Bài giảng Tiết 1+2 bài 1: mở đầu: giới thiệu nghề làm vườn

I, MỤC TIÊU :

1. Kiến thức :

- Giúp học sinh nắm được vị trí, đặc điểm, yêu cầu đối với nghề làm vườn.

2. Kĩ năng :

- Học sinh có kĩ năng tư duy, thực hành, lựa chọn.

3. Thái độ :

- Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích khoa học, hăng say lao động.

doc84 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 1+2 bài 1: mở đầu: giới thiệu nghề làm vườn, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn : 5.10.2010 Ngày Giảng : 8A:................................ 8B:................................ Tiết 1+2 Bài 1: mở đầu: giới thiệu nghề làm vườn I, Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được vị trí, đặc điểm, yêu cầu đối với nghề làm vườn. 2. Kĩ năng : - Học sinh có kĩ năng tư duy, thực hành, lựa chọn. 3. Thái độ : - Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích khoa học, hăng say lao động. II, Nội dung : 1. Phân bố nội dung : - Tiết 1 : Vị trí nghề làm vườn. - Đặc điểm của nghề làm vườn. Những yêu cầu đối với nghề làm vườn. - Tiết 2 : Tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta. 2. Trọng tâm : Vị tí, đặc điểm, yêu cầu, tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta. III, Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Giáo án, tài liệu 2. Học sinh : Vở ghi. IV, Tiến trình dạy học : 1. ổn định tổ chức : ( 5') Sĩ số : 8A 8B 2. Kiểm tra : Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh. 3. Giảng bài mới : Nội dung Thời gian Hoạt động của thầycủa trò (Tiết 1) I, Vị trí nghề làm vườn : - Nghề làm vườn góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn hàng ngày từ những sản phẩm làm vườn như rau, đậu, các loại hoa quả. - Nghề làm vườn cung cấp những chất dinh dưỡng có nhiều chất đạm, chất béo, vitamin hiện còn rất thiếu trong khẩu phần ăn hàng ngày. - Nghề làm vườn cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến thực phẩm như rau, quả, thịt ; Cung cấp nguyên liệu cho ngành thủ công nghiệp như mây, tre, trúc, ... ; Cung cấp nguyên liệu làm thuốc chữa bệnh thông thường như quế, bạc hà, hồi, ... ; Và còn là nguông hàng xuất khẩu như rau, quả, câu cảnh, tinh dầu, mật ong, long nhãn, chè, cà phê, hồ tiêu, ... - Ngoài ra nghề làm vườn góp phần làm đẹp thêm cho đời nhờ các vườn hoa, cây cảnh từ các nơi công cộng đến mỗi gia đình. * Tóm lại : Nghề làm vườn có vị trí rất quan trọng, tạo ra nhiều sản phẩm cho xã hội, mang lại hiệu quả kinh tế cao, tăng thu nhập cho người lao động. II, Đặc điểm của nghề làm vườn : 1. Đối tượng lao động : Đối tượng lao động của nghề làm vườn là các cây trồng có giá trị kinh tế và dinh dưỡng cao, bao gồm các loại cây rau, cây ăn quả, cây hoa, cây cảnh, cây dược liệu, cây lấy gỗ, ... 