Bài giảng tiết 13: một số các bazơ quan trọng (tiếp)

A. MỤC TIÊU:

- Học sinh biết được các tính chất vật lý, tính chất hóa học quan trọng của canxi hiđroxit.

- Biết cách pha chế dung dịch canxi hidroxit.

- Biết cách ứng dụng trong đời sống của canxi hiđroxit.

- Biết ý nghĩa độ pH của dung dịch.

- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết các phương trình phản ứng, và khả năng làm các bài tập định lượng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1449 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 13: một số các bazơ quan trọng (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 13: MỘT SỐ BAZƠ QUAN TRỌNG (Tiếp) B. CANXI HIĐROXIT – THANG pH A. MỤC TIÊU: - Học sinh biết được các tính chất vật lý, tính chất hóa học quan trọng của canxi hiđroxit. - Biết cách pha chế dung dịch canxi hidroxit. - Biết cách ứng dụng trong đời sống của canxi hiđroxit. - Biết ý nghĩa độ pH của dung dịch. - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết các phương trình phản ứng, và khả năng làm các bài tập định lượng. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH: Giáo viên: Máy chiếu, giấy trong, bút dạ. - Dụng cụ: + Cốc thủy tinh. + Đũa thủy tinh + Phễu + Giấy lọc. + Giá sắt. + Giá ống nghiệm. + Ống nghiệm. + Giấy pH. - Hóa chất: + CaO + Dung dịch HCl + Dung dịch NaCk + Nước chanh (không đường). + Dung dịch NH3. Hoạt động của giáo viên: * Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ, sữa bài tập về nhà (15 phút) Giáo viên: Kết quả lý thuyết học sinh 1: “Nêu các tính chất hóa học của NaOH” Gv: Gọi học sinh sửa bài tập 2 (SGK 27) Gv: Gọi học sinh 3 sửa bài tập 3 Gv: Gọi học sinh khác nhận xét. * Hoạt động 2 + Tính chất Pha chế dung dịch canxi hiđroxit (5 phút) Gv: giới thiệu: Dung dịch Ca(OH)2 có tênthường là nước vôi trong. Gv: Hướng dẫn học sinh cách pha chế dung dịch Ca(OH)2. Hóa tan một ít Ca(OH)2 (vôi tôi) trong nước, ta được một chất màu trắng có tên là vôi nước hoặc vôi sữa. Dùng phễu, cốc, giấy lọc để lọc lấy chất lỏng trong suốt, không màu là dung dịch Ca(OH)2 (nước vôi trong). * Hoạt động 3: + Tính chất hóa học (10 phút) GV: Các em dự đoán hóa học của dung dịch Ca(OH)2 và giải thích lý do tại sao em lại dự đoán như vậy. Gv: Giới thiệu Các tính chất hóa họa của bazơ tan đã được học sinh 1 ghi lại ở góc bảng phải ® các em hãy nhắc lại các tính chất đó và viết phương trình phản ứng minh họa. GV: Hướng dẫn các nhóm làm thí nghiệm chứng minh cho các tính chất hóa học của bazơ. + Nhỏ một giọt dung dịch Ca(OH)2 vào một mẫu giấy quỳ tím ® Quan sát. + Nhỏ một giọt dung dịch phenolphtalein vào ống nghiệm chứa 1 ® 2 ml dung dịch Ca(OH)2 ® Quan sát. (Giáo viên gọi một học sinh nêu nhận xét) Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Nhỏ từ dung dịch HCl vào ống nghiệm có chứa dung dịch Ca(OH)2 có phenolphtalein ở trên ( có màu hồng), quan sát. * Hoạt động 4 : 3. Ứng dụng : Giáo viên: các em hãy kể các ứng dụng của vôi (canxi hidroxit) trong đời sống. * Hoạt động 5 : II. THANG pH Giáo viên: Giới thiệu : Người ta dùng thang pH để biểu thị độ axit hoặc độ bazơ của dung dịch. - Nếu pH=7 : Dung dịch là trung tính. - Nếu pH>7: Dung dịch có có tính bazơ. - Nếu pH<7 : Dung dịch có tính axít. pH càng lớn độ bazơ của dung dịch càng lớn, pH càng nhỏ, độ axit của dung dịch càng lớn. Giáo viên: Giới thiệt về giấy pH, cách so màu với thang màu để xác định độ pH. Giáo viên: Hướng dẫn học sinh cùng giấy pH để xác định độ pH của các dung dịch : - Nước chanh. - Dung dịch NH3. - Nước máy. ® Kết luận về tính axit, tính bazơ của các dung dịch trên. Giáo viên: Yêu cầu các nhóm báo cáo kết quả. * Hoạt động 5 : Tập luyện – củng cố : Giáo viên: Yêu cầu học sinh 1 nhắc lại các nội dung chính của bài học. Giáo viên: Cho học sinh làm bài tập 1 ( trong phiếu học tập). Bài tập 1 : Hoàn thành các phương trình phản ứng sau : ?