Bài giảng tiết 13, 14 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học

A. MỤC TIÊU BÀI HỌC :

1. Kiến thức:

Học sinh biết :Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn. Cấu tạo của bảng tuần hoàn

2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng : Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong bảng tuần hoàn để suy ra đợc các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô.

B. CHUẨN BỊ:

 

doc15 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1468 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 13, 14 Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiờ́t 13,14 Tuõ̀n : 7 bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học -------------oOo--------------- Ngày soạn : Ngày dạy : ………………………………….… Lớp dạy: ……………….……………………… A. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: Học sinh biết :Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố hóa học vào bảng tuần hoàn. Cấu tạo của bảng tuần hoàn 2. Kỹ năng: Học sinh vận dụng : Dựa vào các dữ liệu ghi trong ô và vị trí của ô trong bảng tuần hoàn để suy ra đợc các thông tin về thành phần nguyên tử của nguyên tố nằm trong ô. b. Chuẩn bị: Máy chiếu, bảng trong, bút dạ, phiếu học tập. Tranh để treo hoặc hình ảnh để chiếu: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học và chân dung Men-đê-lê-ép C. Phương pháp dạy học : Vấn đáp gợi mở + Hợp tác nhóm nhỏ + Nêu vấn đề + Sử dụng các đồ dùng dạy học trực quan. D. Các hoạt động dạy học: Tiết 13: Chương 2: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học và định luật tuần hoàn Bài 7: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học Hoạt động của thày và trò Nội dung ghi bảng HĐ1: Gv: Chiếu BTH và ảnh chân dung Menđeleep lên màn hình rồi cho HS nghiên cứu sgk (chữ nhỏ) để biết rõ sơ lược về sự phát minh ra BTH. GV: cho HS nhìn vào bảng tuần hoàn lần lượt giới thiệu từng nguyên tắc kèm theo thí dụ để minh họa để các em hiểu và ghi nhớ nguyên tố được sắp xếp vào bảng tuần hoàn theo 3 nguyên tắc GV: Cho HS biết cách xác định electron hóa trị : I.Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn 1. Các nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử 2. Các nguyên tố có cùng số lớp electron trong nguyên tử được xếp thành một hàng 3. Các nguyên tố có số electron hóa trị trong nguyên tử như nhau được xếp thành một cột ( electron hóa trị là những electron có khả năng tham gia vào việc tạo thành liên kết hóa học. Chúng thường nằm ở lớp ngoài cùng hoặc ở cả phân lớp sát lớp ngoài cùng nếu phân lớp đó chưa bão hòa) HĐ2: GV giới thiệu cho học sinh biết các dữ liệu ghi trong ô như: Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối, độ âm điện, cấu hình electron, số oxi hóa đ rồi ychs cho biết thêm các thông tin có thể suy ra từ các thông tin mà GV vừa giới thiệu GV: Cho học sinh chọn một số ô rồi yêu cầu học sinh nhìn vào đó để trình bày dữ liệu mà em thu nhận được II.Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học 1.