2. Mục đích lao động : Làm vườn nhằm tận dụng đất đai, điều kiện thiên nhiên, lao động sản xuất ra những nông sản có giá trị cung cấp cho người tiêu dùng, góp phần tăng thêm thu nhập. 3. Nội dung lao động : Nghề làm vườn bao gồm các công việc sau : - Làm đất : Bao gồm các thao tác cày, bừa, đập nhỏ đất, lên luống, ... nhằm tạo cho đất tơi xốp giúp cho cây trồng phát triển thuận lợi. - Gieo trồng : Bao gồm các thao tác xử lí hạt, gieo ươm cây và trồng cây. - Chăm sóc : Bao gồm các thao tác làm cỏ, vun xới, tưới nước, bón phân, tỉa cây, cắt cành tạo hình, phun thuốc trừ sâu, ... - Thu hoạch : Bằng cách nhổ, cắt, hái, chặt, ... tuỳ theo mõi loại cây cho phù hợp. - Chọn, nhân giống cây : Bằng các phương pháp lai tạo giâm, chiết cành, ghép cây, ... - Bảo quản, chế biến : Bao gồm các thao tác phơi khô, bảo quản kín, ... 4. Công cụ lao động : Bao gồm các công cụ như cày, bừa, cuốc, cào, mai, thuổng, xẻng, dao, bơm thuốc trừ sâu, ống dẫn nước, xe cải tiến, dao ghép cây, quang gánh, ... 5. Điều kiện lao động : Chủ yếu hoạt động ở ngoài trời với không khí thoáng mát, nhưng cũng phải chịu ảnh hưởng của những tác động thiên nhiên như nhiệt độ, ánh nắng, mưa, gió, tiếp xúc với hoá chất (phân bón, thuốc trừ sâu, ...). Tư thế làm việc thường xuyên thay đổi tuỳ theo từng công việc. 6. Sản phẩm : Sản phẩm của nghề làm vườn rất phong phú, bao gồm các loại rau, củ, hoa, quả, cây cảnh, dược liệu, gỗ, ... (Tiết 2) III, Những yêu cầu đối với nghề làm vườn : 1. Tri thức - kĩ năng : Nghề làm vườn đòi hỏi người lao động phải có tri thức, kĩ năng, kinh nghiệm về văn hoá và kĩ thuật mới để đạt được kết quả cao trong sản xuất. Trình độ về khoa học kĩ thuật và quản lí càng cao thì càng mang lại nhiều hiệu quả kinh tế trong sản xuất. 2. Tâm sinh lí : - Phải yêu thích nghề làm vườn. - Phải có tính cần cù, tỉ mỉ, có khả năng quan sát, phân tích tổng hợp, có tư duy kinh tế và hiểu biết về thẩm mĩ. - Có ước vọng tạo ra những giống cây trồng tốt và trở thành người kinh doanh vườn giỏi. 3. Sức khoẻ : - Phải có sức khoẻ tốt, dẻo dai, có khả năng thích ứng với hoạt động ngoài trời. - Có đôi mắt tinh tường, bàn tay khéo léo. 4. Nơi đào tạo : Nghề làm vườn thường được đào tạo tại các khoa trồng trọt của các trường sơ cấp, trung cấp. Cao đẳng và đại học Nông nghiệp. IV, Tình hình và phương hướng phát triển nghề làm vườn ở nước ta : 1. Tình hình nghề làm vườn : - Phong trào phát triển kinh tế vườn còn chưa mạnh, số lượng vương tạp còn nhiều, diện tích vườn còn hẹp, chưa chú ý đến đầu tư cơ sở vật chất, còn sử dụng giống xấu, kĩ thuật nuôi trồng kém nên hiệu quả kinh tế thấp. - Nguyên nhân là do người làm vườn chưa có ý thức đầu tư, thiếu vốn, thiếu giống tốt, không mạnh dạn cải tạo vườn, chưa nhạy bén với kinh tế thị trường và chưa có chính sách khuyến khích phù hợp. 2. Triển vọng nghề làm vườn ở nước ta ở nước ta hiện nay, nghề làm vườn ngày càng được khuyến khích phát triển nhằm sản xuất ra nhiều sản phẩm hàng hoá cung cấp cho người tiêu dùng, cho xuất khẩu và nguyên liệu cho công nghiệp chế biến. Muốn vậy cần tập trung làm tốt các việc sau : - Tiếp tục đẩy mạnh cải tạo vườn tạp, xây dựng các mô hình vườn cho phù hợp với từng địa phương. - Khuyến khích phát triển vườn đồi, vườn rừng, trang trại ở vùng trung du, miền núi góp phần phủ xanh đất trống, đồi trọc, xây dựng mở mang các vùng kinh tế mới. - áp dụng các tiến bộ kĩ thuật như trồng các giống cây, con tốt, các