+? ® Ca(OH)2 Ca(OH)2 + ? ® Ca(NO3)2 + ? CaCO3 ? + ? Ca(OH)2 +? ® ? + H2O. Ca(OH)2 + P2O5 ® ? + ? Bài tập 2 : Có 4 lọ không nhãn, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu sau : Ca(OH)2, KOH, HCl-, Na2SO4. Chỉ dùng quỳ tím hãy phân biệt các dung dịch trên. Tiết 14: TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA MUỐI A. MỤC TIÊU: Các tính chất hóa học của muối : Khái niệm phản ứng trao đổi, điều kiện để các phản ứng trao đổi thực hiện được. Rèn luyện khả năng viết phương trình phản ứng. Biết cách chọn chất tham tham gia phản ứng thực hiện được. Rèn luyện kĩ năng tính toán các bài tập hóa học. B. CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HỌC SINH: Giáo viên: Hóa chất : Dung dịch AgNO3. Dung dịch H2SO4. Dung dịch BaCl2. Dung dịch NaCl. Dung dịch CuSO4. Dung dịch Na2CO3. Dung dịch Ba(OH)2. Dung dịch Ca(OH)2. Cu Fe (hoặc Al). Dụng cụ : Giá ống nghiệm. Ống nghiệm. Kẹp gỗ. Bộ bìa màu hoặc bằng nam châm để gắn lên bảng. (Để hướng dẫn học sinh viết phương trình phản ứng trao đổi) C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : Hoạt động của giáo viên: * Hoạt động 1: KIỂM TRA BÀI CŨ, SỮA BÀI TẬP VỀ NHÀ Giáo viên: Kết quả lý thuyết học sinh 1: “Nêu các tính chất hóa học của canxi hidroxit – Viết các phương trình phản ứng minh họa cho các tính chất hóa học đó”. Gv: Gọi học sinh 2 chữa bài tập 1 (SGK 30). Giáo viên: Nhận xét, chấm điểm. * Hoạt động 2 Giáo viên: hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. - Ngâm một đoạn dây đồng vào ống nghiệm 1 có chứa 2 ® 3 ml dung dịch AgNO3. - Ngâm một đoạn dây sắt vào ống nghiệm 2 : có chứa 2 ® 3 ml CuSO4. ® Quan sát hiện tượng. Giáo viên: Gọi đại diện các nhóm nêu hiện tượng. Giáo viên: Từ các hiện tượng trên các em hãy nhận xét và viết các phương trình phản ứng. (Giáo viên hướng dẫn học sinh cách viết phương trình phản ứng : có hể dùng phấn màu hoặc bộ bìa màu) Giáo viên: Gọi học sinh nêu kết luận Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm. - Nhỏ 1 ® 2 giọi dung dịch H2SO4 loãng vào ống nghiệm có sẵn 1ml dung dịch BaCl2 quan sát. Giáo viên: Gọi đại diện các nhóm nêu hiện tượng. ® Gọi học sinh nêu nhận xét và viết phương trình phản ứng. (Giáo viên hướng dẫn học sinh viết các phương trình phản ứng trao đổi bằng bộ bìa màu). Giáo viên: Giới thiệu Nhiều muối khác cũng tác dụng với axit tạo thành muối mới axit mới ® gọi học sinh nêu kết luận. Giáo viên: Lưu ý học sinh: Gạch chân cụm utừ “hai dung dịch muối” Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm: Nhỏ vài giọt dung dịch NaOH vào ống nghiệm đượng 1 ml dung dịch muối CuSO4 ® quan sát hiện tượng, việt phương trình phản ứng và nhận xét. Giáo viên: Gọi đại diện nhóm học sinh nêu hiện tượng, viết phương trình phản ứng. Giáo viên: Nhiều dung dịch muối khác cũng tác dụng với dung dịch bazơ ® Gọi học sinh nêu kết luận . Giáo viên: Giới thiệu: Chúng ta đã biết nhiều muối bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KClO3, KMnO4, CaCO3, MgCO3. ® Các em hãy viết phương trình phản ứng phân hủy muối trên. Hoạt động 3 : II/ Phản ứng trao đổi trong dung dịch Giáo viên: Giới thiệu : Các phản ứng của muối với axit, với dung dịch muối, với dung dịch bazơ xảy ra có sự trao đổi các thành phần với nhau để tạo ra những hợp chất mới. Các phản ứng đó thuộc loại phản ứng trao đổi. Vậy : Phản ứng trao đổi là gì? Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 (trong phiếu học tập ) Bài tập 1 : Hãy hoàn thành các phương trình phản ứng sau và cho biết : trong các phản ứng sau, phản ứng nào là phản ứng trao đổi ? BaCl2 + Na2SO4® Al + AgNO3 ® CuSO4 + NaOH ® Na2CO3 + H2SO4 ® Giáo viên: Gọi học sinh lên bảng làm bài tập 1 Giáo viên: Để biết các điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi, chúng ta làm các thí nghiệm sau. Giáo viên: Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm sao sánh : Thí nghiệm 1 : Nhỏ 1 ® 2 giọt dung dịch Ba(OH)2 vào ống nghiệm có sẵn 1ml dung dịch NaCl ® Quan sát. Thí nghiệm 2 : Nhỏ 2 giọt dung dịch H2SO4 vào ống nghiệm có chứa 1 ml dung dịch Na2SO4 ® Quan sát. Thí ngiệm 3 : Nhỏ một giọt dung dịch BaCl2 vào ống nghiệm có sẵn 1 ml dung dịch Na2SO4 ® Quan sát. Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát và rút ra kết luận . Giáo viên: yêu cầu học sinh ghi trạng thái các chất ở phản ứng 1,3,4. Giáo viên: Gọi một học sinh nêu điều kiện để xảy ra phản ứng trao đổi. Giáo viên: Lưu ý : Phản ứng trung hòa cũng thuộc loại phản ứng trao đổi. Hoạt động 4 : Luyện tập - củng cố Giáo viên: Gọi một học sinh nhắc lại nội dung chính của bài. Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm bài tập số 2 (trong phiếu học tập) Bài tập 2 : a. Hãy viết các phương trình phản ứng thực hiện những chuyển đổi hóa học sau : Zn ZnSO4 ZnCl2 Zn(NO3)2 Zn(OH)2 ZnO b) Phân loại các phản ứng. Tiết 15: MỘT MUỐI QUAN TRỌNG A. MỤC TIÊU : 1. Học sinh biết : Tính chất vật lí, tính chất hóa học của một số muối quan trọng như NaCl, KNO3. Trạng thái thiên nhiên, cách khai thác muối NaCl. Những ứng dụng quan trọng của muối natri clorua và kali nitrat. 2. Tiếp tục rèn luyện cách viết phương trình phản ứng và kĩ năng làm bài tập định tính. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH : Giáo viên: Tranh vẽ – Ruộng muối – Một số ứng dụng của NaCl. Phiếu học tập. C. TIẾN HÀNH BÀI GIẢNG : * Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ – chữa bài tập về nhà Giáo viên: Kiểm tra học sinh 1 : “Nêu các tính chất hóa học của muối, viết các phương trình phản ứng minh họa cho các tính chất đó”. Giáo viên: Kiểm tra lí thuyết học sinh 2. Định nghĩa phản ứng traođổi, điều kiện để phản ứng trao đổi thực hiện được”. Giáo viên: Gọi học sinh 3 chữa bài tập 2 (Sgk) - Gọi học sinh 4 chữa bài tập số 4 (Sgk 33) Giáo viên: tổ chức để các học sinh khác nhận xét, sửa sai. Giáo viên: Chấm điểm. * Hoạt động 2 : . Muối Natriclorua (NaCl) Giáo viên: Trong tự nhiên, các em thấy muối ăn (NaCl) có ở đâu ? Giáo viên: Giới thiệu Trong 1m3 nước biển có hòa tài nguyên chừng 27 kg muối natri clorua, 5kg muối magie clorua, 1kg muối canxi sunfat và một số muối khác. Giáo viên: Gọi 1 học sinh đọc lạiphần 1: “Trạng thái tự nhiên – SGK34” Giáo viên: Đưa ra tranh vẽ ruộng muối. Giáo viên: Em hãy trình bày cách khai thác NaCl từ nướcbiển. Giáo viên: Muốn khai thác NaCl từ những mỏ muối có trong lòng đất, người ta làm như thế nào? Giáo viên : Các em quan sát sơ đồ và cho biết những ứng dụng quan trọng của NaCl. Giáo viên: Gọi một học sinh nêu những ứng dụng của sản phẩm sản xuất được từ NaCl như : - NaOH - Cl2. * Hoạt động 3 III. MUỐI KALINTTRAT (KNO3) Giáo viên: Giới thiệu Muối kali nitrat (còn gọi là diêm tiêu) là chất rắn màu trắng. Giáo viên: Cho học sinh quan sát lọ đựng KNO3. Giáo viên: Giới thiệu các tính chất của KNO3. * Hoạt động 4 : Luyện tập – củng