Ô nguyên tố *VD 1: Số hiệu nguyên tử Kí hiệu hoá học Tên nguyên tố 13 26,98 Al 1,61 Nhôm [Ne] 3s23p1 Nguyên tử khối trung bình Độ âm điện Cấu hình electron Số oxihoá 3 +STT ô = Số hiệu nguyên tử =Số đơn vị điện tích hạt nhân (Z) = số p = số e trong nguyên tử + Ngtử khối TB Số khối đ số n Khối lượng nguyên tử (u) Khối lượng mol nguyên tử (g/mol) +Độ âm điện: đặc trưng cho khả năng hút electron *VD 2: Nguyên tố này : 16 32,06 S 2,58 Lưu huỳnh [Ne] 3s23p4 + Thuộc ô số 16 đ số hiệu nguyên tử = số đvị đtích hạt nhân = số proton = số nơtron + Có nguyên tử khối =32,06 đ Khối lượng ngtử là 1u, khối lượng mol nguyên tử là 1 (g/mol), Sốkhối =32 (đ số nơtron =32-16=16) +Đây là nguyên tố lưu huỳnh, kí hiệu S -2,-1[1,2],4,6 +Độ âm điện =2,58; cấu hình e: [Ne] 3s23p4 + Các số oxihoá có thể có là: -2,-1[1,2],4,6 HĐ3: GV chiếu cấu hình electron của 18 nguyên tố đầu trong bảng tuần hoàn và ychs rút ra nhận xét về đặc điểm của chu kỳ +Thế nào là chu kỳ +Số thứ tự của chu kỳ +Đặc điểm của nguyên tố đầu và nguyên tố cuối trong mỗi chu kỳ GV: Cho HS quan sát bảng tuần hoàn và trả lời câu hỏi Bảng tuần hoàn có mấy chu kỳ ? Số nguyên tố trong mỗi chu kỳ ? Chú ý nguyên tố họ lantan và họ actini 2.Chu kỳ - Chu kỳ là dãy các nguyên tố mà nguyên tử của chúng có cùng số lớp electron, được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần - Số thứ tự của chu kỳ bằng số lớp electron trong nguyên tử - Chu kỳ thường bắt đầu bằng kim loại kiềm và kết thúc bằng một khí hiếm (Trừ chu kỳ 1 và 7) - Bảng tuần hoàn có 7 chu kỳ: + Chu kỳ 1 có 2 nguyên tố là H (Z=1) 1s1 và He (Z=2) 1s2. Ngtử của 2 ngtố này có chỉ có 1 lớp electron (lớp K) + Chu kì 2 gồm 8 nguyên tố, bắt đầu từ Li ( Z=3) 1s22s1 đ Ne (Z=10) 1s22s12p6 ngtử các ngtố này có 2 lớp e: Lớp K (có 2 e), Lớp L (có số e tăng từ 1 đến 8) + Chu kì 3 gồm 8 nguyên tố, bắt đầu từ Na( Z=11) 1s22s22p63s1 đ Ar (Z=18) 1s22s22p63s23p6 ngtử các ngtố này có 3lớp e: Lớp K (có 2 e), Lớp L (có 8 e), Lớp M (có số e tăng từ 1 đến 8) + Chu kì 4 gồm 18 nguyên tố, bắt đầu từ K( Z=19) 1s22s22p63s23p64s1 đ Kr (Z=36) 1s22s22p63s23p63d104s24p6 + Chu kì 5 tương tự chu kì 4 + Chu kì 6 có 32 nguyên tố (18 nguyên tố trong bảng và 14 nguyên tố họ Lan tan): Cs (Z=55) đ Rn (Z=86) + Chu kì 7 chưa đầy đủ đ dự đoán có 32 ngtố tương tự chu kì 6 + Chu kì 1,2,3 là chu kì nhỏ. Chù kì 4đ 7 là chu kì lớn E. Củng cố: + HS phải nắm được nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong BTH. Nắm được các thông tin trong 1 ô nguyên tố và các đặc điểm của từng chu kì. BTVN: 1,2,3,4,6 (35-sgk) + 2.1đ2.5 (13-sbt) + dặn HS đọc trước phần nhóm nguyên tố F. Rút kinh nghiệm Ngày….. thỏng……năm 20…… Tổ trưởng Nguyễn Thị Hạnh Tiết 14: HĐ1: Kiểm tra bài cũ: + HS 1: chữa BT 1,2,6 (35-sgk) + HS 2: chữa BT 3,4 (35-sgk) + 2.3(13-sbt) + HS 3:chữa BT: 2.1, 2.2, 2.4, 2.5(13-sbt) Hoạt động của thày và trò Nội dung ghi bảng HĐ2: GV cho HS viết cấu hình electron của Li, Na, K, Be, Mg, Ca, Fe, Ni , Co nhận xét về số electron lớp ngoài cùng và electron hóa trị Cho HS quan sát vị trí của các nguyên tố vừa viết cấu hình electron trong bảng tuần hoàn từ đó rút ra nhận xét: +Thế nào là nhóm nguyên tố ? +Số electron hóa trị của các nguyên tố trong một nhóm +Những nguyên tố nào thuộc nhóm IA, II +Những nguyên tố nào