phương pháp nhân giống nhanh, có kết quả cao, phòng trừ sâu bệnh bằng các biện pháp sinh học, sử dụng các chất sinh trưởng để nâng cao năng suất và phẩm chất của cây trồng ... - Mở rộng mạng lưới hội làm vườn (Vacvina) để hướng dẫn, trao đổi kinh nghiệm, chuyển giao kĩ thuật và công nghệ về làm vườn cho nhân dân đẩy mạnh phát triển kinh tế gia đình ở nông thôn. - Xây dựng các chính sách về đất đai, tài chính, tín dụng ... phù hợp để khuyến khích phát triển nghề làm vườn. 40' 35' Các em nhận thấy nghề làm vườn ở nước ta có vị trí như thế nào trong cuộc sống hàng ngày ? Nghề làm vườn có những sản phẩm gì ? Các sản phẩm đó có tác dụng như thế nào đối với cuộc sống hàng ngày của con người ? Như vậy nghề làm vườn có vị trí như thế nào đối với cuộc sống ? - Đối tượng của nghề làm vườn là gì ? - Lao động làm vương nhằm mục đích gì ? - Làm vườn bao gồm những công việc gì ? Thực hiện các công việc đó như thế nào ? - Khi lao động làm vườn chúng ta thường sử dụng các dụng cụ lao động gì ? - Làm vườn thường trong những điều kiện nào ? (về thời tiết, khí hậu, tư thế làm việc, ...) Sản phẩm của nghề làm vườn? Nghề làm vườn đòi hỏi cần phải có những tri thức - kĩ năng gì ? Cần phải có tâm sinh lí gì khi làm vườn ? Người làm vườn cần phải có sức khoẻ như thế nào để có thể đáp ứng được những điều kiện làm việc của nghề làm vườn ? Em có nhận xét gì về tình hình phát triển nghề làm vườn ở nước ta hiện nay ? Cần phải làm gì để tiếp tục đẩy mạnh nghề làm vương ở nước ta hiện nay ? 4.Củng cố: ( 5') - GV hệ thống kiến thức của bài học - Nhắc lại vị trí, đặc điểm, tình hình nghề làm vườn ở nước ta 5. Dặn dò: ( 5') - Về nhà học bài theo vở ghi. - Liên hệ với thực tế tại địa phương nơi em đang sống. - sưu tầm tài liệu học nghề làm vườn =========================================== Ngày Soạn : 10.10.2010 Ngày Giảng : 8A:................................ 8B:................................ Tiết 3+4+5 Bài 2: nguyên tắc thiết kế và quy hoạch vườn I, Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được quy trình thiết kế quy hoạch vườn và một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái. 2. Kĩ năng : - Học sinh có kĩ năng tư duy, thực hành, tập thiết kế quy hoạch vườn. 3. Thái độ : - Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích khoa học, hăng say lao động, yêu thích nghề làm vườn. II, Nội dung : 1. Phân bố nội dung : - Tiết 1 : Khái niệm về thiết kế, quy hoạch vườn. - Tiết 2 : Một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái. - Tiết 3 : Một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái. 2. Trọng tâm : Khái niệm về thiết kế quy hoạch vườn, một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái III, Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Giáo án, tài liệu 2. Học sinh : Vở ghi. IV, Tiến trình dạy học : 1. ổn định tổ chức : ( 3') Sĩ số : 8A . 8B 2. Kiểm tra : (7') CH : 1/ Nêu những đặc điểm của nghề làm vườn. 2/ Tình hình và triển vọng nghề làm vườn ở nước ta hiện nay là gì ? 