A/ MỤC TIÊU:
- Biết được các điều kiện để có phản ứng hoá học.
- Học sinh biết được các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hoá học có xảy ra không?
- Tiếp tục củng cố cách viết phương trình khử, khả năng phân biệt HTVL và HTHH và cách dùng các khái niệm hoá học.
69 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1921 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 19: phản ứng hoá học (tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 19: PHẢN ỨNG HOÁ HỌC (t.t)
A/ MỤC TIÊU:
- Biết được các điều kiện để có phản ứng hoá học.
- Học sinh biết được các dấu hiệu để nhận ra một phản ứng hoá học có xảy ra không?
- Tiếp tục củng cố cách viết phương trình khử, khả năng phân biệt HTVL và HTHH và cách dùng các khái niệm hoá học.
B- CHUẨN BỊ:
- GV chuẩn bị hoá chất: Zn (Al), dd HCl, Pđỏ, dd Na2SO4, BaCl2, CuSO4.
- Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn…
C- TIẾN TRÌNH:
A- Kiểm tra:
- Nêu định nghĩa phản ứng hoá học. Giải thích các khái niệm: chất tham gia, sản phẩm.
- Kim loại sắt tác dụng với dd axit sunfuric sinh ra khí hiđrô và sắt (II) sunfat. Hãy cho biết chất nào là chất phản ứng? Chất sản phẩm? Viết phương trình chữ của phản ứng?
B- Vào bài:
Tiết học trước, chúng ta đã biết quá trình biến đổi từ chất này thành chất khác gọi làphản ứng hoá học, nhưng khi nào có phản ứng hoá học xảy ra và làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? Bài học hôm nay giúp chúng ta giải quyết vấn đề.
C- Phát triển bài:
Hoạt động 1
III/ Khi nào có phản ứng hoá học xảy ra?
- GV hướng dẫn các nhóm học sinh làm thí nghiệm cho một mảnh kẽm vào dd HCl.
à Quan sát.
à Qua thí nghiệm trên, các em thấy muốn có phản ứng hoá học xảy ra, nhất thiết phải có điều kiện gì? (Bề mặt tiếp xúc càng lớn thì phản ứng xảy ra dễ dàng và nhanh hơn).
- Nếu (để đường trong) trộn bột Fe và bột S và để trong kk, có phản ứng hoá học xảy ra không? (không) phản ứng cần có đk gì? (to).
à Muốn có phản ứng hoá học xảy ra, còn có điều kiện gì nữa? (to). Dấu hiệu nào chứng tỏ có phản ứng hoá học xảy ra? (có chất mới sinh ra, có sự thay đổi màu sắc).
- GV yêu cầu học sinh liên hệ đến quá trình chuyển hoá từ rượu thành giấm (axitaxêtic) phản ứng cần có điều kiện gì? (men giấm là chất xúc tác).
+ Thế nào là chất xúc tác?
- Qua các TN trên cho biết khi nào thì phản ứng hoá học xảy ra?
Phản ứng hoá học xảy ra khi các chất phản ứng được tiếp xúc nhau, có trường hợp cần đun nóng, có trường hợp cần chất xúc tác.
Vd: Phản ứng nung nóng đường.
- Phản ứng chuyển hoá rượu thành giấm.
Hoạt động 2
IV/ Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
- Gv yêu cầu học sinh quan sát các chất trước thí nghiệm.
- GV hướng dẫn học sinh làm TN:
1/ Cho 1 giọt dd BaCl2 vào dd Na2SO4.
2/ Cho dây Fe vào dd CuSO4 yêu cầu học sinh quan sát và rút ra nhận xét.
TN2: Trên dây Fe có 1 lớp màu đỏ (Cu) bám vào.
à Qua các TN vừa làm và thí nghiệm kẽm tác dụng với dd HCl. Các em hãy cho biết: Làm thế nào để nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra? (dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện có tính chất hác với chất phản ứng).
