* Học sinh biết:
- Phân biệt vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất.
- Ở đâu có vật thể thì ở đó có chất và ngược lại: các chất cấu tạo nên vật thể.
-Mỗi chất có những tính chất nhất định, ứng dụng các chất đó vào đời sống sản xuất.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1719 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 2 : chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 2 : CHẤT
A. Mục tiêu :
1.Kiến thức:
* Học sinh biết:
- Phân biệt vật thể tự nhiên và nhân tạo, vật liệu và chất.
- Ở đâu có vật thể thì ở đó có chất và ngược lại: các chất cấu tạo nên vật thể.
-Mỗi chất có những tính chất nhất định, ứng dụng các chất đó vào đời sống sản xuất.
2.Kĩ năng:
* Rèn cho học sinh:
- Kĩ năng dùng dụng cụ đo và thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất.
- Cách nhận biết 1 chất .
3.Thái độ:
-Học sinh có hứng thú say mê môn học.
-Có ý thức vận dụng kiến thức về chất vào thực tế cuộc sống.
B.Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
Hóa chất
Dụng cụ
-Sắt miếng hoặc Nhôm.
-Cân.
-Nước cất.
-Đũa và cốc thuỷ tinh có vạch.
-Muối ăn.
-Nhiệt kế .
-Lưu huỳnh
-Đèn cồn , kiềng đun.
2. Học sinh: Đọc SGK / 7,8
C.Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
Yêu cầu HS trả lời:
- Hóa học là gì ?
-Vai trò của hóa học trong đời sống ?
- Các em cần phải làm gì để học tốt môn hóa học ?
-2 học sinh trả lời .
Hoạt động 2 :Các chất có ở đâu ?
- Hãy kể tên 1 số vật thể ở xung quanh chúng ta ?
- Các vật thể xung quanh ta được chia thành 2 loại chính: vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.gHãy đọc SGK mục I/7, thảo luận theo nhóm để hoàn thành bảng sau:
STT
Tên vật thể
Vật thể
Chất cấu tạo vật thể
Tự nhiên
Nhân tạo
1
Cây mía
2
Sách
3
Bàn ghế
4
Sông suối
5
Bút bi
-Nhận xét bài làm của các nhóm.
*Chú ý: Không khí: vật thể tự nhiên gồm: Oxi, Nitơ, Cacbonic,…
- Qua bảng trên theo em: “Chất có ở đâu ?”
-Bàn ghế, sách, bút, quần áo, cây cỏ, sông suối, …
-Cá nhân tự đọc SGK.
-Học sinh thảo luận nhóm
-Đại diện 2 nhóm trình bày, các nhóm còn lại nhận xét, bổ sung.
STT
Tên vật thể
Vật thể
Chất cấu tạo vật thể
Tự nhiên
Nhân tạo
1
Cây mía
X
Đường,nướcxenlulo
2
Sách
X
Xenlulo
3
Bàn ghế
X
Xenlulo
4
Sông suối
X
Nước, …
5
Bút bi
X
Chất dẻo, sắt, …
- HS kết luận và ghi vở ?
I.CHẤT CÓ Ở ĐÂU ?
- Chất có ở khắp nơi, ở đâu có vật thể thì ở đó có chất.
Hoạt động 3:Tìm hiểu tính chất của chất (13’)
-Thuyết trình: Mỗi chất có những tính chất nhất định:
+Tính chất vật lý: g ví dụ: màu sắc, mùi vị, trạng thái, tính tan, nhiệt độ sôi, …
+Tính chất hóa học: g ví dụ: tính cháy được, bị phân huỷ, …
-Ngày nay, khoa học đã biết Hàng triệu chất khác nhau, nhưng để phân biệt chất này với chất khác ta phải dựa vào tính chất của chất. Vậy, làm thế nào để biết được tính chất của chất ?
-Trên khay thí nghiệm của mỗi nhóm gồm: nhôm , cốc đựng muối ăn. Với các dụng cụ có sẵn trong khay g các nhóm hãy thảo luận , tự tiến hành 1 số thí nghiệm cần thiết để biết được tính chất của các chất trên.
-Hướng dẫn:
+ muốn biết muối ăn, nhôm có màu gì, ta phải làm như thế nào ?