3. Giảng bài mới : Nội dung Thời gian Hoạt động của thầy trò (Tiết 3):I, Khái niệm về thiết kế, quy hoach vườn : 1. ý nghĩa : - Thiết kế, quy hoạch vườn làm cho mảnh vườn đạt hiệu quả kinh tế cao. - Để thiết kế, quy hoạch vườn - ao - chuồng - nhà ở - công trình phụ thật khoa học, hợp lí để tiết kiệm đất phải biết chọn cây trồng, vật nuôi phù hợp có năng suất cao, phẩm chất tốt, phải nêu ra được quy trình xây dựng và cải tạo vườn là việc cần thiết có tác dụng quan trọng trong việc phát triển kinh tế vườn ở gia đình. 2. Khái niệm về hệ sinh thái V.A.C : -V.A.C là chữ đầu của ba chữ Vườn - Ao - Chuồng. V.A.C là một hệ sinh thái, trong đó có sự kết hợp chặt chẽ hoạt động làm vườn, nuôi cá và chăn nuôi. Trong hệ sinh thái này có mối liên quan qua lại chặt chẽ : Vườn trồng cây vừa để lấy sản phẩm cho người, vừa lấy thức ăn để chăn nuôi gia súc, nuôi cá ; Ao là nguồn nước tưới cho cây trong vườn, làm vệ sinh cho gia súc và lấy bùn bón cho cây ; Chuồng chăn nuôi vừa để lấy thịt, lấy trứng cho người, vừa lấy phân bón cho cây và làm thức ăn cho cá. - V.A.C có cơ sở chắc chắn dựa trên “Chiến lược tái sinh”. - V.A.C cung cấp thực phẩm cho bữa ăn hàng ngày như rau, quả, cá, trứng tăng thêm chất dinh dưỡng. Tạo ra nhiều loại sản phẩm hàng hoá cung cấp cho xã hội như thực phẩm, nguyên vật liệu, dược liệu, củi, gỗ, ... Có tác dụng bảo vệ đất, chống xói mòn và cải tạo môi trường. (Tiết 4) 3.Những căn cứ để thiết kế : Việc thiết kế xây dựng vườn theo hệ sinh thái V.A.C phải căn cứ vào các yếu tố sau : - Điều kiện đất đai, nguồn nước, mặt nước, khí hậu ở địa phương. - Mục đích sản xuất và tiêu thụ sản phẩm : Làm vườn với mục đích sản xuất hàng hoá phải tính đến thị trường tiêu thụ. Muốn vậy phải chọn những giống cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, được thị trường chấp nhận, được người tiêu dùng ưa thích. - Căn cứ vào khả năng lao động, vật tư, vốn và trình độ của người làm vườn mà tiến hành thiết kế vườn to (nhỏ), sử dụng các thiết bị kĩ thuật tiên tiến hoặc chọn các giống cây trồng, vật nuôi quý đắt tiền đòi hỏi kĩ thuật cao. 4. Phương châm : - Thực hiện thâm canh cao, áp dụng các tiến bộ khoa học kĩ thuật, tập trung đầu tư lao động, vật tư, giống tốt, tận dụng tối đa khả năng đất đai, nguồn nước, ... để có thu nhập cao trên mảnh vườn. - Phát huy tác dụng của cả hệ thống sinh thái V.A.C (chú ý đến quan hệ, hỗ trợ giữa các loại cây trồng và vật nuôi nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao nhất). - Lấy ngắn nuôi dài - tiến hành trồng cây ngắn ngày như rau, đậu xen với cây dài ngày khi chưa kịp khép tán để tận dụng đất đai, ánh sáng, năng lượng mặt trời để tăng thêm nguồn thu nhập và tạo điều kiện cho cây lâu năm phát triển. - Làm dần từng bước theo thời vụ, làm đến đâu phát huy tác dụng đến đó, việc làm trước tạo điều kiện cho việc làm sau, không cản trở hoặc phải làm đi phá lại. (Tiết 5) 5. Nội dung thiết kế : Bao gồm các công việc sau : a) Điều tra thu thập tình tình hình về đất đai, khí hậu, nguồn nước, điều kiện giao thông, thị trường ở địa phương. b) Xác định phương hướng mục tiêu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm : Xác định các loại cây