Bài giảng Tiết 12: bài số 9: công thức hoá học

Biết CTHH dùng để biểu diễn chất gồm 1 KHHH hay 2,3 KHHH với các chỉ số ở

 chân KHHH

-Biết cách viết CTHH khi biết tên hoặc KHHH của nguyên tố và số nguyên tử của

 mỗi nguyên tố trong phân tử chất

-Biết ý nghĩa của CTHH và áp dụng để làm các bài

 

doc12 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1325 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 12: bài số 9: công thức hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày3/10/2008 Tiết 12: Bài 9: Công thức hoá học I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức -Biết CTHH dùng để biểu diễn chất gồm 1 KHHH hay 2,3 KHHH với các chỉ số ở chân KHHH -Biết cách viết CTHH khi biết tên hoặc KHHH của nguyên tố và số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử chất -Biết ý nghĩa của CTHH và áp dụng để làm các bài 2/ Kĩ năng -Tiếp tục củng cố kĩ năng viết kí hiệu và tính phân tử khối của chất II/ Chuẩn bị : 1/ Tranh vẽ tượng trưng mẫu KL đồng, khí H2, khí O2, nước, muối ăn 2/ Ôn tập các khái niệm: đơn chất, hợp chất, phân tử III/ Tiến trình các hoạt động dạy và học: HĐ của Gv HĐ của HS Nội dung chính HĐ1: Gv treo tranh Yêu cầu HS nhận xét: Số nguyên tử trong mỗi phâ tử ở mỗi mẫu đơn chất trên? ? Nhắc lại định nghĩa đơn chất? ?Vậy CTHH của đ/ chất có mấy KHHH? ? Vậy ta có CTHH chung của đ/chất ntn ? Gv yêu cầu HS giải thích các chữ A, n GV khái quát: Thường gặp n=1 đối với đơn chất KL và với một số PK, n=2 đối với đ/ chất phi kim, một số tr/ hợp n=3 Gv ghi ví dụ HĐ2: GV gọi HS nhắc lại đ/n Hợp chất? ?Vậy trong CTHH của Hợp chất có mấy KHHH? GV treo tranh mô hình tượng trưng mẫu nước, muối ăn, yêu cầu HS quan sát và cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử của mỗi chất? Gv: Giả sử KHHH của các nguyên tố tạo nên chất là A,B,C…, và số nguyên tử của mỗi nguyên tố là x, y, z,…thì CTHH được viết dưới dạng chung ntn? ? Nhìn vào tranh vẽ hãy ghi lại CTHH của nước, muối ăn, khí cácboníc? GV yêu cầu HS làm bài tập : Viết CTHH của các chất sau và cho biết chất nào là đơn chất, hợp chất? a/ Khí mê tan, phân tử có 1C, 4H b/ Nhôm ô xít, phân tử có 2Al, 3O c/ Khí Clo, phân tử có 2Cl Gv lưu ý HS viết đúng CTHH: cách viết KHHH và chỉ số ? Vậy trong CTHH của chất có mấy phần? Mỗi phần cho biết gì? ? Nêu ý nghĩa của CTHH O2? H2O? ? Muốn biểu diễn 2, 3…phân tử chất ta làm thế nào? Đơn chất đồng hạt hợp thành là nguyên tử đồng Khí Hiđrô, khí Ô xi có phân tử gồm 2 nguyên tử liên kết CTHH có 1 KHHH CTHH có từ 2 KHHH trở nên Nước gồm 2H và1O Muối ăn : 1Na, 1Cl khí cácboníc:1C,2O HS viết CTHH của nước, muối ăn, khí cácboníc a/ CH4: hợp chất b/ Al2O3: hợp chất c/ Cl2: Đơn chất d/ O3: Đơn chất 2phần: Phần chữ là KHHH cho biết tên nguyên tố cấu tạo nên chất Phần số viết dưới chân KHHH cho biết