thuộc nhóm IIIAđến VIIIA +Những nguyên tố nào thuộc nhóm B 3.Nhóm nguyên tố +Nhóm nguyên tố gồm nguyên tố mà nguyên tử có cấu hình electron tương tự nhau, do đó tính chất hóa học gần giống nhau và được xếp thành một cột + BTH có 16 nhóm (chiếm 18 cột) chia thành : 8 nhóm A , 8 nhóm B (trong đó nhóm VIIIB gồm 3 cột) + Trong cùng 1 nhóm, các nguyên tố có cùng số electron hóa trị và bằng STT của nhóm Nhóm A : gồm các nguyên tố s và p. Cấu hình : nsxnpy ; STT nhóm A = x+y b) Nhóm B : gồm các nguyên tố d và f Cấu hình electron ngoài cùng có dạng (n-1) dx nsy (x = 0 10 ; y = 12) x + y < 8 ị nhóm (x + y) B 8 Ê x + y Ê 10 ị nhóm VIII B 11 Ê x + y Ê 12 ị nhóm (x + y –10) B * Từ vị trí của một nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử của nguyên tố đó và ngược lại E. Củng cố: HĐ3: GV củng cố bài học đặc biệt nhấn mạnh đặc điểm của nhóm A - Nâng cao: Nếu 2 nguyên tố thuộc 2 chu kỳ liên tiếp và thuộc cùng nhóm A trong bảng tuần hoàn thì có ZB = ZA + 2 hoặc ZB = ZA + 8 hoặc ZB = ZA + 18 hoặc ZB = ZA + 32 Bài 1: X và Y là 2 nguyên tố thuộc cùng 1 phân nhóm và 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số hạt mang điện tích trong nguyên tử X và Y là 52. Xác định vị trí của X và Y trong bảng tuần hoàn Bài 2: A, B là 2 nguyên tố ở cùng một phân nhóm và 2 chu kỳ liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Tổng số prton trong hạt nhân nguyên tử của A và B bằng 32. Hãy viết cấu hình electron của A và B và của các ion mà A và B có thể tạo thành Bài 3: Hai nguyên tố X và Y ở nhóm hai nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Y thuộc nhóm VA ở trạng thái đơn chất X và Y không phản ứng với nhau . Tổng số proton trong hạt nhân nguyên tử X và Y là 23.Viết cấu hình electron của X và Y Bài tập về nhà: 5,7,8,9 (35 –sgk) + 2.6, 2.7 (13-sbt) Đọc trước bài 8: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố hóa học F. Rút kinh nghiệm Ngày….. thỏng……năm 20…… Tổ trưởng Nguyễn Thị Hạnh Tiờ́t 15 Tuõ̀n : 8 sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử ------------oOo----------- Ngày soạn : Ngày dạy : ………………………………….… Lớp dạy: ……………….……………………… A. Mục tiêu bài học : 1.Kiến thức: Học sinh biết: + Cấu hình electron trong nguyên tử các nguyên tố hóa học có sự biến đổi tuần hoàn + Số electron lớp ngoài cùng quyết định tính chất hóa học của các nguyên tố thuộc nhóm A. 2.Kỹ năng: Học sinh vận dụng + Nhìn vào vị trí của nguyên tố trong nhóm A suy ra đợc electron hóa trị của nó. Từ đó dự doán tính chất của nguyên tố. + Giải thích sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố b. Chuẩn bị: - Bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A (bảng 5 SGK) đợc photcopy thành khổ lớn làm đồ dùng dạy học C. Phương pháp dạy học : Đàm thoại gợi mở kết hợp với việc sử dụng đồ dùng trực quan D. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập SGK và SBT Viết cấu hình electron của các nguyên tố có số hiệu nguyên tử lần lợt là 13, 15, 18, 26 từ cấu hình electron hãy cho biết vị trí của các nguyên tố trên trong bảng tuần hoàn và cho biết các nguyên tố đó là kim loại, phi kim hay khí hiếm ? GV Cho học sinh viết cấu hình electron của Li, Na, K, Be, Mg, Ca, F, Cl, Br . Sau đó nhận xét về số electron lớp ngoài cùng Hoạt động của thày và trò Nội dung ghi bảng Bài 8 sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron Nguyên tử của các nguyên tố hóa học HĐ2: GV. Chỉ vào bảng cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A và hỏi: Xét cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố lần lượt qua các chu kỳ 2,3,4,5,6,7 , em có nhận xét gì về sự biến thiên của số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tử các nguyên tố trong các nhóm A ? Cho biết electron nào quy định tính chất hóa học của một nguyên tố ? I.Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố + Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A được lặp đi lặp lại sau mỗi chu kỳ chúng biến đổi một cách tuần hoàn +Sự biến đổi tuần hoàn về cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố khi điện tích hạt nhân tăng dần là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn tính chất các nguyên tố. HĐ3: HS dựa vào bảng 5 (SGK) cùng thảo luận theo các câu hỏi sau GV hỏi: Em có nhận xét gì về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố trong cùng một nhóm A ? GV bổ xung: Chính sự giống nhau về cấu hình e lớp ngoài cùng của ngtử là nguyên nhân của sự giống nhau về tính chất của các nguyên tố trong cùng một nhóm A. GV hỏi: Em thấy có sự liên quan gì giữa số thứ tự của mỗi một nhóm A và số electron lớp ngoài cùng đồng thời là số electron hóa trị trong nguyên tử các nguyên tố trong nhóm ? (trả lời b) II.Cấu hình electron nguyên tử của các nguyên tố nhóm A. 1. Cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A a. Nguyên tử của các nguyên tố trong cùng một nhóm A có cùng số lớp electron ngoài cùng do vậy các nguyên tố trong cùng một nhóm A có tính chất hóa học giống nhau b. Số thứ tự của nhóm IA, IIA cho biết số electron lớp ngoài cùng và đồng thời cũng là số electron hóa trị trong nguyên tử các nguyên tố đó c. Các nguyên tố nhóm IA và IIA là các nguyên tố s nên các electron hóa trị là electron s … HĐ4: GV và HS cùng thảo luận về nhóm VIIIA ? Nhóm VIIIA gồm những nguyên tố nào ?Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của chúng GV bổ xung tính chất của các nguyên tố thuộc nhóm VIIIA 2.Một số nhóm A tiêu biểu a. Nhóm VIIIA là nhóm khí hiếm gồm các nguyên tố : He, Ne, Ar, Kr, Xe, Rn - Nguyên tử của các nguyên tố đó (trừ He)đều có 8 electron lớp ngoài cùng (ns2np6) . Đó là cấu hình electron bền vững Nên hầu hết các khí hiếm đều không tham gia phản ứng hóa học; ở điều kiện thường các khí hiếm ở trạng thái khí, phân tử chỉ gồm một nguyên tử HĐ5: GV và HS cùng thảo luận ? Nhóm IA gồm những nguyên tố nào ?Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử của chúng GV bỏ xung khuynh hớng nhường electron của chúng HS trình bày tính chất hóa học của các nguyên tố nhóm IA và viết các phơng trình phản ng minh họa b. Nhóm IA là nhóm kim loại kiềm gồm các nguyên tố : Li, Na, K, Rb, Cs, Fr (Fr là nguyên tố phóng xạ) - Nguyên tử của các nguyên tố kim loại kiềm đều có 1 electron lớp ngoài cùng (ns1) Nên trong pưhh nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có khuynh hướng nhờng 1 electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếmTrong các hợp chất các nguyên tố kim loại kiềm có hóa trị 1 - Là những kim loại điển hình, thường có những phản ứng: +T/d mạnh với oxi tạo oxit bazơ tan trong nước +Tác dụng mạnh với nước ở nhiệt độ thường +Tác dụng với các phi kim khác tạo muối HĐ6: GV và HS cùng thảo luận ? Nhóm VIIA gồm những nguyên tố nào ?Nhận xét về số electron lớp ngoài cùng của nguyên tử của chúng GV bỏ xung khuynh hớng nhận electron của chúng HS trình bày tính chất hóa học của các nguyên tố nhóm VIIA và viết các phơng trình phản ng minh họa GV bổ xung tính axit của các hidroxit c.Nhóm VIIA là nhóm halozen Gồm các nguyên tố : F, Cl, Br, I, At - Nguyên tử của các nguyên tố halozen đều có 7electron lớp ngoài cùng (ns2np5)) Nên trong pưhh nguyên tử các nguyên tố kim loại kiềm có khuynh hớng nhận 1 electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm Trong các hợp chất với kim loại và hidro các nguyên tố halozen có hóa trị 1 - ở dạng đơn chất các phân tử halozen gồm 2 nguyên tử đó là phi kim điển hình thường có các phản ứng sau: + Tác dụng với kim loại tạo muối + Tác dụng với hidro tạo ra hợp chất khí, h/c này trong dung dịch nước chúng là axit + Hidroxit của các halozen là những axit: HClO, HClO3 … E. Củng cố: Bài 1: a) Nguyên tử R có Z = 30 , viết cấu hình e , xác định vị trí . b) Nguyên tử X có Z = 24 , viết cấu hình e, xác định vị trí Bài 2: Hợp chất X có dạng AB3 . Tổng số hạt proton trong phân tử là 40. Trong thành phần hạt nhân của A cũng nh B đều có số hạt proton bằng số hạt nơtron. A thuộc chu kỳ 3 rrong bảng tuần hoàn. Xác định công thức của AB3 . Bài 3: Cho 9,75 gam một kim loại M tác dụng với clo tạo thành 18,625 gam muối a.Xác định M b.Nếu cho 3,1 gam hỗn hợp kim loại M và một kim loại cùng phân nhóm với M tác dụng vừa đủ với 0,56 lít Cl2 ở đktc. Tìm tên của kim loại cha biết. BTVN: 1 7(41-SGK) + 2.8 2.19(14,15-sbt) F. Rút kinh nghiệm Ngày….. thỏng……năm 20…… Tổ trưởng Nguyễn Thị Hạnh Tiờ́t 16,17 Tuõ̀n : 8,9 sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học định luật tuần hoàn -----------oOo---------- Ngày soạn : Ngày dạy : ………………………………….… Lớp dạy: ……………….……………………… A. Mục tiêu bài học : 1.Kiến thức: Học sinh hiểu: +Thế nào là tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố. Sự biến đổi tuần hoàn tính kim loại và tính phi kim. Khái niệm độ âm điện. Sự biến đổi tuần hoàn hóa trị cao nhất đối với oxi và hóa trị đối với hidro. +Sự biến thiên tính chất oxit và hidroxit của các nguyên tố nhóm A. 2.Kỹ năng: Vận dụng quy luật đã biết để nghiên cứu các bảng thống kê tính chất , từ đó học được quy luật mới. b. Chuẩn bị: Photcopy các hình và bảng sau làm đồ dùng dạy học Hình 2.1 Bảng 6, 7, 8 (SGK) C. Phương pháp dạy học : Vấn đáp gợi mở, thuyết trình , đàm thoại , nêu vấn đề D. Các hoạt động dạy học: Tiết 16: HĐ1: Kiểm tra bài cũ Viết cấu hình electron của F, Cl, Br nhận xét đặc điểm giống và khác nhau của các cấu hình electron của nguyên tử các nguyên tố trên .Cho biết tính chất hóa học đặc trng của nó, viết các phơng trình minh họa. Chữa