trồng, vật nuôi chính ; mục tiêu cần đạt về sản lượng, chất lượng trong những năm đầu và các năm sau. c) Lập sơ đồ vườn : Trước hết phải xác định rõ vị trí của nhà ở và công trìn phụ, sau đó đến khu vườn, chuồng nuôi gia súc, ao thả cá và hệ thống dẫn tiêu nước. Cùng đó phải xác định đường đi lại trong vườn, hệ thống mương máng, hàng rào bảo vệ, ... d) Quy hoạch, thiết kế cụ thể : Trên cơ sở sơ đồ thiết kế chung của vườn, tiến hành thiết kế chi tiết từng khu vực nhà ở và công trình phụ, chuồng nuôi, ao cá, vườn nhà, vườn đồi, vườn rừng, trang trại. e) Lập kế hoạch xây dựng V.A.C, xác định các bước và thời gian thực hiện, các chi phí cần thiết. 40' 45' 35' Theo em, thiết kế, quy hoạch vườn có ý nghĩa như thế nào ? Em hiểu thế nào là hệ sinh thái V.A.C ? Các yếu tố Vườn, Ao, Chuồng trong hệ sinh thái V.A.C có vai trò và quan hệ với nhau như thế nào ? Vậy việc thiết kế, quy hoạch vườn theo hệ sinh thái V.A.C cần phải căn cứ vào những yếu tố nào ? Phương châm phát triển vườn theo hệ sinh thái V.A.C là gì ? Khi thiết kế ta cần thực hiện những nội dung gì ? Trong mỗi nội dung cần thực hiện các công việc gì ? Dựa vào khí hậu, địa hình nước ta được chia thành nhiều vùng kinh tế khác nhau. Mỗi vùng kinh tế đó có đặc điểm khác nhau và mô hình V.A.C khác nhau. Ta cùng nghiên cứu các đặc điểm và mô hình vườn của từng vùng kinh tế đó. 4.Củng cố: ( 5') - GV hệ thống kiến thức của bài học - Nhắc lại khái niệm về quy hoạch, thiết kế vườn ; Khái niệm hệ sinh thái V.A.C ; Các mô hình vườn điển hình ở các vùng sinh thái nước ta. 5.Dặn dò: (3') - Về nhà học bài theo vở ghi. - Liên hệ với thực tế tại địa phương nơi em đang sống. Ngày Soạn : ........................................ Ngày Giảng : 8A:................................ 8B:................................ Tiết 6+7+8 Bài 2:nguyên tắc thiết kế quy hoạch vườn I, Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được quy trình thiết kế quy hoạch vườn và một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái. 2. Kĩ năng : - Học sinh có kĩ năng tư duy, thực hành, tập thiết kế quy hoạch vườn. 3. Thái độ : - Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích khoa học, hăng say lao động, yêu thích nghề làm vườn. II, Nội dung : 1. Phân bố nội dung : - Tiết 1 : Một số mô hình vờn ở các vùng sinh thái - Tiết 2 : Một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái. - Tiết 3 : Một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái. 2. Trọng tâm : Khái niệm về thiết kế quy hoạch vườn, một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái III, Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Giáo án, tài liệu 2. Học sinh : Vở ghi. IV, Tiến trình dạy học : 1. ổn định tổ chức : (3') Sĩ số : 8A 8B 2. Kiểm tra : (7') CH : 1/ Nêu những đặc điểm của nghề làm vườn. 2/ Tình hình và triển vọng nghề làm vườn ở nước ta hiện nay là gì ? 