Dựa vào dấu hiệu có chất mới xuất hiện, có tính chất khác với chất phản ứng (những tính chất khác mà ta dễ nhận biết là: màu sắc, trạng thái…)
- Dựa vào dấu hiệu nào để biết có chất mới xuất hiện? (sự thay đổi màu sắc, trạng thái, tạo ra chất không tan, tạo ra chất khí).
Ngoài ra sự toả nhiệt, phát sáng cũng là dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra (vd: than cháy, nến cháy, ga cháy…)
D- Kiểm tra đánh giá:
1. Khi nào phản ứng hoá học xảy ra?
2. Làm thế nào nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
3. Luyện tập: Nhỏ 1 vài giọt axit clohidric vào 1 cục đá vôi (có thành phần chính là canxi cacbonat) ta thấy có bọt khí sủi lên.
a- Dấu hiệu nào cho thấy có phản ứng hoá học xảy ra?
b- Viết phản ứng chữ của phản ứng? Biết sản phẩm là Canxiclorua, nước và Cacbon điôxit.
Đáp án:
a. Có bọt khí sủi lên (chứng tỏ có chất mới được tạo thành ở trạng thái khí).
b. Canxicacbonat + AxitclohiđricàCanxinclorua+ Nước + Cacbonđiôxit.
E- Hướng dẫn học ở nhà:
- Dặn học sinh chuẩn bị tiết thực hành.
- BT về nhà: 5, 6 sgk/51.
===***===
Tiết 20: BÀI THỰC HÀNH 3
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HOÁ HỌC
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh phân biệt được hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học.
- Nhận biết được dấu hiệu có phản ứng hoá học xảy ra.
- Tiếp tục rèn cho học sinh kĩ năng sử dụng dụng cụ hoá chất trong phòng TN.
II/ CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ: giá TN, ống thủy tinh, ống hút, ống nghiệm (có đánh số thứ tự 1, 2, 3, 4, 5) ống 1, 3 đựng nước, ống 4, 5 đựng nước vôi trong, kẹp gỗ, đèn cồn.
Hoá chất: dd NaCO3, ddCa(OH)2, thuốc tím.
III/ TIẾN TRÌNH:
A- Kiểm tra: trong lúc thực hành.
B- Thực hành:
- Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hoá học?
- Dấu hiệu để biết có phản ứng hoá học xảy ra?
B- Tiến hành TN:
* Hoạt động 1: - GV kiểm tra tình hình chuẩn bị dụng cụ hoá chất.
- GV nêu mục tiêu của bài thực hành và các bước tiến hành. Học sinh nghe và thực hiện.
1. Thí nghiệm 1: Hoà tan và đu nóng Lalipemarga……… (thuốc tím).
Với lượng thuôc tím có sẵn của mỗi nhóm chia làm 2 phần:
+ Phần 1: Cho vào nước đựng trong ống nghiệm (1) lắc cho tan.
+ Phần 2: bỏ vào ống nghiệm (2), dùng kẹp gỗ kẹp vào 1/3 ống nghiệm và đun nóng. Đưa que đóm đỏ vào. Đưa tàn đốm đỏ vào đầu ống dẫn, nếu thấy que đóm bùng cháy thì tiếp tục đun cho đến khi que đóm không bùng cháy thì ngừng đun, để nguội ống nghiệm. Tại sao tàn đóm đỏ bùng cháy? (do có ôxi). Hiện tượng tàn đóm đỏ không bùng cháy nói lên điều gì? (đã hết oxi). Đổ nước vào ống nghiệm 2, lắc kỹ. Quan sát xem có hiện tượng gì?
* Câu hỏi: Trong thí nghiệm trên, có mấy quá trình biến đổi xảy ra? Những quá trình biến đổi đó là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học? Giải thích và viết phương trình chữ cho các hiện tượng hoá học.
- Học sinh ghi vào bản tường trình câu trả lời.
* Hoạt động 2: GV hướng dẫn học sinh làm TN2
- Dùng ống hút thổi lần lượt vào ống (3) đựng nước và ống (4) đựng nước vôi trong.