bài tập SGK + SBT Hoạt động của thày và trò Nội dung ghi bảng Bài 9 : sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố hóa học định luật tuần hoàn HĐ2: GV giải thích cho HS về tính kim loại và tính phi kim, sau đó HS nghiên cứu SGK để củng cố hai khái niệm này cho đúng. VD : Na = Na+ + 1e Mg = Mg2+ + 2e Hỏi HS nguyên tố nào nhường e dễ hơn ? ngtố nào có tính kl mạnh hơn? VD : Cl + 1e = Cl- S + 2e = S2- ? Hỏi HS nguyên tố nào nhận e dễ hơn? ngtố nào có tính pk mạnh hơn? GV cho HS quan sát BTH các nguyên tố hóa học và chỉ rõ vị trí của kim loại, phi kim, khí hiếm trong bảng I.Tính kim loại, tính phi kim *Tính kim loại là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ mất electron để trở thành ion dương Nguyên tử càng dễ mất electron , tính kim loại của nguyên tố càng mạnh. *Tính phi kim là tính chất của một nguyên tố mà nguyên tử của nó dễ thu electron để trở thành ion âm . Nguyên tử càng dễ thut electron , tính phi kim của nguyên tố càng mạnh. * Kẻ đường chéo qua B, Si, As, Te, At những ng tố nằm trên đường chéo và phía phải thuộc nhóm A là phi kim (trừ nhóm VIIIA) . Các ngtố còn lại là kim loại HĐ3: GV và HS thảo luận về sự biến đổi tính kim loại và phi kim của các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 * Xét ckì 3: Na, Mg, Al, Si, P, S, Cl TN: Mg t/d với nước đun nóng Gọi HS nhận xét TN Mg + H20 và đoạn phim Na + H20 HS rút ra quy luật biến đổi GV: Giải thích quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong một chu kỳ 1. Sự biến đổi tính chất trong một chu kỳ + Ví dụ : Xét các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 + Quy luật: Trong một chu kỳ , theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố yếu dần , đồng thời tính phi kim mạnh dần + Giải thích quy luật: Trong một chu kỳ khi Z, nhưng số lớp electron của các ngtử các nguyên tố bằng nhau lực hút của hạt nhân với các electron lớp ngoài cùng làm cho bán kính ngtử (H 2.1) khả năng dễ nhường electron (tính kloại của các ngtố ), đồng thời khả năng thu electron (tính phi kim của nguyên tố ) HĐ4: GV và HS thảo luận về sự biến đổi tính kim loại và phi kim của các nguyên tố thuộc nhóm IA, VIIA * Xét Nhóm IA : Li, Na, K, Rb, Cs Xem phim Nhóm IA tác dụng với nước Gọi HS nhận xét khả năng p/ứng của IA với H20 GV và HS dùng hình 2.1 trong SGK để thảo luận về sự biến đổi tính kim loại, phi kim trong nhóm A HS rút ra quy luật biến đổi tính kim loại, tính phi kim trong một nhóm A ? Giải thích quy luật biến đổi tính kim loại, phi kim của các nguyên tố trong một nhóm A ? 2. Sự biến đổi tính chất trong một nhóm A + Ví dụ: Xét nhóm IA và VIIA + Quy luật: Trong một nhóm A theo chiều tăng của điện tích hạt nhân, tính kim loại của các nguyên tố mạnh dần, đồng thời tính phi kim yếu dần. + Giải thích: Trong một nhóm A khi Z , số lớp electron tăng làm bán kính nguyên tử của các nguyên tố khả năng nhường electron của các nguyên tố càng - tính kim loại và khả năng nhận electron của các nguyên tố – tính phi kim HĐ5: GV hướng dẫn học sinh đọc để hiểu khái niệm về độ âm điện viết trong SGK dùng bảng 6- SGK để thảo luận về sự biến đổi độ âm điện theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần +GV giới thiệu về giá trị độ âm điện của một số nguyên tố do nhà hóa học Pau-linh thiết lập năm 1932, vì nguyên tố F là phi kim mạnh nhất nên người ta quy ước lấy độ âm điện của nó là 3,89 để xá định độ âm điện tương đối của nguyên tử các nguyên tố khác ?Quy luật biến thiên của độ âm điện theo chu kỳ, theo nhóm A? HĐ6: GV củng cố phần I 3.