số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong một phân tử chất Viết hệ số trước CTHH của chất I/ CTHH của đơn chất TQ: An Trong đó A: là KHHH n: chỉ số ng/ tử của A (n= 1, 2, 3… Nếu n=1, không ghi) Ví dụ: Kl đồng: Cu Khí Hiđrô: H2 Khí ô xi: O2 II/ CTHH của hợp chất TQ: AxBy, AxByCz… Trong đó: A,B,C…: là KHHH x, y, z…: chỉ số ngtử Ví dụ: Nước: H2O Muối ăn: NaCl Khí Cácboníc: CO2 III/ ý nghĩa của CTHH -Mỗi chất được biểu diễn bằng 1 CTHH -CTHH của chất cho biết: +Nguyên tố tạo nên chất +Số ng/ tử của mỗi ng/ tố trong 1 phân tử chất +Phân tử khối của chất Ví dụ O2: Khí Ô xi do 1 NTHH cấu tạo nên là O Trong 1 phân tử khí ôxi có 2 nguyên tử O liên kết với nhau PTK của O2=16.2=32 H2O: Nước do 2 NTHH tạo nên là H, O Trong 1 phân tử nước có 2H và 1O liên kết với nhau PTK: 1.2+16=18 Chú ý: Mỗi CTHH còn cho biết 1 phân tử chất đó H2O: chỉ 1 phân tử nước 2H2O: chỉ 2 phân tử nước IV/ Luyện tập-Củng cố: Yêu cầu HS nhắc lại nội dung chính của bài: CTHH chung của đơn chất, hợp chất, ý nghĩa của CTHH? Yêu cầu HS là bài tập 2 SGK Tr 33 Cho biết các chất sau,chất nào là đơn chất,chất nào là hợp chất? C2H6, Br2, MgCO3. Tính PTK? BTVN: 1,3,4 SGK Tr 33, 34 Tiết 13,14: Bài 10: Hoá trị I/ Mục tiêu: 1/ Kiến thức: -Hs hiểu được hoá trị là gì? Cách xác định hoá trị. Làm quen với hoá trị của một số ng tố, nhóm nguyên tố thường gặp -Biết quy tắc và biểu thức quy tắc hoá trị, áp dụng quy tắc hoá trị để tính được hoá trị của một nguyên tố hoặc nhóm nguyên tố; Lập CTHH của hợp chất dựa vào hoá trị 2/ Kĩ năng: -Rèn kĩ năng lập CTHH của chất và tính hoá trị của nguyên tố, nhóm nguyên tố -Củng cố ý nghĩa CTHH II/ Chuẩn bị Bảng phụ, phiếu học tập III/ Phương pháp chính: thuyết trình, đàm thoại- vấn đáp IV/ Tiến trình các hoạt động dạy và học 1/ Kiểm tra bài cũ: ?Viết CTHH dạng chung của đơn chất, hợp chất? Nêu ý nghĩa của CTHH? ?Chữa bài tập 3 sgk 34 2/ Bài mới: ĐvĐ: làm thế nào để viết đúng CTHH và kiểm tra CTHH đó đúng hay sai-> Dựa vào hoá trị HĐ của Gv HĐ của HS GV thuyết trình: Ví dụ cho CTHH của các hợp chất 2 NTHH sau: HCl, H2O, NH3, CH4 ?Em có nhận xét gì về thành phần số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong mỗi chất có điểm gì giống và khác nhau? ?Ta có thấy hợp chất nào mà phân tử của chúng có 1 ng tử H liên kết với nhiều nguyên tử nguyên tố khác không? GV thuyết trình: chưa thấy có hợp chất nào mà phân tử có một ngtử H liên kết với nhiều ngtử ngtố khác, có nghĩa là một ng tử H chỉ liên kết được tối đa với một ngtử khác mà thôi, nghĩa là khả năng liên kết của ng tử của H là nhỏ nhất. Vậy nên người ta quy ước H có hoá trị I. Dựa vào hoá trị của H là I để xđ hoá trị của các ng tố khác. Một ngtử ng tố khác liên kết được với bao nhiêu ng tử H thì nguyên tố có hoá trị bấy nhiêu ? Vậy hãy xđ hoá trị của Cl,O,N,C trong các CTHH trên và giải