Mục tiêu :
Biết cách lập công thức hoá học và xác định được 1 công thức hoá học đúng hay sai khi biết hoá trị của 2 nguyên tố hay nhóm nguyên tử
B. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 4’
Kiểm tra bài cũ :
- Hoá trị là gì ? Phát biểu qui tắc hoá trị ?
- Tính hoá trị của P trong P2O5 ?
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1257 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 14 bài 10 hoá trị ( tiếp) tuần 7, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 14 Bài 10 HOÁ TRỊ ( tt )
Tuần 7
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
Biết cách lập công thức hoá học và xác định được 1 công thức hoá học đúng hay sai khi biết hoá trị của 2 nguyên tố hay nhóm nguyên tử
B. Tiến trình bài giảng :
1. Mở bài : 4’
Kiểm tra bài cũ :
- Hoá trị là gì ? Phát biểu qui tắc hoá trị ?
- Tính hoá trị của P trong P2O5 ?
Giới thiệu :
Khi biết được hoá trị của 2 nguyên tố ( hoặc nhóm nguyên tử ) ta sẽ lập được công thức hoá học của chất. Vậy các bước lập công thức hoá học như thế nào ? ta cùng xét phần 2b .
2. Phát triển bài : 30’
Tg
Nội dung
Hoạt động GV
Hoạt động HS
30’
b. Lập công thức hoá học của hợp chất theo hoá trị :
Các bước lập công thức :
+ Viết công thức tổng quát
AxBy
+ Theo qui tắc hoá trị ta có :
x.a = y.b ( a, b là hoá trị của A và B )
+ Chuyển thành tỉ lệ :
= =
+ chọn x = b ( hay b’ )
Y = a ( hay a’ )
( Nếu a’ , b’ là số nguyên đơn giản hơn a và b )
Ví dụ :
Lập công thức hoá học giữa lưu huỳnh có hoá trị VI và oxi
- Viết công thức dạng chung : SxOy
- Theo qui tắc : x.VI = y.II
- Chuyển thành tỉ lệ :
= =
- Chọn : x = 1 , y = 3
- Công thức : SO3
Ví dụ 2 :
Lập công thức hoá học của hợp chất tạo bởi nhôm có hóa trị III và nhóm SO4 có hoá trị II
- Viết công thức dạng chung :Alx(SO4)y
- Theo qui tắc : x.III = y.II
- chuyển thành tỉ lệ : =
- Chọn x =2 , y =3
- Công thức : Al2(SO4)3
- Khi biết được hoá trị của 2 nguyên tố ta dễ dàng lập được công thức hoá học .
- Giới thiệu các bước
- Hãy vận dụng các bước lập công thức hoá học trên để lập công thức hoá học giữa lưu huỳnh ( VI ) và oxi
- Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày
- Nhận xét, đánh giá
- Yêu cầu học sinh lập tiếp công thức của hợp chất giữa nhôm (III) và nhóm SO4 (II)
- Gọi 1 học sinh lên bảng trình bày
- Nhận xét sửa chữa
- Học sinh ghi nhớ các bước để lập công thức
- Cả lớp cùng lập công thức
- Cả lớp cùng theo dõi, bổ sung
- Cả lớp cùng lập công thức
- Cả lớp cùng trao đổi, bổ sung
3. Củng cố : 5’
Hãy chọn công thức phù hợp với hoá trị IV của nitơ trong các công thức cho dưới đây : NO , N2O3 , N2O , NO2
4. Kiểm tra, đánh giá : 5’
Xem lại bảng 1 và 2 trang 42 và 43 . chọn công thức đúng trong các công thức sau : BaPO4 , Ba3PO4 , Ba3(PO4)2
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập về nhà : Bài 5 SGK
- Đọc bài đọc thêm
File đính kèm:
- Tiết 14 Bài 10 HOÁ TRỊ ( tt ).doc