Độ âm điện a. Khái niệm Độ âm điện của một nguyên tử đặc trưng cho khả năng hút electron của nguyên tử đó khi hình thành liên kết hóa học *Độ âm điện của nguyên tử càng lớn thì tính phi kim của nó càng mạnh ngựoc lại độ âm điện càng nhỏ thì tính kim loại càng mạnh. b. Bảng độ âm điện Bảng 6. Giá trị độ âm điện của nguyên tử một số nguyên tố nhóm A theo Pau-linh *Trong một chu kỳ: Z độ âm điện của các ngtử *Trong nhóm A : Z độ âm điện của các ngtử *Kết luận: Tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân. BTVN: 1,2,4,5,7 11 (47,48- SGK) F. Rút kinh nghiệm Ngày….. thỏng……năm 20…… Tổ trưởng Nguyễn Thị Hạnh Tiết 17: HĐ1: Kiểm tra bài cũ Bài 1: Sắp xếp theo chiều tăng dần tính kim loại của Mg, Ca, Al, Si và giải thích Bài 2: Sắp xếp theo chiều tăng dần phi kim của O, S, P, F, Si và giải thích Bài 3: Cho các nguyên tố 11X, 13Y, 19Z. Sắp xếp các nguyên tố trên theo tính kim loại tăng dần A- X > Y > Z B- Z > Y > X C- Y > X > Z D- Y < X < Z Trả lời : D ( X : [Ne] 3s1 ; Y : [Ne] 3s2 3p1 ; Z : [ Ar] 4s1 X > Y > Z) Hoạt động của thày và trò Nội dung ghi bảng HĐ2: HS xét hóa trị của các nguyên tố trong chu kỳ 3 Kết hợp với bảng 7 nghiên cứu trả lời câu hỏi : Quy luật biến đổi hóa trị… II. Hóa trị của các nguyên tố Ví dụ : Xét chu kỳ 3 *Trong một chu kỳ , đi từ trái sang phải, hóa trị cao nhất của các nguyên tố trong hợp chất với oxi tăng lần lượt từ 1 đến 7, còn hóa trị của các phi kim trong hợp chất với hidro giảm từ 4 đến 1 Hóa trị cao nhất với oxi, hóa trị với hiđro biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân Z HĐ3: HS viết công thức oxit và hidroxit cao nhất của các nguyên tố thuộc chu kỳ 3 và cho biết tính axit-bazơ của nó ? Kết hợp với bảng 8 GV: mở rộng tthêm về quy luật biiến đổi tính axit – bazơ của oxit và hiđroxit t/ư trong 1 nhóm A HS : Kết luận ? III.O xit và hidroxit của các nguyên tố nhóm A *Ví dụ : Bảng 8 sự biến đổi tính axit-bazơ *Kết luận: - Trong một chu kỳ : đi trái sang phải theo chiều tăng của Z, tính bazơ của các oxit và hidroxit tơng ứng yếu dần đông thời tính axit của chúng manh dần - Trong 1 nhóm A : theo chiều tăng của Z , tính bazơ của ôxit và hydroxit tăng dần , đồng thời tính axit của chúng giảm dần Tính axit – bazơ của các ôxit và hidroxit biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân Z HĐ4: GV tổng kết : Trên cơ sở khảo sát sự biến đổi tuần hoàn của cấu hình electron nguyên tử, báng kính nguyên tử, độ âm điện, tính kim loại và tính phi kim của các nguyên tố hóa học, ta thấy tính chất của các nguyên tố hóa học biến đổi theo chiều điện tích hạt nhân tăng, nhưng không liên tục mà tuần hoàn. IV.