thích? GVđặt vấn đề: Trên đây ta xđ hoá trị các nguyên tố dựa vào khả năng lk của 1 ng/tử ng/tố đó với số ng/tử H. Nếu trong hợp chất không có H ta xđ hoá trị ntn? Gv thuyết trình: Người ta còn dựa vào khả năng lk của ng/tử ng/tố khác với O(hoá trị của O bằng 2 đơn vị) ? Hãy xđ hoá trị của các ng/tố K,Zn,Al,S trong cácCTHH sau: K2O, ZnO, Fe2O3, SO2? Gv: Từ cách xđ hoá trị của nguyên tố suy ra cách xđ hoá trị của nhóm nguyên tử ? Xác định hoá trị của nhóm NO3, SO4, PO4 trong các CTHH sau: HNO3, H2SO4, H3PO4? ?Qua 3 vd trên em hiểu thế nào là hoá trị? Cách xác định hoá trị ntn của nguyên tố, nhóm ng/tử ntn? GV giới thiệu: Người ta đã xác định được hoá trị của tất cả các nguyên tố. Hoá trị của một số nguyên tố,nhóm nguyên tử đã được ghi trong bảng 1,2 sgk tr 42,43. Có những nguyên tố có duy nhất 1 hoá trị, có nguyên tố có nhiều hoá trị như… Gv yêu cầu HS về nhà học thuộc bảng hoá trị của một số nguyên tố,nhóm nguyên tử bảng 1,2 sgk tr 42,43 ? Cho biết Na, Ba, Ca, Al, Mg, Zn có hoá trị mấy? ? ………. Fe, Cu, N, P, C, S có hoá trị mấy? HĐ2: Dựa vào cách xác định hoá trị của mỗi nguyên tố trong các hợp chất trên: HCl, H2O, NH3, CH4 Yêu cầu HS nhân hoá trị và chỉ số của mỗi nguyên tố trong mỗi CTHH và nêu nhận xét? -> Đó chính là nội dung của quy tắc hoá trị. ?Em thử nêu quy tắc hoá trị trong hợp chất? Biết quy tắc hoá trị để làm gì? Viết lại biểu thức quy tắc hoá trị của hợp chất, thay hoá trị của O là II và chỉ số của các ng/tố, rút ra n ?Muốn xđ hoá trị của ng/tố khi biết hoá trị của nguyên tố kia ta làm ntn? (Lấy hoá trị. chỉ số /Chỉ số của nguyên tố cần tìm hoá trị) ?Tính hoá trị N,Mn,P,Al trong các CTHH sau: N2O5, MnO2, PH3, Al2(SO4)3 ? N=II.5/2=V, Mn=II.2/1=IV, P=I.3/1=III, Al=II.3/2=III Củng cố-Dặn dò: ? Phát biểu và viết bểu thức quy tắc hoá trị? ?Nêu các bước tính hoá trị của nguyên tố chưa biết? BTVN: 1,2,4,7 sgk tr 37,38 …………………………………………………………. ?Xác định CTHH của hợp chất dựa vào hoá trị gồm mấy bước? Làm ntn? B1: Biết CTHH dạng chung B2: Viết biểu thức quy tắc hoá trị, rút ra tỉ lệ x:y=m:n (m:n là phân số tối giản); chọn x,y là số tự nhiên đơn giản nhất B3: Viết CTHH đúng(thay x,y) ?Đưa ví dụ 2: Lập CTHH của h/c: a/ K(I) và CO3 b/ Mg(II) và (NO3) c/ Cu (II) và SO4 Gv đặt vấn đề: Khi làm bài tập hoá học chúng ta phải có kĩ năng lập CTHH nhanh và chính xác. Vậy có cách nào để lập CTHH nhanh hơn không? Gv giới thiệu các cách lập CTHH khác:Quy tắc tìm BCNN,quy tắc đường chéo, sau đó tổng hợp có 3 trường hợp: Nếu n=m ->x=y=1 Nếu n#m và tỉ lệ n:m tối giản -> x=m, y=n Nếu tỉ lệ n:m chưa tối giản -> giản ước để có a:b tối giản -> x=b, m=a VD3: Lập CTHH của hợp chất gồm : a/ Na(I) và S(II) b/ Fe(II) và nhóm OH(I) c/ Ca(II) và nhóm PO4(III) d/ S(IV) và O(II) Trò chơi: Gv hướng dẫn: (Gv chuẩn bị sẵn các bìa ghi các KHHH và nhóm ng/ tử) -Mỗi nhóm được phát một bộ bìa có ghi sẵn các KHHH hoặc nhóm nguyên tử -Trong vòng 4 phút các nhóm thảo luận gắn lên bảng để có các CTHH đúng -Nhóm nào ghép được nhiều CTHH đúng nhóm đó thắng cuộc,sẽ được điểm cao I/ Hoá trị của một nguyên tố xác định bằng cách nào? 1/ Cách xác định Quy ước H có hoá trị I Ví dụ: HCl, H2O, NH3, CH4… Cl(I) vì 1 ng/tử Cl lk với 1 ng/tử H O(II) vì 1 ng/tử O ……. 