- Quan sát hiện tượng và cho biết trong ống nghiệm (3), (4) trường hợp nào có phản ứng hoá học xảy ra? Giải thích.
* Hoạt động 3: GV hướng dẫn cho học sinh làm TN3
- Dùng ống nhỏ giọt nhỏ 5, 10 giọt dd Na2CO3 vào ống (3) và ống (5) đựng dd Ca(OH)2.
- Quan sát và cho biết có phản ứng hoá học xảy ra ở ống nào? Dấu hiệu của phản ứng?
- Yêu cầu học sinh ghi phương trình chữ của các phản ứng trên?
C- Tường trình:
Học sinh rửa dụng cụ, dọn vệ sinh, hoàn thành phiếu thực hành và nộp cho giáo viên.
===***===
Tiết 21: ĐỊNH LUẬT BẢO TOÀN KHỐI LƯỢNG
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được định luật, biết giải thích dựa vào sự bảo toàn về khối lượng của nguyên tử trong phản ứng hoá học.
- Học sinh vận dụng được định luật, tính được khối lượng của một chất khi biết khối lượng của các chất khác trong phản ứng.
- Tiếp tục rèn kĩ năng viết pt chữ cho học sinh.
II/ CHUẨN BỊ:
- Dụng cụ và hoá chất: cân, 2 cốc thủy tinh, dd BaCl2, dd Na2SO4.
- Tranh vẽ: sơ đồ tượng trưng cho phản ứng hoá học giữa O2 và H2, bảng phụ.
III/ HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS:
A- Vào bài: Trong phản ứng hoá học, tổng khối lượng các chất có được bảo toàn không? Bài học sẽ trả lời câu hỏi này.
B- Tiến trình:
Hoạt động 1
I/ Thí nghiệm
- Gv giới thiệu nhà bác học Lômônôxốp và Lavoadiê (Pháp)
Sgk/53
- Làm TN (hình 2.7).
+ Đặt 2 cốc chứa dd BaCl2 và Na2SO4 lên một bên của cân.
+ Đặt các quả cân vào đĩa bên kia sao cho kim thăng bằng.
+ Yêu cầu học sinh quan sát và xác nhận vị trí của kim.
+ Đổ cốc 1 vào cốc 2, yêu cầu học sinh quan sát hiện tượng và rút ra kết luận? (có chất rắn trắng xuất hiện à đã có phản ứng xảy ra).
+ Em hãy quan sát vị trí của kim? (Vẫn ở vị trí thăng bằng).
à Qua TN trên, em có nhận xét gì về tổng khối lượng của các chất tham gia và tổng khối lượng của các sản phẩm? (bằng nhau) à Nội dung của định luật.
+ GV gọi học sinh lên bảng viết pt chữ của phản ứng; biết sản phẩm của phản ứng là barisunfat và Natriclorua.
Bariclorua + Natrisunfat à Barisunfat + Natriclorua.
Hoạt động 2
II/ Định luật
- GV nêu nội dung ĐBTKL và yêu cầu học sinh nhắc lại.
Trong một phản ứng hoá học, tổng khối lượng của các chất sản phẩm bằng tổng khối lượng của các chất tham gia phản ứng.
- GV (nếu kí hiệu) hướng dẫn hs để giải thích định luật.
+ GV treo tranh vẽ 2.5 sgk/48.
* Giải thích định luật: Trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử của mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi nên tổng khối lượng các chất được bảo toàn.
+ Khối lượng của nguyên tử tập trung ở phần nào? (mngtử ~mhạt nhân vì me rất nhỏ không đáng kể).
+ Bản chất của phản ứng hóa học là gì? (Lk giữa các nguyên tử thay đổi à pt này biến đổi thành pt khác. Nghĩa là: trong phản ứng hoá học chỉ có những thay đổi liên quan đến sự sắp xếp các e-, không ảnh hưởng gì đến mhạt nhân).
+ Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có thay đổi không? (trước và sau phản ứng không thay đổi).