3. Giảng bài mới : Nội dung thời gian Hoạt động của thầy (Tiết 6) II, Một số mô hình vườn ở các vùng sinh thái : 1. Vùng đồng bằng Bắc Bộ : a) Đặc điểm : - Đất hẹp nên cần tận dụng diện tích, bố trí hơp lí cơ cấu cây trồng vật nuôi. - Mực nước ngầm thấp nên cần có biện pháp chống úng. - Thường có nắng gắt, gió tây về mùa hè và các đợt gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm và khô về mùa đông nên cần có biện pháp hạn chế tác dụng xấu của khí hậu gây ra. b) Mô hình vườn : - Nhà ở nên đặt ở phía Bắc khu đất và quay về hướng Nam, các công trình phụ quay về hướng Đông để cho ánh nắng chiếu vào chuồng gia súc, đảm bảo vệ sinh hạn chế được dịch bệnh, vườn cây có ánh sáng để phát triển. - Vườn : Trong vườn thường trồng 1 - 2 loại cây ăn quả chính xen với các loại cây khác có yêu cầu về điều kiện sinh thái khác nhau. Trước nhà trồng cây thấp tán, đẹp như cây quất, cam... - Ngoài cùng là hàng rào bảo vệ. Hàng rào có thể làm bằng tre, nứa hoặc trồng các cây như rau ngót, rau mồng tơi leo bờ rào, ... - Ao : Sâu khoảng 1,5 - 2m, bờ ao đắp kĩ để chống rò rỉ và có hệ thống dẫn tiêu và nước. Bờ ao có thể trồng cây ăn quả hay các loại rau, khoai nhưng không để ao bị cớm nắng. Một phần mặt ao có thể thả bèo hoặc rau muống để nước đỡ bị nóng hoặc lạnh đột ngột. - Chuồng nuôi gia súc, gia cầm nên đặt cạnh ao, nơi ít gió nhưng đủ ấm và ánh sáng, thuận tiện cho việc làm vệ sinh. (Tiết 7) 2. Vùng đồng bằng Nam Bộ : a) Đặc điểm : - Đất thấp, tầng đất mặt mỏng, tầng dưới thường bị nhiễm mặn, nhiễm phèn. - Mực nước ngầm cao, mùa mươ dễ bị úng. - Khí hậu có hai mùa rõ rệt : Mùa mưa dễ bị ngập úng, mùa khô nắng hạn dễ bị thiếu nước. b) Mô hình : - Vườn : Trong vườn phải đào rãnh, lên luống, kích thước của luống và rãnh phụ thuộc vào chiều cao của đỉnh lũ và tầng đất mặt. Quanh vườn có đê bao để bảo vệ vườn trong mùa mưa, ngăn mặn, giữ nước ngọt. Đê còn dùng là đường giao thông và trồng cây chắn gió. Cơ cấu cây trồng tuỳ theo điều kiện đất đai, nguồn nước, thị trường tiêu thụ mà lựa chọn cho phù hợp. - Ao : Trong hệ sinh thái này mương chính là ao. Không đào mương sâu quá tầng phèn hay tầng sinh phèn. Bề rộng của mương bằng 1/2 bề rộng của luống. Cũng có nơi đào ao bên cạnh nhà. - Chuồng : Chuồng lợn bố trí gần nhà (có nơi làm cạnh mương), nước rửa chuồng chảy thẳng xuống mương. Có nơi đặt chuồng gà ngang qua mương, phân gà rơi xuống mương làm thức ăn cho cá. (Tiết 8) 3. Vùng trung du, miền núi : a) Đặc điểm : - Diện tích rộng, nhưng dốc nên đất thường bị rửa trôi, nghèo chất dinh dưỡng, chua (cần chú ý chống xói mòn và bồi dưỡng đất). - ít có bão, nhưng rét và có sương muối. - Nguồn nước tưới khó khăn. b) Mô hình : - Vườn : Do đặc điểm đất rộng, dốc nên ngoài vườn quanh nhà còn hình thành các dạng vườn đồi, vườn rừng, trang trại. + Vườn nhà : Thường bố trí ở chân đồi, quanh nhà, đất bằng và ẩm. Trong vườn trồng các loại cây ăn quả như cam, quýt, chuối, đu đủ, ... Vườn rau để cạnh ao để tiên tưới nước. + Vườn đồi : Xây dựng trên đất thoải ít dốc, thường trồng cây ăn quả lâu năm như mơ, mận, hồng, cam, bưởi hay cây công nghiệp như chè, cà phê. Giữa các cây này có thể trồng xen cây ngắn ngày như cây học đậu, cây lấy củ. Để chống xói mòn đất, trong vườn phải trồng cây theo đường đồng mức, có hệ thống mương nhỏ và có bờ cản nước xen kẽ chạy theo đường đồng mức. Có thể san đất thành bậc thang trồng cây giữ đất như cây dứa, ... + Vườn rừng : Là loại vườn được trồng cây theo nhiều tầng, nhiều lớp và có nhiều loại cây xen nhau ở trên các loại đất có độ dốc cao (200 - 30 0). Trong loại vườn này, ở trên tầng cao thường còn lại một số khoảng rừng thứ sinh (giữ lại để tu bổ), tiến hành trồng bổ xung cây lấy gỗ (mỡ, bồ đề lát hoa, ...) hoặc cây vừa lấy gỗ vừa lấy quả như trám, trẩu, hoặc cây đặc sản như quế, hồi, ...Trong những năm đầu khi cây lấy gỗ chưa khép tán có thể trồng xen cây lương thực ngắn ngày để tận dụng đất đai. 4. Vùng ven biển : a) Đặc điểm : - Đất cát, thường bị nhiễm mặn và tưới nước ngấm nhanh. - Mực nước ngầm cao. - Thường có bão, gió mạnh làm di chuyển cát. b) Mô hình : - Vườn : Vườn được chia thành các ô có bờ cát bao quanh, trên bờ trồng cây phi lao kết hợp trồng cây mây để bảo vệ và có tác dung phong hộ. Trong vườn trồng các loại cây ăn quả chịu được gió bão, tán cây thấp như cam, chanh, táo, ... Ngoài ra nên trồng xen các loại cây họ đậu, khoai lang, của đậu, ... có tác dụng che phủ, giữ ẩm góp phần cải tạo đất. - Ao : Thường được đào cạnh nhà, có thể nuôi cá, tôm... trên bờ ao trồng dừa. - Chuồng : Được làm cạnh ao để tiện vệ sinh và lấy phân nuôi cá. * Vườn trang trại : *1) Đặc điểm : - Diện tích rộng từ 3 - 5 ha trở lên. - Trồng các loại cây lâu năm (cây ăn quả, cây công nghiệp, cây lấy gỗ, ...), cây trồng khác (lúa cạn,sắn, ngô, mía, ...) và chăn nuôi gia súc gia cầm. - Sản xuất tập trung theo hướng chuyên môn hoá cao gắn với sản xuất hàng hoá. *2) Mô hình : Khi thiết kế diện tích để phát triển vườn trang trại có thể bố trí như sau : - Khu trung tâm gồm có nhà ở, kho tàng, sân phơi, xưởng chế biến, ... làm nơi đầu mối cho mọi hoạt động. - Quanh nhà có vườn, ao, chuồng được thiết kế theo mô hình V.A.C vùng trung du, miền núi. - Khu vườn trang trại : Đây là khu sản xuất tập trung cách xa nhà. Trong vườn thường bố trí trồng các loại cây trồng chính, có thể là cây ăn quả (dứa, chuối, vải, cam, ...), có thể là cây công nghiệp (chè, cà phê), có thể là cây lấy gỗ hoặc cây trồng khác (lúa cạn, ngô, mía ...). Trong vườn phải thiết kế lối đi lại đảm bảo cho xe cộ ra vào chăm sóc cây trồng, vật nuôi và thu hoạch sản phẩm được dễ dàng. Tiến hành trồng xen các loại cây họ đậu vào các khoảng trống giữa các hàng cây trồng chính để che phủ giữ ẩm cho đất. Ngoài ra, phải trồng hàng rào chắn gió để bảo vệ cây và vật nuôi. Thông thường trồng các loại cây mọc nhanh, chống chịu tốt với mọi điều kiện không thuận lợi, có tác dụng cản lửa, giữ đất, chống xói mòn. Các loại chuồng nuôi được thiết kế để chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm với quy mô hàng nghìn con. Phải có quy hoạch đồng cỏ để chăn thả gia súc và khu trồng thức ăn gia súc. Có thể đắp đập, ngăn nước ở trên cao hay dưới chân đồi thành hồ chứa nước cung cấp cho cây trồng và chăn nuôi. 35' 45' 37' ?Vùng đồng bằng Bắc Bộ có đặc điểm về khí hậu, đất, nước và mô hình vườn như thế nào. ? Mô hình vườn như thế nào ? Ao như thế nào ? Chuồng