Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 16: Phương trình hóa học - Năm học 2020-2021

Gv: Dựa vào phương trình chữ của bài tập 3 ( sgk – 56) Em hãy viết CTHH của các chất có trong phản ứng.

- Hs:

Pt chữ: Magie + oxi  magie oxit

Mg + O2 MgO

Yêu cầu HS đếm số nguyên tử và nhận xét xem sơ đồ đã tuân theo định luật bảo toàn khối lượng chưa? sau đó yêu cầu HS thêm các hệ số để sơ đồ tuân theo định luật bảo toàn khối lượng (tuyệt đối không thay đổi chỉ số trong CTHH)

 - Gv: Để cho số nguyên tử của các nguyên tố ở 2 vế bằng nhau người ta sẽ thêm các hệ số thích hợp vào trước các phân tử chất.

=> Để số nguyên tử oxi ở 2 vế bằng nhau ta thêm hệ số bằng bao nhiêu? Vào vị trí nào?

- Hs: Đặt hệ số 2 vào trước MgO để O ở 2 vế bằng nhau

- Gv: Lúc này số nguyên tử magie ở 2 vế không bằng nhau. Vậy phải đặt hệ số nào trước CTHH nào để nguyên tử Magie bằng nhau ở 2 vế?

- Hs: Tiếp tục đặt hệ số 2 trước Mg để Mg bằng nhau ở 2 vế

 2Mg + O2 2MgO

- Gv: Khi số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau ở 2 vế thì phương trình đã lập xong

- Gv: Hướng dẫn Hs cách đọc phương trình:

Pt trên đọc là: 2 phân tử magiê tác dụng ( hay phản ứng) với 1 phân tử oxi tạo ra 2 phân tử magiê oxit

 

doc5 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 357 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Bài 16: Phương trình hóa học - Năm học 2020-2021, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: Tiết 22 BÀI 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC Ngày soạn: Ngày giảng: I. MỤC TIÊU: 1. Kiến thức Biết được: - Phương trình hoá học biểu diễn phản ứng hoá học. - Các bước lập phương trình hoá học. 2. Kĩ năng - Tiếp tục rèn luyện kĩ năng lập CTHH - Biết lập phương trình hoá học khi biết các chất phản ứng (tham gia) và sản phẩm. 3. Thái độ: Rèn luyện khả năng tư duy, lòng yêu thích bộ môn. 4. Trọng tâm - Biết cách lập phương trình hóa học - Nắm được ý nghĩa của phương trình hóa học và phần nào vận dụng được định luật bảo toàn khối lượng vào các phương trình hóa học đã lập 5. Năng lực cần hướng đến Năng lực tính toán, năng lực sử dụng ngôn ngữ chuyên môn. II.CHUẨN BỊ: 1. Giáo viên: Tranh vẽ h2.5. Bảng phụ. Phiếu học tập. 2. Học sinh: Ôn tập lại kiến thức về CTHH, nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC: Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số ( 1 phút) Kiểm tra bài cũ: ( 10 phút) - Phát biểu nội dung ĐLBTKL. - Y/c Hs lên bảng chữa Bt 15.1 và 15.3 ( sbt) 3. Bài mới : Giới thiệu bài : ( 1 phút) Hoạt động của thầy và trò Nội dung Đặt vấn đề ( 2’) Để biểu diễn các PƯHH xảy ra người ta sẽ lập ra các PTHH, bài học hôm nay sẽ giúp các em biết thế nào là PTHH và cách lập 1 PTHH đơn giản. Hoạt động 1: Phương trình hóa học (10 phút ) - Gv: Dựa vào phương trình chữ của bài tập 3 ( sgk – 56) Em hãy viết CTHH của các chất có trong phản ứng. - Hs: Pt chữ: Magie + oxi à magie oxit Mg + O2 MgO Yêu cầu HS đếm số nguyên tử và nhận xét xem sơ đồ đã tuân theo định luật bảo toàn khối lượng chưa? sau đó yêu cầu HS thêm các hệ số để sơ đồ tuân theo định luật bảo toàn khối lượng (tuyệt đối không thay đổi chỉ số trong CTHH) - Gv: Để cho số nguyên tử của các nguyên tố ở 2 vế bằng nhau người ta sẽ thêm các hệ số thích hợp vào trước các phân tử chất. => Để số nguyên tử oxi ở 2 vế bằng nhau ta thêm hệ số bằng bao nhiêu? Vào vị trí nào? - Hs: Đặt hệ số 2 vào trước MgO để O ở 2 vế bằng nhau - Gv: Lúc này số nguyên tử magie ở 2 vế không bằng nhau. Vậy phải đặt hệ số nào trước CTHH nào để nguyên tử Magie bằng nhau ở 2 vế? - Hs: Tiếp tục đặt hệ số 2 trước Mg để Mg bằng nhau ở 2 vế 2Mg + O2 2MgO - Gv: Khi số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau ở 2 vế thì phương trình đã lập xong - Gv: Hướng dẫn Hs cách đọc phương trình: Pt trên đọc là: 2 phân tử magiê tác dụng ( hay phản ứng) với 1 phân tử oxi tạo ra 2 phân tử magiê oxit. - Gv: Thông báo: Mỗi PTHH biểu diễn ngắn gọn 1 PƯHH, 1 hiện tượng thực tế xảy ra. PTHH cũng có tính chất quốc tế như KHHH. Khác với phương trình toán học, PTHH biểu diễn sự biến đổi từ chất này thành chất khác, không được hoán đổi vị trí chất Pư và sản phẩm của PTHH. Vậy muốn lập 1 PTHH phải làm theo các bước nhưu thế nào? Chúng ta cùng sang phần 2 Hoạt động 2: Các bước lập PTHH (12 phút ) - Gv : Qua các ví dụ xét trên em hãy rút ra các bước lập phương trình hóa học? * Lưu ý : + Các CTHH phải viết đúng từ bước viết sơ đồ phản ứng. + Hệ số khác với chỉ số( hệ số là số viết trước các công thức phải viết cao bằng các kí hiệu). Không được thay đổi chỉ số của công thức. + Mũi tên nét đứt là PTHH chưa cân bằng. Mũi tên nét liền là PTHH hoàn chỉnh đã được cân bằng. - HS thảo luận và nêu các bước lập phương trìng hóa học: Viết sơ đồ phản ứng Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố Viết thành phương trình hóa học - Gv chốt lại kiến thức, ghi bảng. - Gv Y/ c Hs làm các bài tập sau : Bài tập 1: ( Gợi ý : Số nguyên tử O nhiều hơn của Al nên bắt đầu cân từ nguyên tử này. Làm chẵn nguyên tử O ở bên phải bằng cách thêm hệ số 2 vào trước P2O5) - Hs: Thảo luận để làm bài tập 1: - Gv nhận xét. - Gv y/c HS thảo luận, hoàn thành bảng nhóm Bài tập 2 : Cho sơ đồ phản ứng sau : to Fe + Cl2 FeCl3 to, xt SO2 + O2 SO3 Na2SO4 + BaCl2 NaCl + BaSO4 Al2O3 + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2O Lập phương trình hóa học của các phản ứng trên. ( Chú ý : Trong CTHH có nhóm nguyên tử thì coi cả nhóm như 1 đơn vị để cân bằng, trước và sau PƯ số nhóm nguyên tử phải bằng nhau) - Hs thảo luận làm bài tập 2: to 2Fe + 3Cl2 2 FeCl3 to, xt 2SO2 + O2 2SO3 Na2SO4 + BaCl2 2NaCl + BaSO4 Al2O3 + 3H2SO4 Al2(SO4)3 + 3H2O - Gv nhận xét, cho điểm. - Lưu ý: Công thức có hai phần hoặc là nguyên tử, hoặc là nhóm nguyên tử thì đều là đơn vị để cân bằng. Trước và sau phản ứng số nhóm nguyên tử phải bằng nhau Þ Các bước lập phương trình hóa học Hoạt động 3 : Củng cố - Vận dụng ( 8 phút) - Gv : Tổ chức trò chơi : Chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm có 1 bảng treo trước lớp với nội dung : Al + 3Cl2  ? Al + ? à Al2O3 2Al(OH)3  ? + H2O Phát cho mỗi nhóm 1 số miếng bìa với nội dung như sau : + 5 miếng bìa có số 2 + 3 miếng bìa có số 3 + 2 miếng bìa có số 4 + 2 miếng bìa có số 5 + 1 miếng bìa có ghi O + 5 miếng bìa có ghi : Al2O3, AlCl3, O2 , Al2S3, Al2(SO4)3 - Gv : Phổ biến luật chơi : + Mỗi nhóm thảo luận 2 phút. +Sau đó lần lượt từng em lên dán miếng bìa vào vị trí thích hợp sao cho được các PTHH đúng. + Mỗi Hs được chỉ được dán 1 miếng bìa. + Mỗi đội có 3 phút để hoàn thành trò chơi. - Gv : Tổ chức Hs chấm chéo, trao giải. - Gv : Gọi đại diện Hs trả lời tại sao chọn các miếng bìa Al2O3, AlCl3, O2. - Chia nhóm, chơi trò chơi Kết quả đúng : 2Al + 3Cl2   2 AlCl3 4 Al + 3 O2 à 2 Al2O3 2Al(OH)3  Al2O3 + 3 H2O - HS Trả lời : Vì nếu có Al và Cl2 tham gia PƯ thì sản phẩm phải là hợp chất có Al, Cl. Khí oxi tham gia PƯ dưới dạng phân tử O2 chứ - Gv nhận xét kết quả. TIẾT 22 - BÀI 16: PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC I. LẬP PHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC : 1. Phương trình hóa học  - VD : Pt chữ: Magiê + oxi à magie oxit Sơ đồ PƯHH Mg+O2 MgO Phương trình hóa học 2Mg + O2 -> 2MgO -Khái niệm về phương trình hóa học (Phương trình hoá học biểu diễn một cách ngắn gọn phản ứng hoá học, gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp). 2 - Các bước lập PTHH: Ví dụ Đốt phot pho trong oxi tạo thành điphot pho pen ta oxit (P2O5). Hãy lập PTHH của phản ứng trên. + sơ đồ phản ứng P + O2 --->2 P2O5 + Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế của phương trình 4P + 5O2 -> 2 P2O5 Đây là phương trình hóa học -Các bước lập PTHH + Viết sơ đồ phản ứng + Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế của phương trình bằng cách thay đổi hệ số các CTHH, tuyệt đối không thay đổi chỉ số. + Viết thành PTHH 4. Củng cố : ( 2 phút) - Y/c Hs trả lời bài tập 1 phần a, b. 5. Hướng dẫn về nhà: ( 1 phút ) - Làm các bài tập 2, 3, 4, 5, 7 ( chỉ làm phần lập PTHH không làm phần cho biết tỉ lệ số nguyên tử, phân tử) - Chuẩn bị bài tiết sau. IV. RÚT KINH NGHIỆM

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_bai_16_phuong_trinh_hoa_hoc_nam_hoc_20.doc
Giáo án liên quan