2 …… H N(III) vì 1 ……N ……. 3 … H C(IV) vì 1…… C …….4 …… H Ví dụ2: K2O, ZnO, Fe2O3, SO2 K(I) vì 2K lk với 1O bằng 2đv htrị Zn(II)vì 1Zn lk với 1O… 2đv htrị Fe(III)... 2Fe ........ 3O … 6 ..…... 1Fe …………… 3 ……. S (IV) vì 1S ……..2O ….4 ……. Ví dụ 3: : HNO3, H2SO4, H3PO4 NO3 có hóa trị I vì lk với 1ng/tử H SO4 ………... II ……… 2 …...H PO4 …………III ………3 ….. H 2/Kết luận: -Hoá trị là con số biểu thị khả năng liên kết nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác -Hoá trị của nguyên tố được xđ theo hoá trị của H chọn làm đơn vị và hoá trị của O là 2 đơn vị II/ Quy tắc hoá trị 1/ Quy tắc(SGK Tr 36) Tq: Anx Bmy -> n.x=m.y Trong đó: A,B: là KHHH (Hoặc B là nhóm ng/tử) x,y: là chỉ số ng/tử của A,B n,m: là hoá trị của A,B 2/ Vận dụng: a/Tính hoá trị của một nguyên tố VD1: Tính hoá trị của S trong h/c SO3? Gọi hoá trị của S là n: Theo quy tắc hoá trị: n.x=m.y n.1=II.3 -> n=II.3/1=VI Vậy S có hoá trị VI VD2: Tính hoá trị của Fe(OH)3? Fe(OH)3-> n.1=I.3 -> n=III b/Lập CTHH của h/c theo hoá trị VD1: Lập CTHH của hợp chất tạo bởi N(IV) và O(II)? Giải: CTHH chung: NxOy Theo quy tắc hóa trị: IV.x=II.y ->x:y=II:IV=1:2 -> x=1; y=2 Vậy CTHH là: NO2 VD2: a/ Kx(CO3)y ->I.x=II.y ->x:y=II:I= 2:1 x=2; y=1 -> CTHH: K2CO3 b/ Mg(NO3)2 c/ CuSO4 VD 3: a/ Na2S b/Fe(OH)2 c/ Ca3(PO4)2 d/ SO2 Bài tập: Hãy cho bết các CTHH sau đúng hay sai? Hãy sửa lại các CTHH viết sai: a/ K(SO4)2,CuO2, Na2O, b/ Ag2NO3, SO2, Al(NO3)3, c/ FeCl3, Zn(OH)3, Ba2OH V/ Củng cố –Dặn dò: Nêu các bước lập CTHH theo hoá trị? BTVN: 2,5,6,8 sgk tr 37,38 Ngày 9/10/2008 Tiết 15: Bài 11: Luyện tập 2 I/Mục tiêu: -HS ôn tập về CTHH của đ/chất và h/chất, củng cố về cách lập CTHH và cách tính PTKcủa chất, củng cố các bài tập về xác định hoá trị của nguyên tố, nhóm nguuyên tử -Rèn luyện kĩ năng làm bài tập xác định nguyên tố hoá học II/Chuẩn bị: Bảng phụ, phiếu học tập, bút dạ… Ôn tập các kiến thức: CTHH, ý nghĩa của CTHH, hoá trị, quy tắc hoá trị III/ Tiến trình các hoạt động dạy và học: HĐ của Gv HĐ của HS và nội dung chính GV yêu cầu HS nhắc lại một số kiến thức cơ bản: ? CTHH chung của đ/c, h/c? ? Hoá trị là gì? Phát biểu và viết biểu thức quy tắc hoá trị ? Quy tắc này được vận dụng để làm những loại bài tập nào? ? Nêu các bước tính hoá trị của ng/tố hoặc nhóm ng/tử? ? Nêu các bước lập CTHH khi biết hoá trị của các ng/tố hoặc nhóm ng/tử? Bài 2: ?Yêu cầu HS đọc thầm đề bài ?Muốn xác định được đáp án