Định luật tuần hoàn Tính chất của các nguyên tố và đơn chất, cũng như thành phần và tính chất của các hợp chất tạo nên từ các nguyên tố đó biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân nguyên tử . E. Củng cố: Bài 1: a) Những tính chất nào sau đây biến đổi tuần hoàn theo chiều tăng của điện tích hạt nhân Z ? A- Hoá trị cao nhất đối với ôxi B- Số electron lớp ngoài cùng C- Thành phần của các oxit, hidroxit D- Số proton trong hạt nhân nguyên tử E- Khối lượng nguyên tử F- Số lớp electron b) Trong một chu kì, theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần thì ... A- Bán kính nguyên tử giảm dần B- Tính phi kim tăng dần, tính kim loại giảm dần C- Nguyên tử khối tăng dần D- Tính bazơ của ôxit và hidroxit yếu dần c) Cho các nguyên tố : K, Mg, Na, Be. Dựa theo bảng tuần hoàn, sắp xếp các ôxit của các nguyên tố trên theo tính bazơ tăng dần: A. K20 > Mg0 > Na20 > Be0 B. Be < Mg < Na < K C. Be0 < Mg0 < Na20 < K20 D. Tất cả đều sai Bài 2: A, B là 2 nguyên tố thuộc cùng chu kỳ và nằm ở 2 phân nhóm A liên tiếp trong bảng tuần hoàn. Biết hạt nhân nguyên tử của mỗi nguyên tố chứa không quá 35 proton, ngoài ra hạt nhân nguyên tử này chứa nhiều hơn hạt nhân nguyên tử kia 11 proton. X/định A,B trong BTH? Bài 3: Oxit cao nhất của một nguyên tố có dạng RO3 . Hợp chất khí với hiđro của nguyên tố này chứa 5,88%H. Xác định nguyên tố R. BTVN: 3,8,12 (47, 48- SGK) + 2.20-2.16 (16,17- SBT) F. Rút kinh nghiệm Ngày….. thỏng……năm 20…… Tổ trưởng Nguyễn Thị Hạnh Tiờ́t 18 Tuõ̀n : 9 ý nghĩa của BTH các nguyên tố hóa học ------------------oOo------------------- Ngày soạn : Ngày dạy : ………………………………….… Lớp dạy: ……………….……………………… * Những kiến thức cú liờn quan đến bài học: A. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức: HS biết : ý nghĩa khoa học của BTH đối với hóa học và các môn khoa học khác Vận dụng : Từ vị trí nguyên tố ị cấu tạo ng_tử và tính chất ng_tố Từ cấu tạo nguyên tử ị vị trí nguyên tố trong BTH Dựa vào qui luật biến đổi tính chất các nguyên tố và hợp chất trong BTH để so sánh tính chất hóa học của 1 nguyên tố với các nguyên tố lân cận 2. Rèn kĩ năng: - Từ vị trí ng_tố ị tính chất ng_tố ị so sánh tính chất Viết cấu hình electron nguyên tử ị Z ị ô nguyên tố ị lớp ị chu kì ị phân lớp ngoài cùng ị phân nhóm ị electron hóa trị ị nhóm b. Chuẩn bị: Bảng tổng kết về tính chất hóa học của các oxit, hidroxit, hợp chất với H C. Phương pháp dạy học : Dùng bài tập – tổ chức nhóm HS thảo luận, tự xây dựng bài học và tự rút ra kết luận D. Các hoạt động dạy học: HĐ1: Kiểm tra bài cũ: 1 – Cho các nguyên tử : Al , Na , Mg a) Viết công thức oxit cao nhất , hidroxit / b) Xếp tính kim loại giảm dần c) Xếp tính baz các oxit tăng dần / d) Xếp tính baz các hidroxit tăng dần 2 – Các tính chất nào biến đồi tuần hoàn theo chiw\ều tăng dần của Z : a) Bán kính nguyên tử c) Tính kim loại b) Độ âm điện d) Khối lượng nguyên tử Hoạt động của thày và trò Nội dung ghi bảng Bài 10: ý nghĩa của BTH các nguyên tố hóa học HĐ2: HS làm ví dụ 1 , 2 . - Cho biết từ vị trí nguyên tố trong bảng tuần hoàn , ta có được thông tin gì về nguyên tử . HS trình bày phương hướng giải quyết: + Biết STT của nguyên tố số đơn vị điện tích hạt nh

File đính kèm:

  • docGA Hoa10Chuong 2 BTH Dinh luat TH.doc