Bài giảng Tiết 17 bài 12 sự biến đổi chất tuần 9

Học sinh phân biệt được :

- Hiện tượng vật lí là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu

- Hiện tượng hoá học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1609 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 17 bài 12 sự biến đổi chất tuần 9, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 17 Bài 12 SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT Tuần 9 - Ngày soạn : - Ngày dạy : - Dạy lớp : A. Mục tiêu : Học sinh phân biệt được : - Hiện tượng vật lí là hiện tượng xảy ra khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên là chất ban đầu - Hiện tượng hoá học là hiện tượng xảy ra khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác B. Đồ dùng dạy học : - Dụng cụ : 1 giá ống nghiệm, 4 ống nghiệm, 1 muỗng thuỷ tinh, 1 thanh nam châm, 1 đèn cồn . - Hoá chất : 1 lọ mạt sắt, 1 lọ lưu huỳnh, 1 ít đường cát trắng, 1 cốc nước . C. Tiến trình bài giảng : 1. Mở bài : 1’ Trong chương I ta đã nghiên cứu về chất. Vậy chất có biến đổi hay không ? Thuộc loại hiện tượng nào ? Ta cùng xét bài 12 2. Phát triển bài : 36’ Tg Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS 16’ 20’ I. Hiện tượng vật lí : Khi chất biến đổi mà vẫn giữ nguyên chất ban đầu. Ta nói đó là hiện tượng vật lí II. Hiện tượng hoá học : 1 Thí nghiệm 1 : Trộn Fe và S đốt trên ngọn lửa đèn cồn. Ta được chất rắn màu xám. Đó là sắt (II) sunfua 2. Thí nghiệm 2 : Cho 1 ít đường cát trắng vào đáy ống nghiệm. Đun trên ngọn lửa đèn cồn. Đường phân huỷ thành than và hơi nước Khi có sự biến đổi từ chất này thành chất khác. Ta nói đó là hiện tượng hoá học -Hướng dẫn học sinh quan sát H2.1 . Hỏi : + Nước từ trạng thái rắn chuyển sang trạng thái lỏng, khí và ngược lại. Vậy nước có bị thay đổi tính chất nào hay không ? Có tạo thành chất mới nào hay không ? + Khi hoà tan muối ăn vào nước. Ta được dung dịch trong suốt, vị mặn. Đun sôi dung dịch, nước bay hơi muối xuất hiện trở lại. Vậy muối có bị thay đổi tính chất không ? - 2 hiện tượng trên là hiện tượng vật lí. Vậy thế nào là hiện tượng vật lí ? - Hướng dẫn học sinh tiến hành 2 thí nghiệm : + Trộn Fe và S theo tỉ lệ : . Khối lượng : 7 : 4 . Thể tích : 3 : 1 Và tiến hành theo sách giáo khoa + Thí nghiệm 2 : Cho khoảng 1 thìa thuỷ tinh đường cát trắng vào ống nghiệm và tiến hành theo sách giáo khoa . Hỏi : Trong các quá trình trên Fe, S đường có bị thay đổi tính chất hay không ? ( có biến đổi thành chất khác không ? ) - 2 hiện tượng trên thuộc loại hiện tượng hoá học. Vậy thế nào là hiện tượng hoá học ? - Quan sát H2.1 - Xác định : Nước chỉ thay đổi trạng thái nhưng vẫn giữ nguyên chất ban đầu - Muối vẫn giữ nguyên là muối ban đầu - Học sinh kết luận - Chú ý các thao tác và tiến hành thí nghiệm - Học sinh xác định : + Thí nghiệm 1 : Fe và S biến đổi thành FeS + Thí nghiệm 2 : Đường biến đổi thành than và hơi nước - Cả lớp cùng trao đổi 3. Củng cố : 3’ Thế nào là hiện tượng vật lí ? Cho ví dụ . Thế nào là hiện tượng hóa học ? Cho ví dụ . 4. Kiểm tra, đánh giá : 3’ Trong lò nung đá vôi dần chuyển thành vôi sống và khí cacbonic. Đây là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học ? 5. Dặn dò : 2’ - Bài tập về nhà : 2,3 SGK - Chuẩn bị trước bài 13 9 Xem lại khái niệm : Phân tử, nguyên tử, xem trước sơ đồ diễn biến của phản ứng hoá học

File đính kèm:

  • docTiết 17 Bài 12 SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT.doc
Giáo án liên quan