+ Khối lượng của mỗi nguyên tử trước và sau phản ứng có thay đổi không? (không đổi).
à Tổng khối lượng của các chất trước và sau phản ứng như thế nào? (bằng nhau hay được bảo toàn).
+ Khi phản ứng hoá học xảy ra, có chất mới được tạo thành nhưng vì sao tổng khối lượng của các chất vẫn không thay đổi? (vì trong phản ứng hoá học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi, còn số nguyên tử thì không thay đổi).
Hoạt động 3
III/ Aùp dụng
- GV: Nếu kí hiệu khối lượng của mỗi chất là m thì nội dung của ĐLBTKT được thể hiện bằng biểu thức nào?
(m chất tham gia = m sản phẩm)
- Tổng quát: giả sử có phản ứng giữa chất A và B tạo ra chất C và D thì biểu thức của định luật được viết như thế nào?
mA+ mB = mC + mD
mA, mB: khối lượng chất tham gia.
mC, mD: khối lượng sản phẩm.
+Với phản ứng hoá học ở phần thí nghiệm trên, hãy biểu diễn biểu thức thể hiện ĐLBTKT?
Vd: m+ m = m + m
- GV: Theo công thức này, nếu biết khối lượng của 3 chất, ta tính được khối lượng của chất còn lại.
* Trong một phản ứng hoá học có n chất kể cả chất phản ứng và sản phẩm, nếu biết khối lượng của (n-1) chất thì tính được khối lượng của chất còn lại.
a + b = c + x
à x = a + b - c
à Vậy dựa vào nội dung của định luật nếu biết khối lượng của (n-1) chất thì sẽ tính được khối lượng của chất còn lại bằng cách giải phương trình bậc nhất 1 ẩn.
C- Kiểm tra đánh giá:
1. Đốt cháy hoàn toàn 3,1g P trong KK, thu được 7,1g điphotpho pentôxit (P2O5).
a. Viết phản ứng chữ của phản ứng?
b. Tính môxi đã phản ứng?
Giải: a- Phôtpho + ôxi à phôtpho pentôxit
b- Theo ĐLBTKT ta có:
mphôtpho + môxi = mphôtpho phentôxit
à môxi = mphôtpho phentôxit - mphôtpho = 7,1 = 3,1 = 4g.
D- Hướng dẫn học ở nhà:
- Làm BT 2, 3 sgk/54.
===***===
Tiết 22: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC (tiết 1)
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh hiểu được phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học, gồm CTHH của các chất phản ứng & sản phẩm với các hệ số thích hợp.
- Biết cách lập PTHH khi biết các chất phản ứng và sản phẩm.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập CTHH.
II/ CHUẨN BỊ:
- Tranh vẽ phóng to hình 2.5sgk/48.
- Bảng phụ ghi nội dung các đề luyện tập.
- 4 bảng nhóm ghi nội dung đề bài của phần trò chơi.
- Các tấm bìa có băng dán (số lượng như ở phần trò chơi ghi).
III/ TIẾN TRÌNH
A- Kiểm tra bài:
- Phát biểu nội dung của ĐLBTKT và biểu thức của định luật.
- Sửa BT2, 3 sgk/54.
BT2: Phương trình chữ: Bariclorua + Natrisunfat à Natriclorua + Barisunfat.
Theo ĐLBTKT ta có: mBariclorua + mNatrisunfat = mNatriclorua + mBarisunfat
à mBariclorua = (mNatriclorua + mBarisunfat ) - mNatrisunfat
= 11,7 + 23,3 – 14,2 = 20,8g
BT3: mMagiê + mÔxi = mMagiêôxit
mÔxi = mMagiêôxit - mMagiê = 15 - 9 = 6g
B- Vào bài: Theo ĐLBTKL, số nguyên tử mỗi nguyên tố trong các chất trước và sau phản ứng được giữ nguyên. Dựa vào đó với CTHH ta sẽ lập PTHH để biểu diễn Phản ứng hoá học.