đúng ta cần làm gì? ? Để lập được CTHH đúng dựa vào đâu? ? Vậy bước đầu tiên ta phải làm gì? Hãy tìm hoá trị của X và Y dựa vào CTHH: XO, YH3 ? ?Sau đó lập CTHH tạo bởi X và Y theo hoá trị vừa tìm được? Đối chiếu kết quả và cácđáp án để lựa chọn đáp án đúng Bài 3 GV yêu cầu HS đọc và phân tích yêu cầu của đề bài ? Muốn chọn đáp án đúng ta phải làm gì? ? Hãy tính htrị của Fe trg CTHH Fe2O3? ? Lập CTHH của h/c tạo bởi Fe và SO4 theo hoá trị của Fe và nhóm SO4(II) Từ đó đối chiếu để lựa chọn đáp án đúng I/Kiến thức cơ bản: 1/CTHH: Đơn chất: A (Đ/c k.loại và một số p.kim thể rắn) An ( phi kim) Hợp chất: AxBy, AxByCz… 2/ Quy tắc hoá trị: AxnBym -> n.x =m.y Vận dụng: + Tính hoá trị của ng/tố hoặc nhóm ng/tử + Lập CTHH của hợp chất theo hoá trị II/ Luyện tập Bài 1: SGK Tr 41 Cu(OH)2 -> a = I.2:1 = II -> Cu hoá trị II PCl5 -> a = I.5:1 = V -> P hoá trị V SiO2 -> a = II.2:1 = IV -> Si hoá trị IV Fe(NO3)3 -> a = I.3:1= III -> Fe hoá trị III Bài 4: (SGK Tr 41) a/ KxI ClyI -> I.x =I.y ->x:y =I:I =1:1 -> x=1,y=1 -> CTHH: KCl= 39+35,5=74,5 Tương tự: CTHH: BaCl2 , AlCl3 b/ KxI(SO4)yII->I.x=II.y->x:y=II:I=2:1->x=2,y= ->CTHH: K2SO4 = 39.2+32+16.4 =174 Tương tự: CTHH: Ba SO4, Al2(SO4)3 Bài 2: SGK Tr 41: Đáp án D Bài 3 SGK Tr41 Đáp án đúng: D IV/ Dặn dò : Ôn tập tiết sau kiểm tra Tiết 16: Kiểm tra: 1 tiết I/Mục tiêu: -Dùng hệ thống câu hỏi trắc nghiệm và tự luận kiểm tra nhằm đánh giá quá trình tiếp thu kiến thức cơ bản của HS về chương I -Rèn tính từ lập, tự giác , độc lập khi làm bài của HS -Thông qua bài kt phát hiện lỗi sai từ đó có biện pháp khắc phục cho chương sau II/Đề bài: I/. phần trắc nghiệm(3 diểm) Câu 1: Hãy chọn những cụm từ thíc hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: a/ Nguyên tử là hạt………. ………………………., vì số e trong nguyên tử bằng đúng số p trong hạt nhân b/ ……………là hạt đại diện cho chất và mang đầy đủ ………………….của chất, gồm một số ……………liên kết với nhau Câu 2: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng vào chữ cái đầu trong các câu sau: a/ Cho các CTHH sau: Br2, AlCl3, MgO, Zn, KNO3, NaOH. Trong số này có số CTHH của: A. 3 đơn chất, 3 hợp chất B. 2 đơn chất, 4 hợp chất C. 4 đơn chất, 2 hợp chất D. 1 đơn chất, 5 hợp chất b/ Biết Al có hoá trị III, hãy chọn CTHH đúng trong các CTHH sau: A. AlSO4 B. Al2SO4 C. Al(SO4)2 D. Al2(SO4)3 c/ Để phân biệt phân từ của hợp chất khác với phân tử của đơn chất ta dựa vào: A. Số lượng nguyên tử trong phân tử C. Hình dạng phân tử B. Nguyên tử khác loại liên kết với nhau D. Phân tử khối d/ Cho CTHH của các hợp chất sau: X2(SO4)3 và YH3. Hãy chọn CTHH đúng cho hợp chất của X và Y trong các công thức sau: A. XY2 B. Y2X C. XY D. X2Y3 II/ Phần tự luận(7 điểm) Câu 1: Tính hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết nhóm NO3có hoá trị I, nhóm CO3 có hoá trị II: Ba(NO3), Fe(NO3)3, Na2CO3, Câu 2: Cho các CTHH sau: AlCl4, AlNO3, Al2O3, Al(OH)2, Al2(PO4)3. Hãy chỉ ra CTHH nào đúng, CTHH nào sai và sửa lại cho đúng Câu 3(lớp 8a): Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định a/Số p, n, e trong nguyên tử. b/Tên và kí hiệu của X. c/Vẽ sơ đồ nguyên tử X Bài làm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Họ và tên:…………………………. Lớp: 8….. Bài Kiểm tra 1 tiết số 1 Môn: Hoá học I/. phần trắc nghiệm(3 diểm) Câu 1: Hãy chọn những cụm từ thíc hợp để điền vào chỗ trống trong các câu sau: a/ Nguyên tử là hạt………. ………………………., vì số e trong nguyên tử bằng đúng số p trong hạt nhân b/ ……………là hạt đại diện cho chất và mang đầy đủ ………………….của chất, gồm một số ……………liên kết với nhau Câu 2: Hãy khoanh tròn vào đáp án đúng vào chữ cái đầu trong các câu sau: a/ Cho các CTHH sau: Br2, AlCl3, MgO, Zn, KNO3, NaOH. Trong số này có số CTHH của: A. 3 đơn chất, 3 hợp chất B. 2 đơn chất, 4 hợp chất C. 4 đơn chất, 2 hợp chất D. 1 đơn chất, 5 hợp chất b/ Biết Al có hoá trị III, hãy chọn CTHH đúng trong các CTHH sau: A. AlSO4 B. Al2SO4 C. Al(SO4)2 D. Al2(SO4)3 c/ Để phân biệt phân từ của hợp chất khác với phân tử của đơn chất ta dựa vào: A. Số lượng nguyên tử trong phân tử C. Hình dạng phân tử B. Nguyên tử khác loại liên kết với nhau D. Phân tử khối d/ Cho CTHH của các hợp chất sau: X2(SO4)3 và YH3. Hãy chọn CTHH đúng cho hợp chất của X và Y trong các công thức sau: A. XY2 B. Y2X C. XY D. X2Y3 II/ Phần tự luận(7 điểm) Câu 1: Tính hoá trị của các nguyên tố trong các hợp chất sau, biết nhóm NO3có hoá trị I, nhóm CO3 có hoá trị II: Ba(NO3), Fe(NO3)3, Na2CO3, Câu 2: Cho các CTHH sau: AlCl4, AlNO3, Al2O3, Al(OH)2, Al2(PO4)3. Hãy chỉ ra CTHH nào đúng, CTHH nào sai và sửa lại cho đúng Câu 3(lớp 8a): Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định a/Số p, n, e trong nguyên tử. b/Tên và kí hiệu của X. c/Vẽ sơ đồ nguyên tử X Bài làm ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… Họ tên:…………………….. Lớp: 8….. Bài Kiểm tra 1 tiết số 1 Môn: Hoá học I/Phần trắc nghiệm (3điểm) Câu 1: Lựa chọn đáp án đúng nhất trong các câu sau: a/ Nguyên tử là hạt được cấu tạo bởi các loại hạt nhỏ hơn nữa là: A. Prôton, Nơtron, Electron C. Prôton, nơtron B. Prôton, Electron D. Nơtron,Electron b/ Hạt nhân nguyên tử được tạo bởi các hạt có kí hiệu là: A. p,n,e B. p,n C. n,e D. p,e c/ Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 3,5 lần nguyên tử khối của Ô xi. Hỏi X là nguyên tố nào trong các nguyên tố sau? (Biết Ca=40 , Na = 23, Fe = 56 , Mg = 24) A. Ca B. Na C. Fe D. Mg Câu 2: Chọn những cụm từ thích hợp rồi điền vào chỗ trống trong các câu sau: “ Tập hợp những nguyên tử có cùng số …………… trong hạt nhân đều là ……………... cùng loại, thuộc cùng một …………….. hoá học” Câu 3: ý nghĩa của các cách viết sau phù hợp với phương