốc thử:
HCl, KBr, ZnI2, Mg(NO3)2 b. NaCl, KI, Mg(NO3)2, HgCl2
Không dùng thêm thuốc thử:
CuCl2, HCl, KOH, ZnCl2 b. NaOH, HCl, AlCl3, Cu(NO3)2
CaCl2, HCl, Na2CO3 d. MgCl2, HCl, K2CO3, Pb(NO3)2
Câu 7: Nêu và giải thích hiện tượng xảy ra khi:
Đưa ra ánh sáng 1 ống nghiệm đựng AgCl có nhỏ thêm một ít dung dịch quỳ tím.
Hãy giải thích tại sao có thể điều chế được nước clo nhưng không thể điều chế được nước flo
B. BÀI TOÁN
1. Khi nung nóng 44,1 gam KClO3 không có xúc tác, một phần muối này bị phân tích cho 6,72lít oxi, một phần bị phân tích cho kalipeclorat và kaliclorua.
a. Viết các ptpư
b. Tính khối lượng các sản phẩm nhận được sau phản ứng
c. Tính % khối lượng muối kaliclorat đã bị phân tích cho oxi.
2. Cho 69,6 gam mangan đioxit tác dụng với HCl đặc. Lượng clo thu được dẫn qua 500ml dung dịch NaOH 4M ở điều kiện thường. Xác định CTPT, viết CTCT định nồng độ mol/l của các muối tạo thành (coi Vdd = const).
3. Tính lượng natri và thể tích khí clo cần dùng để điều chế 4,68gam natri clorua, biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
4. Cho 19,5 gam Zn phản ứng với 7 lít clo thì thu được 36,72gam kẽm clorua. Tìm hiệu suất phản ứng.
5. Một muối clorua của một kim loại A có chứa 31%A về khối lượng. Khối lượng nguyên tử của A là 47,9. Định hoá trị của kim loại A.
6. Cho 1,3gam sắt clorua tác dụng với lượng dư bạc nitrat thu được 3,444gam bạc clorua. Định công thức của muối sắt.
7. Cho 0,54 gam một kim loại R có hoá trị không đổi tác dụng với dung dịch HCl thu được 672ml H2. Xác định CTPT, viết CTCT định tên R?
8. Cho 1,03gam muối natri halogenua A tác dụng với AgNO3 dư thì thu được một kết tủa. Khử kết tủa thu được 1,08gam Ag. Định tên muối A.
9. Cho 10,8 gam kim loại hoá trị 3 tác dụng với khí clo tạo thành 53,4g clorua kim loại.
a. Xác định tên kim loại?
b. Tính lượng MnO2 và thể tích dung dịch HCl 37% (d = 1,19g/ml) cần để điều chế lượng clo dùng cho phản ứng trên. Biết hiệu suất phản ứng điều chế bằng 80%.
10. Hoà tan 25gam CaCl2. 6H2O trong 300gam nước. Dung dịch thu được có khối lượng riêng bằng 1,08g/ml. Tính nồng độ %, nồng độ mol/l của dung dịch thu được.
11. Cần lấy bao nhiêu ml dung dịch HCl 20% (d = 1,1) và nước để được 500 ml dung dịch HCl 4% (d = 1,02).
12. Cho 23,2 gam hỗn hợp Fe và Cu phản ứng với HCl dư thu được 6,72 lít H2. Xác định khối lượng và thành phần % khối lượng của các chất trong hỗn hợp đầu?
13. Cho 36,8 gam hỗn hợp vôi và đá vôi hoà tan vào 5 lít dung dịch HCl vừa đủ thì thu được 4,48 lít CO2
A. Định thành phần khối lượng hỗn hợp đầu
B. Định nồng độ mol/l của dung dịch thu được (coi Vdd = const).
C. Đun nóng 26,6 gam hỗn hợp NaCl, KCl với H2SO4 đặc dư. Khí tạo thành hoà tan vào nước. Dung dịch thu được cho tác dụng hết với Zn thì thu được 4,48 lít khí. Xác định khối lượng và % khối lượng các chất trong hỗn hợp đầu?
14. Hoà tan hỗn hợp CaO và CaCO3 bằng dung dịch Y thì thu được 448ml khí CO2. Cô cạn dung dịch Y thì thu được 3,33gam muối khan.
a. Tính số gam mỗi chất trong hỗn hợp đầu?
b. Cho tất cả khí CO2 thu được ở trên hấp thụ vào 100ml dung dịch NaOH 0,25M thì thu được những muối gì? Bao nhiêu gam?
15. Có hỗ NaI và NaBr. Hoà tan hỗn hợp vào nước và cho brom dư và dung dịch. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thì thấy khối lượng sản phẩn nhỏ hơn khối lượng hai muối ban đầu là m gam. Hoà tan sản phẩm vào nước và cho clo lội qua đến dư. Sau phản ứng đem cô cạn dung dịch thì thấy khối lượng sản phẩm thu được lần hai nhỏ hơn khối lượng thu được ở lần 1 là m gam. Xác định % khối lượng của NaBr trong hỗn hợp đầu?
16. Cho 1,92 gam hợp kim đồng, kẽm, magie tác dụng vừa đủ với HCl ta được 0,03 mol khí và dung dịch A. Cho NaOH dư tác dụng với dung dịch A thì thu đước 1 kết tủa. Nung kết tủa tới khối lượng không đổi được 0,8 gam chẩt rắn.
a. Viết ptpư
b. Xác định thành phần của hỗn hợp
c. Từ hỗn hợp Cu, Zn, Mg viết ptpư điều chế riêng 3 muối clorua?
17. Hoà tan hoàn toàn 1,70 gam hỗn hợp gồm kẽm và kim loại A trong dung dịch HCl thu được 0,672lít khí (đktc) và dung dịch B. Mặt khác, để hoà tan 1,9 gam kim loại A cần dùng không hết 200ml dung dịch HCl 0,5M.
a. Xác định khối lượng nguyên tử A. Biết A thuộc nhóm IIA
b. Tính nồng độ % các chất trong dung dịch B biết rằng dung dịch HCl có nồng độ 10% và để trung hoà hết dung dịch B phải dùng hết 12,5 gam dung dịch NaOH 29,2%.
3. Dặn dò:
- BTVN: + làm BT còn lại trong SGK/ trang 119, làm các BT trắc nghiệm trong SBT và các sách tham khảo
- Đọc trước bài thực hành số 3, chuẩn bị:dự đoán hiện tượng, giải thích, viết ptpư
VI. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- Giao an tu chon hoa 10chuong halogen.doc