C- Phát triển bài:
Hoạt động 1
I/ Lập phương trình hoá học
- PTHH dùng để biểu diễn gì?
1. Phương trình hoá học
- GV treo tranh 2.5sgk/48.
+ Viết pt chữ của phản ứng hoá học nêu trên?
+ Thay tên các chất bằng CTHH?
- PTHH dùng để biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.
H2 + O2 à H2O
Vd: 2H2 + O2 à 2H2O
+ Nhận xét gì về số nguyên tử Hiđrô và số nguyên tử ôxi của 2 vế?
- GV hướng dẫn cách chọn hệ số và viết thành PTHH của phản ứng trên (Học sinh nhóm).
2. Lập PTHH.
- Gv: việc lập PTHH được tiến hành the các bước thế nào? Học sinh nhóm thảo luận phát biểu, sau đó GV cho học sinh đọc sgk.
a. Ví dụ: Biết nhôm tác dụng với ôxi tạo ra nhôm ôxít Al2O3?
Hoạt động 2
- Bằng phương pháp đàm thoại, học sinh cùng tham gia để chủ động nắm được cách lập PTHH theo 3 bước.
- Viết sơ đồ phản ứng:
Al + O2 à Al2O3
- Cân bằng số nguyên tử.
4Al + 3O2 à 2Al2O3
PTHH: 4Al + 3O2 à 2Al2O3
- Nêu các bước lập PTHH?
b/ Các bước lập PTHH.
- Gv hướng dẫn học sinh cách đọc PTHH.
- Viết sơ đồ phản ứng gồm CTHH của chất phản ứng và sản phẩm.
- Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố tìm hệ số thích hợp đặt trước CTHH.
- Viết PTHH.
- GV lưu ý học sinh một số điều quan trọng khi lập PTHH.
* Lưu ý:
- Không được thay đổi chỉ số trong các công thức khi cân bằng số nguyên tử (hay nhóm nguyên tử).
- Hãy lập PTHH khi cho pt chữ của phản ứng sau: Natricacbonat + Canxihiđrôxit à canxicacbonat + Natrihiđrôxit.
- Nếu trong CTHH có nhóm nguyên tử (OH, NO3, CO3…) thì coi cả nhóm như một đơn vị để cân bằng.
Hoạt động 3
- Không hoán vị 2 vế của PTHH.
Vận dụng lập các PTHH.
Na + O2 à Na2O
P2O5 + H2O à H3PO4
D- Kiểm tra đánh giá:
Lập các PTHH sau:
a. Al + Cl2 à AlCl3.
b. Al + ? à Al2O3
c. Al(OH)3 à Al2O3 + H2O
d. Zn + HCl à ZnCl2 + H2 á
E- Hướng dẫn học ở nhà:
- Về nhà làm BT 2, 3, 4, 5, 7.
- Dặn học sinh chỉ làm phần lập PTHH, còn phần cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử, … tiết sau học tiếp.
===***===
Tiết 23: PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC (t.t)
I/ MỤC TIÊU:
- Học sinh nắm được ý nghĩa của PTHH.
- Biết xác định tỉ lệ số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
- Tiếp tục rèn kĩ năng lập PTHH.
II/ CHUẨN BỊ:
Gv: Phim + đèn chiếu.
III/ TIẾN TRÌNH:
A- Kiểm tra bài:
- Nêu các bước lập PTHH/
- Sửa BT 2, 3 sgk/57, 58.
BT2/sgk57: 4Na + O2 à 2Na2O
P2O5 + 3H2O à 2H3PO4
BT3/sgk57: 2HgO à 2Hg + O2
2Fe(OH)3 à Fe2O3 + 3H2O
B- Vào bài:
Ở tiết trước, chúng ta đã học cách lập PTHH. Vậy nhìn vào một phương trình ta biết được những điều gì?
C- Phát triển bài:
- GV yêu cầu học sinh thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi trên và lấy ví dụ minh hoạ. Sau đó tổng kết và ghi bài.