án nào? (Hãy ghép đôi) A. 2H2O 1. Hai phân tử Ôzôn B. 2H 2. Một nguyên tử Đồng C. Cu 3. Hai phân tử Nước D. 2O3 4. Hai nguyên tử hiđrô Câu 4: Lựa chọn phương án A,B,C,D sao cho phù hợp với hoá trị của N trong các CTHH tương ứng sau: 1. NO A. V 2. NO2 B. II 3. N2O5 C. III 4. NH3 D. IV II/ Phần tự luận(7 điểm) Câu1: Lập CTHH và tính phân tử khối của các chất tạo bởi: a/ P(V) và O(II) b/ Ca(II) và CO3 (II Câu 2 :Nguyên tử A có 12p,12n. Nguyên tử B có 12p, 13n,12e. Hỏi A,B có thuộc cùng 1 NTHH không ? Vì sao? Câu 3(lớp 8a): Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố là 40, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12. Xác định a/Số p, n, e trong nguyên tử. b/Tên và kí hiệu của X. c/Vẽ sơ đồ nguyên tử X Bài làm Ngày 23/10/2008 Chương II: Phản ứng hoá học Tiết 17: Bài 12: Sự biến đổi chất I/ Mục tiêu: Sau bài họcgiúp HS: 1-Phânbiệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học . Biết phân biệt hiện tượng xung quanh là hiện tượng vật lí hay hoá học 2- Tiếp tục rèn kĩ năng làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm II/ Chuẩn bị: GV chuẩn bị cho HS làm thí nghiệm: Đun sôi nước, đốt cháy đường Gv làm thí nghiệm cho bột Fe tác dụng với S Dụng cụ:đèn cồn, nam châm, kẹp gỗ, kiềng đun, ống nghiệm, cốc thuỷ tinh Hoá chất:Bột Fe, S, Đường, Nước, Muối ăn III/ Tiến trình hoạt động dạy và học: Hoạt động của GV-HS Nội dung chính Yêu cầu HS quan sát H2.1 ? Hình vẽ nói lên điêù gì? ? Làm thế nào để nước lỏng thành nước đá? ? Trong quá trình trên nước đã có sự biến đổi ntn? Gv hướng dẫn HS hoà tan và cô cạn muối ăn Yêu cầu HS quan sát và ghi lại sơ đồ quá trình biến đổi? ? Sau các TN trên có n.xét gì về trạng thái, về chất ? GV: Thông báo: Các quá trình biến đổi trên là hiện tượng vật lí. Vậy thế nào là hiện tượng vật lí ? GV làm TN 2: Fe tác dụng với S theo các bước: B1: Trộn đều bột Fe với S rồi chia làm 2 phần B2: Đưa nam châm lại ần phần 1 -> Quan sát hiện tượng B3: Đổ phần 2 vào ống nghiệm và đun nóng -> QSHT? B4: Đưa nam châm lại gần sản phẩm thu được ->Nhận xét ? Hãy rút ra nhận xét về quá trình biến đổi trên? GV yêu cầu HS làm thí nghệm 3: B1: cho một ít đường trắng vào ống nghiệm B2: Đun nóng ống nghiệm bằng ngọt lửa đèn cồn -> Quan sát, nhận xét quá trình biến đổi trên? ? Các quá trình đó có phải là hiện tượng vật lí? Tại sao? Đó là h/ tượng hoá học.Vậy thế nào là h/tượng hoá học? ? Muốn phân biệt hịên tượng vật, hiện tượng hoá học ta làm thế nào? -Dựa vào có chất mới sinh ra hay không I/ Hiện tượng vật lí VD: Nước Nứơc Nước (rắn) (lỏng) (hơi) Muốiăn dd muối muối (rắn) (lỏng) (rắn) N/x: Các quá trình trên đều có sự thay đổi về trạng thái nhưng không có sự thay đổi về chất Định nghĩa: Hiện tượng vật lí là hiện tượng quá trình biến đổi chỉ thay đổi về trạng thái, không có sự biến đổi về chất II/ Hiện tượng hoá học Ví dụ: (Sắt, lưu huỳnh)-à Sắt sunfua (không bị nam châm hút) Đường trắng ----> Than và hơi nước N/x: Trong các quá trình trên đều có sự thay đổi về chất Định nghĩa: Hiện tượng hoá học là hiện tượng biến đổi chất có sinh ra chất mới(có tính chất khác với chất ban đầu) Ngày 29/10/2008 Tiết 18: Bài 13: Phản ứng hoá học I/Mục tiêu: 1/ Kiến thức: -Biết phản ứng hoá học là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác -Biết bản chất của phản ứng hoá học là sự thay đổi các liên kết giữa các nguyên tử làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác 2/ Kĩ năng: -Viết phương trình chữ, phân biệt chất tham gia và chất tạo thành trong một phản ứng hoá học II/ Chuẩn bị: - Tranh vẽ sơ đồ tượng trưng cho phản ứng giữa Khí Hiđrô và Ô xi tạo thành nước III/ Phương pháp: Thuyết trình, đàm thoại vấn đáp, quan sát và nghiên cứu SGK IV/ Tiến trình các bước lên lớp 1/ Kiểm tra bài cũ: ? Hiện tượng vật lí, hiện tượng hoá học là gì? ? Chữa bài tập 2, 3 SGK (Lưu lại góc bảng) 2/ Bài mới: HĐ của GV HĐ của HS Nội dung chính GV: Thuyết trình: -Đ/ n PƯHH, chất tham gia, chất tạo thành - Giới thiệu phương trình chữ bài tập 2, 3 mà HS lên bảng chữa ? Trong PưHH lượng chất nào giảm, lượng chát nào tăng? GV: Giới thiệu các quá trình cháy của một chất trong không khí thường là tác dụng của chất đó với ô xi GV giới thiệu cách đọc PTHH GV yêu cầu HS làm bài tập 1: Cho biết các quá trình sau hiện tượng nào là hiện tượng hoá học? Viết các phương trình chữ của các PƯHH? a/ Đốt cồn trong không khí tạo ra khí cácboníc và nước b/ Đốt bột nhôm trong không khí tạo ra nhôm ô xít c/ Chế biến gỗ thành giấy , bàn ghế… d/ Điện phân nước thành khí Hiđrô và Ô xi GV hướng dẫn HS ghi điêù kiện của phản ứng . Gọi 1 HS đọc phương trình chữ Cả lớp viết phương trình chữ bài tập 2,3 và chỉ rõ chất tham gia và chất sản phẩm a/Cồn + Ô xi -> khí cácboníc + nước b/Nhôm + ô xi -> Nhôm ôxít d/Nước -> Hiđrô + Ôxi I/ Định nghĩa: -PƯHH là quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác -Chất ban đầu biến đổi-> chất tham gia PƯHH -Chất mới sinh ra -> Chất tạo thành(Chất sản phẩm) -PƯHH ghi bằng phương trình chữ: Tên chất phản ứngà Tên chất tạo thành VD: Lưu huỳnh + Sắt -->SắtIIsunfua Đường----> Nước + Than Lưu ý: Trong PƯHH lượng chất tham gia giảm, lượng chất tạo thành tăng II/ Diễn biến của PƯHH Trong PUHH chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi làm cho phân tử này biến đổi thành phân tử khác III/ Khi nào PƯHH xảy ra? - Các chất nhất thiết phải tiếp xúc với nhau -có trường hợp phảI đun nóng đến nhiệt độ thích hợp -Có trường hợp phảI có chất xúc tác IV/ Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra ? -Dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành

File đính kèm:

  • docbai soan b9bai 13.doc
Giáo án liên quan