+muốn biết muối ăn và nhôm có tan trong nước không, theo em ta phải làm gì ?
+ Ghi kết quả vào bảng sau:
Chất
Cách thức tiến hành
Tính chất của chất
Nhôm
Muối
-Vậy bằng cách nào người ta có thể xác định được tính chất của chất ?
-Giải thích cho HS cách dùng dụng cụ đo.
-Thuyết trình:
+ Để biết được tính chất vật lý: chúng ta có thể quan sát, dùng dụng cụ đo hay làm thí nghiệm.
+Để biết được tính chất hóa học của chất thì phải làm thí nghiệm.
-Nghe – ghi nhớ và ghi vào vở.
-Thảo luận nhóm (5’) để tìm cách xác định tính chất của chất.
Chất
Cách thức tiến hành
Tính chất của chất
Nhôm
-Quan sát
-Cho vào nước .
-Chất rắn, màu trắng bạc
-Không tan trong nước
Muối
-Quan sát
-Cho vào nước
-Đốt
-Chất rắn, màu trắng
-Tan trong nước
-Không cháy được
- Thảo luận và ghi vở
1.MỖI CHẤT CÓ NHỮNG TÍNH CHẤT NHẤT ĐỊNH.
a. Tính chất vật lý:
+ Trạng thái, màu sắc, mùi vị.
+ Tính tan trong nước.
+ Nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy.
+ Tính dẫn diện, dẫn nhiệt.
+ Khối lượng riêng
b. Tính chất hóa học:khả năng biến đổi chất này thành chất khác.
VD: khả năng bị phân hủy, tính cháy được, …
* Cách xác định tính chất của chất:
+ Quan sát
+Dùng dụng cụ đo.
+Làm thí nghiệm.
Hoạt động 4: Việc tìm hiểu tính chất của chất có lợi ích gì ? (11’)
- Tại sao chúng phải tìm hiểu tính chất của chất và việc biết tính chất của chất có ích lợi gì ?
gĐể trả lời câu hỏi trên chúng ta cùng làm thí nghiệm sau:
- Trong khay thí nghiệm có 2 lọ đựng chất lỏng trong suốt không màu là: nước và cồn (không có nhãn). Các em hãy tiến hành thí nghiệm để phân biệt 2 chất trên ?
Gợi ý: Để phân biệt được cồn và nước ta phải dựa vào tính chất khác nhau của chúng. Đó là những tính chất nào ?
-Hướng dẫn HS đốt cồn và nước: lấy 1 -2 giọt nước và cồn cho vào lỗ nhỏ của đế sứ. gDùng que đóm châm lửa đốt.
Theo em tại sao chúng ta phải biết tính chất của chất ?
- Điều chỉnh câu trả lời của HS
-Kể 1 số câu chuyện nói lên tác hại của việc sử dụng chất không đúng do không hiểu biết tính chất của chất như khí độc CO2 , axít H2SO4 , …
-Yêu cầu HS nhắc lại trọng tâm của bài học và làm bài tập 4 SGK/ 11
-Kiểm tra dụng cụ và hóa chất trong khay thí nghiệm.
* Hoạt động theo nhóm
-Để phân biệt được cồn và nước ta phải dựa vào tính chất khác nhau của chúng là: cồn cháy được còn nước không cháy được.
- Vậy muốn muốn phân biệt được cồn và nước ta phải làm như sau:
-> Lấy 1 -2 giọt nước và cồn cho vào lỗ nhỏ của đế sứ. gDùng que đóm châm lửa đốt.
gPhần chất lỏng cháy d8ược là cồn, còn phần không cháy dược là nước.
- Trả lời và ghi vở
-Nhớ lại nội dung bài học, trả lời câu hỏi của giáo viên.
2.VIỆC HIỂU BIẾT TÍNH CHẤT CỦA CHẤT CÓ LỢI ÍCH GÌ ?
- Giúp phân biệt chất này với chất khác, tức nhận biết được chất.
-Biết sử dụng các chất.
-Biết ứng dụng chất thích hợp.
D.Hướng dẫn hs học tập ở nhà :
-Học bài.
-Đọc phần III bài 2 SGK / 9,10 .
-Làm bài tập 1,2,3,5,6 SGK/ 11
E.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- Giao an Hoa 8 T2.doc