H2 + O2 à H2O
I/ Ý nghĩa của PTHH
Phương trình hoá học cho biết tỉ lệ về số nguyên tử, số phân tử giữa các chất trong phản ứng.
- Chọn hệ số thích hợp cho PTHH và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của phản ứng.
Vd: 2H2 + O2 à 2H2O
2 : 1 : 2
- Các em hiểu tỉ lệ trên như thế nào?
Có nghĩa là: cứ 2 pt hiđrô tác dụng vừa đủ với 1 phân tử ôxi tạo ra 2 pt nước.
- Hãy cho biết tỉ lệ số nt, pt của các chất trong các phản ứng ở BT 2, 3 sgk/57 và giải thích các tỉ lệ trên.
- GV gọi học sinh lên bảng để thực hiện các BT trên.
4Na + O2 à 2Na2O
4 : 1 : 2
P2O5 + 3H2O à 2H3PO4
1 : 3 : 2
2HgO à 2Hg + O2
2 : 2 : 1
2Fe(OH)3 à Fe2O3 à 3H2O
2 : 1 : 3
D- Kiểm tra đánh giá:
Lập PTHH của các phản ứng sau và cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử giữa 2 cặp chất trong mỗi phản ứng.
a. Đốt bột nhôm trong không khí thu được nhôm ôxít (Al2O3).
b. Cho sắt tác dụng với Clo thu được sắt (III) Clorua (FeCl3).
c. Đốt cháy khí mêtan (CH3) trong không khí thu được cacbonic và nước.
E- Hướng dẫn học ở nhà:
- Ôn tập: hiện tượng vật lý, hiện tượng hoá học, ĐLBTKL, các bước lập PTHH, ý nghĩa PTHH.
- Làm BT 4b, 5, 6 sgk/ 58.
===***===
Tiết 24: LUYỆN TẬP
I/ MỤC TIÊU:
- Củng cố kiến thức về phản ứng hoá học (định nghĩa, bản chất, điều kiện xảy ra và dấu hiệu nhận biết) về ĐLBTKL (phát biểu, giải thích và áp dụng) và về PTHH.
- Rèn kĩ năng phân biệt được HTHH, lập PTHH khi biết chất tham gia và sản phẩm.
II/ CHUẨN BỊ:
Gv: Hình vẽ sơ đồ tượng trưng cho phản ứng N2 + H2 à NH3 (Bài tập 1 sgk/61).
III/ TIẾN TRÌNH:
A- Kiểm tra bài:
B- Phát triển bài:
Hoạt động 1
I/ Xác định HTVL, HTHH.
GV phát phiếu học tập cho học sinh yêu cầu học sinh chuẩn bị câu hỏi phần 1.
a. Dây sắt cắt nhỏ tán thành đinh.
+ Hiện tượng hoá học là gì?
+ Thế nào là phản ứng hoá học? Dấu hiệu nhận biết có phản ứng hoá học xảy ra?
b. Hoà tan axitaxêtic vào nước được dd axitaxêtic loãng.
- Học sinh nhóm thảo luận sau đó ghi loại, hiện tượng vào phiếu học tập cá nhân.
c. Đốt cháy sắt trong ôxi thu được chất rắn nêu đen là ôxit sắt từ (Fe3O4).
d. Khi mở nút chai giải khát có ga thấy có bọt khí.
Hoạt động 2
II/ Định luật BTKL-PTHH
- GV yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
a. ĐLBTKL – B. Giải thích
a. Phát biểu ĐLBTKL?
c. Các bước lập PTHH
b. Giải thích ĐL.
4P + 5O2 à 2P2O5
c. Lập PTHH của các phản ứng sau, cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của phản ứng:
4 : 5 : 2
Zn + 2HCl à ZnCl2 + H2á
P + O2 à P2O5
1 : 2 à 1 : 1
Zn + HCl à ZnCl2 + H2á
FeO + H2SO4 à FeSO4 + H2O
FeO + H2SO4 à FeSO4 + H2O
1 : 1 à 1 : 1
Na2CO3 + Ca(OH)2 à CaCO3 + NaOH
Na2CO3 + Ca(OH)2 à CaCO3 + 2NaOH
Hoạt động 3
Gv: Sử dụng hình vẽ sơ đồ phản ứng N2 + H2 à NH3 yêu cầu học sinh trả lời từng câu hỏi trong BT1/60.
