1) Kiến thức:
- HS nắm lại các khái niệm:
+ Phản ứng hoá họ, bản chất của PỨHH, Các điều kiện PỨHH xảy ra.
- HS biết được:
+ Dấu hiệu của 1 PỨHH xảy ra ( có sự thay đổi về màu sắc, trạng thái, nhiệt, ánh sáng )
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1450 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 19 Chương: Phản ứng hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trêng §HSP Hµ néi 2
Phßng ®µo t¹o
Gi¸o ¸n
Tªn bµi: Ph¶n øng ho¸ häc (T)
TiÕt 19 Ch¬ng: Ph¶n øng ho¸ häc
Tªn gi¸o sinh: NguyƠn ThÕ L©m Líp: Ho¸ K5
Tªn gi¸o viªn híng dÉn: NguyƠn ThÞ BÝch Ngäc
Ngµy th¸ng n¨m 2008
A/ Mục tiêu :
1) Kiến thức:
HS nắm lại các khái niệm:
+ Phản ứng hoá họ, bản chất của PỨHH, Các điều kiện PỨHH xảy ra.
- HS biết được:
+ Dấu hiệu của 1 PỨHH xảy ra ( có sự thay đổi về màu sắc, trạng thái, nhiệt, ánh sáng … )
2) Kỹ năng:
HS biết nhận ra dấu hiệu của PỨHH dựa vào hiện tượng quan sát được ( Sự thay đổi màu sắc, ánh sáng, nhiệt độ . . )
Giải được các bài toán sau bài trong SGK
3) Thái độ:
B / Phương pháp : Đàm thoại, thuyết trình, hoạt động nhóm.
C/ Phương tiện dạy học :
a) GV : Một số hoá chất và dụng cụ sau : Kẽm viên, dd HCl loãng, dd BaCl2, dd H2SO4 ống nghiệm, kẹp. . . CB Bảng phụ vẽ sơ đồ PỨ giữa H2 và O2 ở cấp độ phân tử
b) HS : CB trước nội dung theo SGK.
D/ Tiến hành bài giảng :
I/ Ổn định tổ chức lớp 1phút
II/ Kiểm tra bài củ : (5phút)
Câu 1: Thế nào là phản ứng hóa học ? chất lấy vào phản ứng và chất tạo thành sau phản ứng ta gọi là gì ?
Câu 2 : Bản chất của phản ứng hóa học ? Điều kiện nào để phản ứng hóa học xảy ra ?
III/ Bài Mới
1. Mở bài :
- Tiết rồi chúng ta đã biết bản chất của quá trình biến đổi chất, điều kiện của 1 PỨHH xảy ra tiết này chúng ta sẽ thử tìm hiễu xem thế nào để nhận biết các PỨHH có xảy ra hay không chúng ta tiếp tục nghiên cứu bài 13 PỨHH tt
2/ Phát triển bài :
TG
Hoạt động GV
Hoạt động HS
Nội dung
15’
10’
GV tiến hành làm thí nghiệm biểu diễn cho HS quan sát
Thí nghiệm Kẽm viên tác dụng với dd HCl
Thí nghiệm BaCl2 tác dụng với dd H2SO4.
GV đặt câu hỏi :
Qua 2 thí nghiệm các em cho biết đã quan sát được gì ?
Vậy dấu hiệu nào cho biết có PỨHH xảy ra ?
GV gọi HS khác nhận xét
GV nhận xét các câu trả lời và kết luận
Hoạt động 3 :
- GV giới thiệu cho HS một số PỨ, Đốt than, TN1, TN2 bài 12 và một số thí nghiêm khác trong các hiện tượng tự nhiên để giúp HS nhận ra cách làm cho PỨ xãy ra ( 3 cách giới thiệu trong bài). GV có thể liên hệ đến khái niệm chất xúc tác trong một số hiện tượng HH
- GV tiến hành thí nghiệm kẽm tác dụng với dd HCl cho HS quan sát và hỏi.
+ Khi chưa cho viên Kẽm vào dd HCl có hiện tượng gì không
+ Khi nào thì PỨ mới xãy ra.
-GV nhận xét, bổ sung và tổng kết kiến thức cho ghi bài
HS quan sát thí nghiệm biểu diễn của GV và ghi nhận các hiện tượng.
- HS trả lời các câu hỏi của GV
Có sủi bọt trên bề mặt viên kẽm.
Có xuất hiện một chất màu trắng trong dd không tan.
Có sự thay đổi màu, mùi, vị hay trạng thái tồn tại.
Có toả nhiệt, bay hơi và phát sáng
HS khác phát biểu và bổ sung
- HS tham gia phát biểu về các phản ứng trong tự nhiên dưới sự tổ chức , gợi ý của GV.
- Đọc SGK và rút ra các điều kiện giúp PỨHH xãy ra:
+ Các chất tham gia tiếp xúc với nhau.
+ Có trường hợp cần đun nóng.
+ Có trường hợp cần xúc tác.
- HS quan sát thí nghiệm và trả lời:
+ Khi chưa cho viên Kẽm vào dd HCl không có hiện tượng gì xãy ra.
+ PỨ xãy ra khi cho viên Kẽm vào tiếp xúc với dd HCl
IV. Làm thế nào để biết PỨHH có xảy ra hay không ?
Để biết phản ứng hoá học có xảy ra không ta dựa vào dấu hiệu có sinh ra chất mới, cụ thể là:
Có sự thay đổi màu sắc, mùi vị hay trạng thái tồn tại.
Có toả nhiệt, bay hơi và phát sáng
III. Khi nào PỨHH xãy ra
- Phản ứng hoá học xãy ra được khi cho các chất tham gia tiếp xúc với nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần xúc tác.
III/ Củng cố : 10’
Cho HS khái quát lại kiến thức trọng tâm của bài ( 4 vấn đề trong bài )
Tiến hành cho HS giải các bài tập 2, 3, 4, 5, 6 SGK
IV/ Kiểm tra , đánh giá : 10’
GV cho một số hiện tượng hoá học cho HS lên bảng biểu diễn thành PỨHH bằng chữ, xác định chất tham gia và sản phẩm
Nhận xét tiết học của học sinh
V/ Hướng dẫn về nhà:
- Học bài , làm bài tập 5, 6 SGK và bài 13.3 đến 13.7 SBT vào vở bài tập. Chuẩn bị bài thực hành số 3
VI / Rút Kinh Nghiệm
.
.
File đính kèm:
- Giao an cho DH Hoa K5 BN.doc