như thế nào ? Vùng đồng bằng Nam Bộ có đặc điểm như thế nào ? Mô hình được bố trí ra sao ? Ao được bố trí như thế nào ? Chuồng được bố trí như thế nào Em có thể cho biết vùng trung du, miền núi có đặc điểm gì về đất, nước và khía hậu ? ? Mô hình như thế nào ? Vùng vun biển có đặc điểm như thế nào ? Mô hình được bố trí như thế nào Với các đặc điểm như thế thì mô hình vườn có thể xây dựng như thế nào cho phù hợp và đạt hiệu qủa kinh tế cao ? Vườn rừng là loại vườn như thế nào ? Trong vườn thường trồng những loại cây nào cho thích hợp ? GV lưu ý tới HS cách trồng xen các loại cây 4.Củng cố: ( 5') - GV hệ thống kiến thức của bài học - Nhắc lại khái niệm về quy hoạch, thiết kế vườn ; Khái niệm hệ sinh thái V.A.C ; Các mô hình vườn điển hình ở các vùng sinh thái nước ta. 5.Dặn dò: ( 3') - Về nhà học bài theo vở ghi. - Liên hệ với thực tế tại địa phương nơi em đang sống. Ngày Soạn : ......................................... Ngày Giảng : 8A:................................ 8B:................................ Tiết 9+10 Bài 3: Cải tạo Và tu bổ vườn tạp I, Mục tiêu : 1. Kiến thức : - Giúp học sinh nắm được thực trạng vườn hiện nay và nắm được nguyên tắc cải tạo, tu bổ vườn. 2. Kĩ năng : - Rèn kĩ năng xây dựng kế hoạch tu bổ, cải tạo vườn. 3. Thái độ : - Giáo dục cho học sinh lòng yêu thích lao động. II, Nội dung : 1. Phân bố nội dung : - Tiết 1 : Thực trạng vườn hiện nay ; Tổ chức học học sinh tham quan một số vườn cũ cần cải tạo. - Tiết 2 : Nguyên tắc cải tạo, tu bổ vườn ; Những công việc cần làm để cải tạo tu bổ vườn. 2. Trọng tâm : Nguyên tắc cải tạo, tu bổ vườn ; Những công việc cần làm để cải tạo tu bổ vườn. III, Chuẩn bị : 1. Giáo viên : Giáo án, tài liệu ; Địa điểm vườn để học sinh tham quan. 2. Học sinh : Vở ghi. IV, Tiến trình dạy học : 1. ổn định tổ chức : ( 3') Sĩ số : 8A 8B 2. Kiểm tra : ( 7') CH : 1/ Nêu khái niệm hệ sinh thái V.A.C. 2/ Nêu đặc điểm, mô hình vườn của vùng trung du miền núi. 3. Giảng bài mới : Nội dung thời gian Hoạt động của thầy trò (Tiết 9) I, Thực trạng của vườn hiện nay : Những vườn đã có hiện nay chưa đảm bảo yêu cầu kĩ thuật và có những nhược điểm sau : a) Vườn : - Đa số vườn hiện nay còn là vườn tạp, cơ cấu cây trồng không hợp lí, giống xấu, chăm sóc kém, sâu bệnh nhiều, trồng quá dầy, lộn xộn, còn ít giống tốt. - Đất vườn không được cải tạo nên năng xuất vườn thấp, hiệu quả kinh tế kém. b) Ao : - Ao thường bị cớm, bờ không được đắp kĩ nên nước rò rỉ nhiều, không có hệ thống dẫn nước, tháo nước nên nước ao bị thiếu ô xi. - Kĩ thuật nuôi chưa tốt. c) Chuồng : - Diện tích chuồng còn hẹp, trống trải, không đảm bảo vệ sinh, dịch bệnh dễ phát sinh. - Chưa có giống tốt, thức ăn chưa đủ chất dinh dưỡng. (Tiết 10) II, Nguyên tắc cải tạo, tu bổ vườn : Khi cải tạo tu bổ vườn cũ phải tuân theo những nguyên tắc sau : - Phải chọn cây, con có hiệu quả kinh tế cao và phù hợp với điều kiện ở địa phương. - Cải tạo, tu bổ vườn phải nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và trình độ n

File đính kèm:

  • docgiao an nghe lam vuon lop 8 Phu tho.doc
Giáo án liên quan