C- Kiểm tra đánh giá:
D- Hướng dẫn học ở nhà:
Làm BT vào vở.
Ôn bài chuẩn bị KT 45’.
===***===
Tiết 25: KIỂM TRA VIẾT
ĐỀ BÀI:
I/ Trắc nghiệm: (4đ).
1. Hiện tượng nào sau đây là HTVL (0,5đ)
a. Nước hoà tan đường.
b. Khí trong bình cháy.
c. Nước sôi thành hơi.
d. Nước hoà tan vôi sống thành vôi tôi.
2. Hiện tượng nào sau đây là HTHH (0,5đ)
a. Nước hoà tan muối.
b. Tiếng nổ do bánh xe để ngoài nắng.
c. Rượu để lâu thành giấm.
d. Vôi sống để ngoài không khí bị cứng.
3. Nhận biết có phản ứng xảy ra bằng dấu hiệu (0,5đ)
a. Chất mới xuất hiện có tính chất khác với chất tham gia.
b. Màu sắc trước và sau phản ứng.
c. Trạng thái chất trước và sau phản ứng.
d. Tất cả đúng.
4. Sơ đồ phản ứng khác với PTHH (0,5đ).
a. Chất phản ứng.
b. Chất sản phẩm.
c. Số nguyên tử mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng.
d. Tất cả đúng.
5. Đốt cháy 5g Magiê trong không khí thu được 5g MgO. Khối lượng ôxi cần là: (0,5đ).
a. 1g b. 2g c. 3g d. 4g
6. Vì sao phản ứng hoá học xảy ra tổng khối lượng các chất được bảo toàn (0,5đ).
a. Chỉ liên quan đến electron.
b. Vì chỉ thay đổi liên kết hoá học giữa các nguyên tử.
c. Vì số nguyên tử mỗi nguyên tố được bảo toàn.
d. Tất cả đều đúng.
7. PTHH gồm: a. Các chất phản ứng và sản phẩm (0,5đ).
b. Các số nguyên tố trước và sau phản ứng .
c. Các số nguyên tố trước và sau phản ứng bằng nhau.
d. a, c đúng.
8. Các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào có phản ứng hoá học xảy ra:
a. Nước đá đang tan.
b. Đun nóng đường thành than và nước.
c. Giấm ăn hoà tan vào nước.
d. Than cháy.
II/ TỰ LUẬN: (6đ)
1. Lập PTHH sau, cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử của các chất trong phản ứng.
a. K2O + H2O à KOH (0,5đ)
b. Al2O3 + HCl à AlCl3 + H2O (0,5đ)
c. CuO + HNO3 à Cu(NO3)2 + H2O (0,5đ)
d. KClO3 à KCl + O2 á (0,5đ)
2. Viết PTHH của các hiện tượng sau:
a. Đốt cháy Hiđrô sinh ra nước (0,5đ)
b. Nitơ tác dụng với hiđrô sinh a amoniăc (NH3) (0,5đ)
c. Cho vôi sống (cao) vào nước được vôi tôi (0,5đ)
d. Cho kẽm vào axitclohiđric tạo ra kẽm clorua (ZnCl2) và hiđrô (0,5đ)
3. Phân hủy đá vôi (CaCO3) sinh ra vôi sống và cacbonđiôxi.
a. Viết PTHH (1đ)
b. Tính khối lượng vôi sống sinh ra khi nung 1.200kg đá vôi
và lượng cacbon điôxit sinh ra là 140kg (1đ)
Đáp án và biểu điểm:
1. Mỗi PTHH viết đúng cân bằng và tỉ lệ số nguyên tử, phân tử đúng: 0,5đ.
2. Mỗi PTHH đúng: 0,5đ.
3. CaCO3 à CaO + CO2 (1đ)
mCaO = mCaCO3 – mCO2 = 1200 – 140 = 1060 (1đ)
===***===
KẾ HOẠCH CHƯƠNG III
Tên chương
Tên bài
Mục tiêu chương
SGK
Đồ dùng dạy học
Sách TK
Kiểm tra
Rút KN
MOL VÀ TÍNH TOÁN HOÁ HỌC
Tiết 26: Mol.
