Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 21, Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng - Nguyễn Đình Yên

I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải:

1. Kiến thức :

-Hiểu được: trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm.

(Chú ý: các chất tác dụng với nhau theo một tỉ lệ nhất định về khối lượng)

2. Kỹ năng:

- Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa họ

- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể

- Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại

3. Thái độ:

- Học sinh hiểu rõ ý nghĩa định luật với đời sống và sản xuất

- Bước đầu thấy được vật chất tồn tại vĩnh viễn, góp phần hình thành thế giới quan duy vật, chống mê tín dị đoan.

4. Trọng tâm:

- Nội dung định luật bảo toàn khối lượng

- Vận dụng định luật trong tính toán.

 

doc3 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/07/2022 | Lượt xem: 249 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Tiết 21, Bài 15: Định luật bảo toàn khối lượng - Nguyễn Đình Yên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11 Ngày soạn : 03/11/2012. Tiết 21 Ngày giảng : 05/11/2012. Bài 15: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG I. MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh phải: 1. Kiến thức : -Hiểu được: trong một phản ứng hóa học, tổng khối lượng của các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm. (Chú ý: các chất tác dụng với nhau theo một tỉ lệ nhất định về khối lượng) 2. Kỹ năng: - Quan sát thí nghiệm cụ thể, nhận xét, rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng các chất trong phản ứng hóa họ - Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể - Tính được khối lượng của một chất trong phản ứng khi biết khối lượng của các chất còn lại 3. Thái độ: - Học sinh hiểu rõ ý nghĩa định luật với đời sống và sản xuất - Bước đầu thấy được vật chất tồn tại vĩnh viễn, góp phần hình thành thế giới quan duy vật, chống mê tín dị đoan. 4. Trọng tâm: - Nội dung định luật bảo toàn khối lượng - Vận dụng định luật trong tính toán. II. CHUẨN BỊ: 1. Đồ dùng dạy học a. Giáo viên: Các hoạt động ĐDDH Hoạt động 1 Dụng cụ: 6 Cân, 6 cốc thủy tinh , 12 ống nghiệm Hóa chất: dung dịch BaCl2 , dung dịch Na2SO4 Hoạt động 3 , củng cố Bảng phụ b. Học sinh: : Nghiên cứu sách giáo khoa. 2. Các phương pháp dạy học chủ yếu : - Thí nghiệm , đàm thoại , diễn giảng , thảo luận nhóm . III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định (1’) : trật tự , sĩ số 2.Kiểm tra bài cũ: 3.Vào bài mới (35’) Ta đã biết trong phản ứng hóa học chỉ có sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử , còn số lượng các nguyên tử vẫn giữ nguyên . Vậy khối lượng của các chất có được bảo toàn không? Bài học hôm nay sẽ trả lời câu hỏi này . Hoạt động của Giáo Viên Hoạt động của Học Sinh Nội dung ghi bảng Hoạt động1 : Thí nghiệm (8’) - Gv hướng dẫn hs làm thí nghiệm: Cân 2 cốc thủy tinh chứa dung dịch Bariclorua và Natrisunfat. Sau đó đổ dung dịch bariclorua vào Natri sunfat. -Gv : hướng dẫn HS quan sát , nhận xét dấu hiệu nhận biết có phản ứng xảy ra và chỉ học sinh thấy rõ: khối lượng ban đầu ( khi chưa đổ hai cốc vào nhau) bằng với khối lượng sau phản ứng (sau khi đổ hai cốc vào nhau) - HS làm thí nghiệm theo nhóm -HS : nhận xét hiện tượng : có chất rắn màu trắng . Khối lượng các chất vẫn không thay đổi sau phản ứng . 1.Thí nghiệm . (Sgk ) Natri sunfat + Bari clorua g Bari sunfat + Natri clorua m+ mBaCl = mBáSO + mNaCl Hoạt động 2: Định luật (12’) -GV : Qua kết quả thí nghiệm trên các em rút ra kết luận gì ? - Gv giới thiệu: Hai nhà khoa học Lavoađiê người Pháp (1785) và Lô Mô Nô Xốp người Nga (1748 ) , đã tiến hành thí nghiệm độc lập và cân đo chính xác từ đó phát hiện ra định luật bảo toàn khôí lượng. -Gv : dựa vào diễn biến của phản ứng hoá học , hãy giải thích tại sao khối lượng các chất trước và sau phản ứng lại không thay đổi ? - GV bổ sung hoàn chỉnh . -HS : tổng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm. - HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi :Vì trong phản ứng hóa học, chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, số nguyên tử không thay đổi g khối lượng của mỗi nguyên tử được bảo toàn nên tổng khối lượng được bảo toàn 2.Định luật : a.Nội dung Trong một phản ứng hóa học , tổng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm. b.Giải thích : trong phản ứng hóa học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử ;còn số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn. Hoạt động 3: Vận dụng định luật trong tính toán ( 15’) -Gv:Nếu ta có pư : A + B g C + D ; dựa vào định luật ta có thể viết công thức khối lượng thế nào ? -Gv: yêu cầu hs viết công thức về khối lượng của phản ứng trong thí nghiệm 1. -GV : nếu trong phản ứng trên , nếu ta biết khối lượng của Bariclorua , Natrisunfat và Natri clorua ta có tính được khối lượng của Barisunfat không ? Lập tính? -Gv: như vậy trong phản ứng hoá học có tất cả n chất, nếu biết khối lượng của ( n – 1 ) chất thì tính được khối lượng chất còn lại. -Gv gọi 1 học sinh lên bảng giải bài tập. - HS viết công thức khối lượng: mA + mB = mC + mD - Hs :Viết công thức khối lượng :mBaCl+ m= mBáSO+ mNaCl - HS thực hiện : mBáSO= mBaCl + m - mNaCl 3.Áp dụng * Giả sử có phản ứng : A + B g C + D Theo ĐLBTKL ta có công thức về khối lượng sau : mA + mB = mC + mD g mC = mA + mB - mD *Ví dụ : cho biết khối lượng của Natrisunfat là 14,2 g ; khối lượng của Barisunfat là 23,3 g và khối lượng của Natri clorua là 11,7g .Hãy tính khối lượng Bari clorua đã dùng? Giải mBaCl= mBáSO + mNaCl - m = 23,3 + 11,7 – 14.2 = 20.8g 4. Củng cố: (7’) HS làm bài tập theo nhóm ( bảng phụ) : * Bài 1: Đốt cháy hoàn toàn 92g kim loại natri trong không khí, thu được 124 g hợp chất natrioxit . Viết pt chữ của phản ứng . Tính khối lượng khí oxi cần dùng cho phản ứng . * Bài 2: Hòa tan 560g vôi sống vào nước, thu được 740 g canxi hidroxit. Tính khối lượng nước đã dùng cho phản ứng. * Bài 3: Nung 100Kg đá vôi (có thành phần chủ yếu là CaCO3) ở nhiệt độ cao, thu được 560 kg vôi sống và khí cacbonic. Tính khối lượng khí cacbonic thu được. - Gv gọi 3 học sinh lên bảng giải bài tập. - Gv nhận xét, chấm điểm. 5. Nhận xét – Dặn dò (1’): - Làm BT 1,2,3 /60 SGK - Xem lại CTHH của chất . Học thuộcKHHH và Hoá trị của nguyên tố và nhóm nguyên tử . - Chuẩn bị bài mới : các bước lập PTHH . IV. Nhận xét - Rút kinh nghiệm:

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_tiet_21_bai_15_dinh_luat_bao_toan_khoi.doc
Giáo án liên quan