Bài giảng Tiết 19: Luyện tập (tiếp theo)

I) MỤC TIÊU :

1. Kiến thức: Ôn tập cho học sinh các kiến thức:

+ Khái niệm phương trình, nghiệm của phương trình, hai phương trình tương đương.

+ Các phép biến đổi tương đương.

2.Kỹ năng:

+ Biết nêu điều kiện xác định của phương trình (không cần giải các điều kiện).

+ Biết biến đổi tương đương phương trình.

3.Thái độ:

 

doc2 trang | Chia sẻ: thumai89 | Lượt xem: 918 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 19: Luyện tập (tiếp theo), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 15/10/2011 Ngày dạy: 19/10 21/10 25/10 27/10 Lớp: 10B2 10B1 10B4 10B3 Tiết: 19 LUYỆN TẬP Số tiết: 01 I) MỤC TIÊU : 1. Kiến thức: Ôn tập cho học sinh các kiến thức: + Khái niệm phương trình, nghiệm của phương trình, hai phương trình tương đương. + Các phép biến đổi tương đương. 2.Kỹ năng: + Biết nêu điều kiện xác định của phương trình (không cần giải các điều kiện). + Biết biến đổi tương đương phương trình. 3.Thái độ: + Góp phần bồi dưỡng tư duy logic và năng lực tìm tòi sáng tạo + Rèn luyện tính cẩn thận, tính chính xác. II) CHUẨN BỊ: 1. Giáo Viên : Giáo án, SGK, bảng phụ. 2. Học Sinh : Kiến thức đã được học về phương trình. III) PHƯƠNG PHÁP: Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trong phát hiện, chiếm lĩnh tri thức, trong đó PP chính được sử dụng là: nêu vấn đề, đàm thoại, gợi mở vấn đáp và giải quyết vấn đề. IV) TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: Ổn định lớp. Kiểm tra bài cũ: HS1: Nêu khái niệm hai phương trình tương đương. HS2: Nêu định lý về các phép biến đổi tương đương. HS3: Nêu khái niệm về phương trình hệ quả. HS4: xét xem phương trình sau có tương đương hay không? (x-2).(x-1).(x2+1) = 0 và (2x-4). (-2x-1)=0 Bài mới: Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng- Trình chiếu. GV: Cho học sinh hoạt động nhóm bài 3 và 4. Hướng dẫn của giáo viên. - Tìm điều kiện của mỗi phương trình? - Sau khi giải phương trình xong, so sánh nghiệm của phương trình. - Nếu một phương trình không có giá trị x nào thỏa mãn điều kiện thì ta kết luận phương trình đó vô nghiệm. HS: Nghe hiểu và thực hiện nhiệm vụ. GV: Trình bày kết quả. Chỉnh sửa và hoàn thiện. Đưa ra kết luận. Bài tập 3 /T57 SGK: a. Điều kiện phương trình: 3 – x 0 x 3 pt x = 1 So sánh điều kiện thì x= 1 là nghiệm phương trình. b. Điều kiện phương trình: x=2 Thay 2 vào phương trình thì x = 2 là nghiệm. c. Điều kiện phương trình: x – 1 > 0 x > 1 pt x2 = 9 x = 3 hoặc x = -3 So sánh điều kiện thì x = 3 là nghiệm phương trình. d. Điều kiện phương trình: (Vô lý) Vậy phương trình vô nghiệm Bài tập 4/T 57 SGK: a. Điều kiện phương trình: x + 3 > 0 x > - 3 pt x2 + x + 3x + 3 + 2 = x + 5 x2 + 3x = 0 x = 0 hoặc x = - 3 So sánh điều kiện thì x = 0 là nghiệm phương trình. b, c, d giải tương tự 4. Củng cố toàn bài: - Nhắc nhở lỗi sai sót của HS 5. Dặn dò: - Làm các bt còn lại 6. Phụ lục:

File đính kèm:

  • doctiet 19 - luyen tap.doc