cố Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm bài tập 1 ( trong phiếu học tập) Bài tập 1 : Hãy viết các phương trình phản ứng thực hiện những chuyểnđổi hóa học sau : Cu CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu 6 Cu(NO3)2 Giáo viên: Lưu ý học sinh chọn chất tham gia phản ứng sao cho phản ứng có thể thực hiện được. Giáo viên: Gọi học sinh nhận xét Giáo viên: Giới thiệu đề bài tập 2 ( trong phiếu học tập) Bài tập 2 : Trộn 75 gam dung dịch KOH 5.6% với 50gam dung dịch MgCl2 9,5%. Tính khối lượng kết tủa thu được. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng Giáo viên: Gọi một học sinh nêu phương hướng giải bài tập và viết các công thức được sử dụng trong bài . Giáo viên: Yêu cầu hslàm bài tập vào ov73. Giáo viên: Gọi 1 học sinh lên chữa bài tập (hoặc gọi học sinh làm từng phần của bài tập). Giáo viên: Có thể gọi học sinh sửa những chỗ sai (nếu có) Giáo viên: Chấm điểm phần bài làm của học sinh. * Hoạt động 5 : Bài tập về nhà 1,2,3,4,5 (SGK 36). Phụ lục : Phiếu học tập Bài tập 1 : Hãy viết các phương trình phản ứng thực hiện những chuyểnđổi hóa học sau : Cu CuSO4 CuCl2 Cu(OH)2 CuO Cu 6 Cu(NO3)2 Bài tập 2 : Trộn 75 gam dung dịch KOH 5,6% với 50 gam dung dịch MgCl2 9,5%. a. Tính khối lượng kết tủa thu được. b. Tính nồng độ phần trăm dung dịch thu được sau phản ứng. Tiết 16 : PHÂN BÓN HÓA HỌC A. MỤC TIÊU Học sinh biết : Phân bón hóa học là gì ? Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với cây trồng. Biết công thức của một số loại phân bón hóa học thường dùng và hiểu một số tính chất của các loại phân bón đó . Rèn luyện khả năng phân biệt các mẫu phân đạm, phân kali, phân lân dựa vào tính chất hóa học. Củng cố kĩ năng làm bài tập tính theo công thức hóa học. B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH Giáo viên: * Chuẩn bị các mẫu phân bón hóa học. * Phiếu học tập. C. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG : Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ – chữa bài tập về nhà Giáo viên: Kiểm tra lí thuyết học sinh 1 : “Trạng thái tự nhiên, cách khai thác và ứng dụng của muối nitrat clorua (NaCl)” Giáo viên: Gọi học sinh 2 chữa bài tập 4 (SGK 36) * Hoạt động 2 : I. Những nhu cầu của cây trồng Giáo viên: Giới thiệu thành phần của thực vật: “ Nước chiếm tỉ lệ rất lớn trong thực vật (khoảng 905). Trong thành phần các chất khô còn lại (10%) có đến 99% là những nguyên tố C, H, O, N, K, Ca,P, Mg, S còn lại 1% là những nguyên tố vi lượng như B(bo), Cu, Zn. Fe, Mầm non”. Giáo viên: gọi học sinh đọc SGK. * Hoạt động 3 : II. Những phân bón hóa học thường dùng Giáo viên: Giới thiệu Phân bón hóa học có thể dùng ở dạng đơn và dạng kép. Giáo viên: Thuyết trình Giáo viên: Gọi một gọi học sinh đọc phần : “Em có biết” Hoạt động 4 Luyện tập củng cố Giáo viên: Giới thiệu đề bài tập 1 ( trong phiếu học tập). Bài tập 1 : Tính thành phần phần trăm về khối lượng các nguyên tố có trong đạm ure (CO(NH2)2). Giáo viên: Yêu cầu một học sinh xác định dạng bài tập và nêu các bước chính để làm bài tập. Giáo viên: Cho học sinh cá 3 lớp làm bài tập 1 vào vở (gọi học sinh làm trên bảng) Giáo viên: Gọi học sinh khác nhận xét, sửa sai (nếu có). Giáo viên: Yêu cầu học sinh làm bài tập 2 trong phiếu học tập. Bài tập 2 : Một loại phân đạm có tỉ lệ về khối lượng của các nguyên tố như sau : %N = 35%, %O = 60%. Còn lại là hidro. Xác định công thức hóa học của loại phân đạm trên. Giáo viên: Gọi một Học sinh nêu phương hướng giải, sau đ1 yêu cầu học sinh cả lớp làm bài tập vào vở.

File đính kèm:

  • docTiet 34.doc