Tiết 27, 28: chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích, mol.
Luyện tập.
Yêu cầu học sinh biết được những khái niệm mới và quan trọng: mol, khối lượng mol, thể tích mol chất khí, tỉ khối của chất khí.
x
x
Sách TK, hoá chất, dụng cụ.
KT15’
Tiết 29: Tỉ khối của chất khí.
- HS biết chuyển đổi qua lại giữa số mol và khối lượng chất, giữa số mol chất khí và Vkhí ở đktc.
x
“
Tiết 30, 31: Tính theo CTHH.
x
“
Tiết 32, 33: Tính theo PTHH.
- Biết tính d của chất khí A đối với B và từ đó suy ra M khí.
x
“
Tiết 34: Luyện tập.
x
“
Tiết 35: Ôn tập HKI
Yêu cầu học sinh vận dụng để giải BT
x
“
HKI
Tiết 36: Kiểm tra HK1
===***===
Tiết 26: MOL
I/ MỤC TIÊU:
- Giúp học sinh biết được khái niệm mol, khối lượng mol, thể tích mol của chất khí.
- Rèn kĩ năng tính số nguyên tử, số pt có trong mỗi lượng chất.
II/ CHUẨN BỊ:
- Gv: hình vẽ 3.1.
- Học sinh xem trước bài.
III/ TIẾN TRÌNH:
A- Kiểm tra bài:
B- Bài mới:
Hoạt động 1
I/ Mol là gì?
- Gv dẫn ví dụ:
- 1 mol pt H2O có chứa N pt nước (N=6,02.1023 pt là số Avôgađrô).
- 1 mol nguyên tử O có chứa N nguyên tử Oxi.
- 1 mol pt Al có chứa N pt nhôm.
à Mol là gì?
Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc pt của chất đó.
N=6.1023 (số Avôgađrô)
Vd: 1mol O có N nguyên tử.
1 mol H2O có N ptử.
- 1 mol nguyên tử sắt có chứa bao nhiêu nguyên tử sắt?
- Hãy nhận xét các chất có số mol bằng nhau thì số nguyên tử pt như thế nào?
- Học sinh nhóm thảo luận lần lượt phát biểu từng câu hỏi.
- Gv thông báo cho học sinh biết 6.1023 là số làm tròn từ số 6,02204.1023, chốt lại kiến thức và ghi bài.
Hoạt động 2
II/ Khối lượng mol là gì?
- Gv yêu cầu học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi:
+ Khối lượng mol là gì?
+ Cho biết NTK của sắt và MFe?
+ Câu hỏi tương tự với 1 mol H, 1 mol H2O.
+ Có nhận xét gì về khối lượng mol nguyên tử, phân tử với NTK, PTK?
+ Có nhận xét gì về khối lượng mol với số nguyên tử (phân tử).
- Học sinh nhóm thảo luận, phát biểu theo từng câu hỏi.
- Gv chốt lại và cho học sinh ghi bài.
- Khối lượng mol (M) của 1 chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử (phân tử) chất đó.
* Khối lượng mol nguyên tử (ptử) có cùng số trị với NTK hay PTK của chất đó.
Vd: H = 1 à MH = 1g
O2 = 32 à MO2 = 32g
H2O = 18 à MH2O = 18g
Hoạt động 3
III/ Thể tích mol của chất khí là gì?
Gv: những chất khác thì M của chúng cũng khác. Vậy 1 mol của những chất khí kh
File đính kèm:
- Hoa 8 Ki II.doc