Bài giảng Tiết 12 bài 9 công thức hoá học tuần 6

Học sinh biết được CTHH dùng để biểu diễn chất, gồm một KHHH (đơn chất ) hay 2,3 KHHH ( hợp chất ) với các chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu

- Biết cách ghi công thức hoá học khi cho biết kí hiệu hoá học hay tên nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1642 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 12 bài 9 công thức hoá học tuần 6, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 Bài 9 CÔNG THỨC HOÁ HỌC Tuần 6 - Ngày soạn : - Ngày dạy : - Dạy lớp : A. Mục tiêu : - Học sinh biết được CTHH dùng để biểu diễn chất, gồm một KHHH (đơn chất ) hay 2,3 KHHH ( hợp chất ) với các chỉ số ghi ở chân mỗi kí hiệu - Biết cách ghi công thức hoá học khi cho biết kí hiệu hoá học hay tên nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất - Biết mỗi công thức hoá học còn chỉ một phân tử của chất, trừ đơn chất kim loại. Từ công thức hoá học xác định những nguyên tố tạo ra chất. số nguyên tử mỗi nguyên tố trong một phân tử và phân tử khối của chất B. Tiến trình bài giảng : 1. Mở bài : 1’ Bài trước đã cho ta biết chất được tạo nên từ các nguyên tố, đơn chất được tạo nên từ một nguyên tố, còn hợp chất từ 2 nguyên tố trở lên. Như vậy dùng các kí hiệu của nguyên tố, ta có thể viết thành công thức hoá học để biểu diễn chất. vậy cách ghi công thức hoá học như thế nào và công thức hoá học có ý nghĩa gì ? Ta cùng tìm hiểu bài 9 . 2. Phát triển bài : 34’ Tg Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS 15’ 10’ 9’ I. Công thức hoá học của đơn chất : Công thức hoá học của đơn chất chỉ gồm kí hiệu của một nguyên tố hoá học - Đôí với kim loại : Vì hạt hợp thành là nguyên tử nên KHHH cũng chính là CTHH Ví dụ : CTHH của đồng : Cu CTHH của kẽm : Zn - Đối với phi kim : Nhiều phi kim phân tử thường có 2 nguyên tử liên kết với nhau, nên ta thêm chỉ số này ở chân kí hiệu ( viết bên phải hơi thụt xuống ) Ví dụ : CTHH của hiđro : H2 CTHH của oxi : O2 + Lưu ý : có một số phi kim qui ước kí hiệu cũng chính là CTHH như : C, P, S, Si . . . II. Công thức hoá học của hợp chất : CTHH của hợp chất gồm KHHH của những nguyên tố tạo ra chất kèm theo chỉ số ở chân có dạng : AxBy Trong đó : - A,B . . . là kí hiệu của nguyên tố - x,y, . . . là số nguyên chỉ số nguyên tử của mỗi nguyên tố ( chỉ số ) Ví dụ : CTHH của nước là : H2O “ khí cacbonic : CO2 III. Ý nghĩa của công thức hoá học : Mỗi CTHH còn chỉ 1 phân tử của chất ( trừ kim loại và 1số phi kim ) . từ CTHH cho ta biết : - Nguyên tố nào tạo ra chất - Số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử - Phân tử khối của chất - Đơn chất là gì ? - Vậy CTHH của đơn chất gồm mấy nguyên tố ? - Kết luận . Đơn chất được chia làm mấy loại ? cách ghi CTHH của mỗi loại như thế nào ? - Diễn giảng : + Đối với kim loại hạt hợp thành là nguyên tử . Nên KHHH cũng chính là công thức - Hãy ghi CTHH của : Đồng, kẽm, natri + Phân tử phi kim gồm bao nhiêu nguyên tử liên kết với nhau ? - Vậy để ghi công thức của phi kim ta ghi như thế nào ? - Kết luận : Thêm số này vào chân kí hiệu ( viết bên phải ) - Lưu ý : Đối với một số phi kim rắn CTHH giống như kim loại - Giới thiệu hạt hợp thành hợp chất là phân tử gồm một số nguyên tử khác loại. Nên CTHH gồm từ 2 KHHH trở lên và có dạng AxBy - Lưu ý : chỉ số bằng 1 thì không ghi . - Bài tập : Viết CTHH của amoniăc, biết trong phân tử có 1N và 3H - Sửa chữa . - CTHH ngoài dùng để biểu diễn chất, ta còn biết điều gì từ công thức hoá học ? - Kết luận . - Từ công thức hoá học của khí CO2 cho ta biết điều gì ? - Lưu ý : + H2 khác 2H + Để biểu diễn 3 phân tử hiđro ta viết : 3H2 ( số đứng trước kí hiệu gọi là hệ số ) - Phát biểu lại định nghĩa đơn chất . - Chỉ gồm kí hiệu 1 nguyên tố - Đơn chất gồm : Kim loại và phi kim - viết được công thức hoá học của một số kim loại - Phân tử phi kim thường gồm 2 nguyên tử liên kết với nhau - Học sinh trao đổi - Biết công thức dạng tổng quát của hợp chất - Cả lớp cùng viết công thức hoá học ( NH3) - Nêu các ý nghiã của công thức hoá học - Lần lượt HS nêu từng ý nghĩa 3. Củng cố : 4’ Công thức hoá học dùng để biểu diễn gì ? Cách ghi công thức của đơn chất và hợp chất như thế nào ? Công thức hoá học có ý nghĩa gì ? 4. Kiểm tra, đánh giá : 5’ Bài tập số 3 SGK trang 34 5. Dặn dò : 1’ - Bài tập 1,2,4 SGK - Đọc bài đọc thêm - Xem trước bài hoá trị

File đính kèm:

  • docTiết 12 Bài 9 CÔNG THỨC HOÁ HỌC.doc
Giáo án liên quan