Bài giảng Tiết 5: Bài dạy nguyên tử

I . MỤC TIÊU :

a) Kiến thức:

- Biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và tạo ra chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm.

- Biết được hạt nhân tạo bởi proton mang điện tích dương ( + ) và nơtron không mang điện . Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân, khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử.

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1967 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 5: Bài dạy nguyên tử, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN TỬ Tiết 5 Ngày dạy: I . MỤC TIÊU : Kiến thức: Biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hòa về điện và tạo ra chất. Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và vỏ tạo bởi một hay nhiều electron mang điện tích âm. Biết được hạt nhân tạo bởi proton mang điện tích dương ( + ) và nơtron không mang điện . Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân, khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử. Biết được trong nguyên tử số electron bằng số proton luôn chuyển động quanh hạt nhân và sắp xếp thành từng lớp. Nhờ electron mà nguyên tử có khả năng liên kết được với nhau . Kĩ năng: quan sát, tư duy Thái độ: cơ sở hình thành thế giới quan khoa học, hứng thú học tập II. CHUẨN BỊ : Giáo viên : giáo án, sơ đồ cấu tạo nguyên tử H . O .Na .S . K .P Học sinh : vở, sách SGK, vở bài tập, xem lại sơ lược cấu tạo nguyên tử ở môn vật lý III. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Đàm thoại, diễn giảng, trực quan, hoạt động nhóm IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC : 1. Ổn định 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI HỌC Giáo viên giới thiệu bài: vật thể tự nhiên – vật thể nhân tạo được tạo ra từ đâu ? ( chất ) còn chất được tạo ra từ đâu ? Ngày nay khoa học đã có câu trả lời rõ ràng mà chúng ta sẽ được biết trong bài học hôm nay. Hoạt động 1: Tìm hiểu nguyên tử là gì? Yêu cầu HS đọc sgk phần đọc thêm để nhận xét về nguyên tử. HS: nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, đường kính vào cỡ 10-8 cm. Giáo viên dùng phương pháp đàm thoại giới thiệu để học sinh thấy được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, nguyên tử tạo ra các chất. Ở môn vâït lí 7 chúng ta đã biết khái niệm nguyên tử, yêu cầu HS nhắc lại. GV giới thiệu tranh vẽ nguyên tử oxi. GV đặt câu hỏi nêu vấn đề: Cấu tạo nguyên tử như thế nào? Điện tích các hạt trong nguyên tử? HS trả lời nhiều ý kiến khác nhau GV chốt lại HS nêu định nghĩa nguyên tử. Hoạt động 2 :Tìm hiểu cấu tạo hạt nhân nguyên tử Dựa vào thông tin sgk, hs trả lời các câu hỏi: Phần mang điện dương trong nguyên tử gọi là gì? (Hạt nhân) Thành phần hạt nhân gồm những hạt nào? (proton và nơton) kí hiệu? điện tích? Học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh: proton (p) mang điện (+), nơtron (n) không mang điện Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân. Ví dụ: Hiđro, Dơtori có hạt nhân tạo bởi 1p -> cùng loại Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton nhưng có số nơtron khác nhau. Ví dụ: Hiđro (1p, 1n) Dơtori (1p, 2n) -> cùng loại Số proton là số hiệu đặc trưng của mỗi loại nguyên tử. p, n có cùng khối lượng, còn khối lượng electron rất nhỏ không đáng kể so với khối lượng hạt nhân => khối lượng nguyên tử chính là khối lượng hạt nhân nguyên tử Tính theo gam Tính theo đvC mp 1,6726. 10-24 1,00724 mn 1,6748.10-24 1,008662 me 9,1095.10-28 0,00055 Hoạt động 3 :Lớp electron Giáo viên thông báo trong nguyên tử các electron luôn chuyển động rất nhanh xung quanh hạt nhân (900km/s) và được xếp thành từng lớp. Giáo viên đưa ra 3 sơ đồ minh họa cấu tạo K(19+) F(9+), He(2+). Yêu cầu HS nhận xét số p, số e trong nguyên tử Mỗi vòng tròn tương ứng 1 lớp -> đếm số vòng biết được số lớp Lớp vỏ là do các electron hợp thành là khu vực bao quanh hạt nhân trong phạm vi có electron Vòng ngoài cùng là giới hạn của của lớp electron ngoài cùng và cũng là của nguyên tử. à Để tạo ra chất này hay chất khác các nguyên tử phải liên kết với nhau nhờ các electron đó là những electron lớp ngoài cùng. I. Nguyên tử là gì? - Nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ trung hòa về điện. - Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tính dương và vỏ tạo bởi 1 hay nhiều electron mang điện tích âm. II. Hạt nhân nguyên tử Hạt nhân tạo bởi prôton và Nơtron + Proton: p (+) + Nơtron: n (-) Những nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân SỐ p = SỐ e Khối lượng nguyên tử được coi là khối lượng của hat nhân nguyên tử III. Lớp electron Electron luôn chuyển động xung quanh hạt nhân và được xếp thành từng lớp, mỗi lớp có số electron nhất định. 4. Củng cố và luyện tập Học sinh đọc ghi nhớ /SGK Làm bài tập 1,2,3 tr 15 sgk vào vở bài tập tại lớp . 5. Hướng dẫn hs học ở nhà : Học bài, làm bài tập 4,5SGK Chuẩn bị trước bài :" Nguyên tố hóa học" Tìm hiểu: Nguyên tố hoá học là gì? Nguyên tử khối là gì? V. RÚT KINH NGHIỆM : ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docHOA 8 TIET 5.doc
Giáo án liên quan