Hs phân biệt được vật thể, vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiên được tạo ra từ chất còn các vật thể nhân tạo được tạo ra từ các vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hh 1 số chất.
- HS biết cách quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có tính chất vật lí và hoá học nhất định.
33 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1244 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 2: chất (tiếp), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I:
Tiết 2: Chất (T1)
A.Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Hs phân biệt được vật thể, vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Các vật thể tự nhiên được tạo ra từ chất còn các vật thể nhân tạo được tạo ra từ các vật liệu, mà vật liệu đều là chất hay hh 1 số chất.
- HS biết cách quan sát, làm thí nghiệm để nhận ra tính chất của chất. Mỗi chất có tính chất vật lí và hoá học nhất định.
- Biết mỗi chất được dùng làm gì là tuỳ theo tính chất của chúng. Biết dựa vào tính chất của chất để nhận biết và giữ an toàn khi dùng hoá chất.
2. Kĩ năng.
Bước đầu rèn cho HS kĩ năng phân tích và tổng hợp; rèn kĩ năng quan sát, phát hiện kiến thức mới…
3. Thái độ.
HS có thái độ tích cực trong học tập bộ môn.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học
1. GV chuẩn bị
+ Một số mẫu hoá chất: S, P đỏ, đồng, muối tinh
+ Dụng cụ: ống nghiệm, đèn cồn, kẹp, thiết bị thử độ dẫn điện.
C. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS…
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Hoá học là gì? Nêu vai trò của hoá học trong đời sống của chúng ta, lấy 1 vài ví dụ minh hoạ?
3. Bài mới: (GV vào bài như SGK)
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- Yêu cầu HS quan sát và kể tên những vật thể xung quanh?
- GV bổ sung và chỉ ra VTTN, VTNT.
- GV thông báo về thành phần của 1 số VTTN, kể thêm 1 số vật liệu và hỏi:
+ Vật thể nào có thể được làm ra từ những vật liệu này?
+ Vật thể nào được làm ra từ chất, từ hh 1 số chất?
Từ các câu hỏi trên, GV tổng kết thành sơ đồ, ghi bảng.
+ Vậy chất có ở đâu?
Hs quan sát xung quanh, kể tên 1 số vật….
HS nghe giảng, tiếp thu kiến thức
HS đọc thông tin SGK trả lời câu hỏi
HS theo dõi, ghi nhớ kiến thức.
HS trả lời câu hỏi, tự chốt kiến thức.
I: Chất có ở đâu?
Vật thể
Tự nhiên Nhân tạo
(gồm có) (được là ra từ
1 số chất vật liệu
*Mọi vật liệu đều là chất hay hh 1 số chất.
KL: ở đâu có vật thể, ở đó có chất.
Hoạt động 2: Tìm hiểu tính chất của chất.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát 1 số mẫu chất sau:
+ S
+ Đường
+ Dây đồng
+ DD CuSO4
* GV tổng kết lại ý kiến của HS từ đó hình thành nên tính chất vật lí.
- Nhắc lại tính chất vật lí bao gồm những tính chất nào?
- GV yêu cầu HS nhắc lại các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm ở bài 1, từ đó GV hình thành tính chất hoá học.
+ Vậy nói đến tính chất hoá học là nói đến những tính chất gì?
- GV yêu cầu HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm
+ Hoà 1 ít bột S và muối vào nước.
+ Nhỏ dd PP vào ddNaOH và dd HCl.
- Em có nhận xét gì về tính chất của mỗi chất.
- Làm thế nào để biết được tính chất của chất?
-Yêu cầu HS đọc thông tin T8.
- Yêu cầu HS tự nghiên cứu thông tin II2(T9) trả lời câu hỏi:
+ Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
* GV nhận xét, lấy ví dụ và chốt kiến thức.
HS quan sát các mẫu chất
+ Nhận xét về thể, màu, mùi, vị…
HS trả lời các đặc điểm đã quan sát được
HS nhắc lại các đặc tính thuộc tính chất vật lí
HS nhớ lại kiến thức cũ, trả lời câu hỏi
HS nêu các dấu hiệu thuộc tính chất hoá học.
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
+ Nhận xét tính tan.
+ Nhận xét sự thay đổi màu
HS dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời câu hỏi
Cá nhân tự nghiên cứu thông tin trả lời câu hỏi
HS nghe giảng, lĩnh hội kiến thức
II) Tính chất của chất
1) Mỗi chất có những tính chất nhất định không đổi
- Tính chất vật lí.
- Tính chất hoá học.
2) Việc hiểu biết tính chất của chất có lợi gì?
a) Giúp phân biệt chất.
b) Biết cách sử dụng chất.
c) Biết ứng dụng chất.
4. Củng cố - đánh giá.
* Hãy chọn những từ hay cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống trong các câu sau:
a) Động vật, cây cỏ, sông hồ là những…(1)… Cây viết, bàn. vở, máy bay, xe tăng là những… (2) ……
b) Hạt gạo, củ khoai, quả chuối, quả chanh, khí quyển, đại dương gọi là những….(3) …, còn tinh bột, gluco, axít xitric, protein được gọi là …(4) …
* Trong các câu sau, từ nào chỉ vật thể, từ nào chỉ chất?
a) Dây điện bằng đồng hoặc nhôm.
b) Lưỡi dao bằng sắt, cán dao bằng nhựa.
c) Xe đạp được cấu tạo từ sắt, nhôm, cao su.
d) Nước biển gồm nước, muối và 1 số chất khác.
g) Không khí gồm oxi, nitơ và khí cacbonic….
5. Hướng dẫn về nhà
- Đọc kĩ bài, làm bài tập 1, 3, 5 (T11).
- Đọc tiếp mục III
- Mỗi tổ chuẩn bị 1 thìa muối.
:
Tiết 3 : Chất (T2)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- HS phân biệt được chất và hỗn hợp. Một chất chỉ khi không lẫn chất khác (chất tinh khiết) mới có tính chất nhất định, còn hỗn hợp gồm nhiều chất trộn lẫn thì không.
- Biết được nước tự nhiên là 1 hỗn hợp, còn nước cất là chất tinh khiết.
- Biết dựa vào tính chất vật lí riêng của chất để tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp.
2. Kĩ năng:
- Bước đầu rèn luyện kĩ năng thực hành nhận biết, phân biệt chất.
3. Thái độ
- Học sinh có hứng thú học tập bộ môn.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1. GV chuẩn bị: 1 chai nước khoáng, 5 ống nước cất, nhiệt kế, lọ thuỷ tinh đáy tròn.
2. HS chuẩn bị: Mỗi tổ chuẩn bị 1 thìa muối.
C. Tiến trình bài giảng.
1. ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS…
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: 1) Chất được tạo nên từ đâu? Nêu 2 ví dụ về VTTN, 2 ví dụ về VTNT.
+ Vì sao nói: “ở đâu có vật thể, ở đó có chất”
2) Chữa bài tập 3 (SGK – T11)
3. Bài mới:
Hoạt động 1: Tìm hiểu về chất tinh khiết.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-GV yêu cầu HS quan sát chai nước cất và ống nước cất, so sánh sự giống nhau giữa 2 loại nước này.
* GV chốt lại điểm giống nhau.
- Dựa vào thành phần, nước cất và nước khoáng có gì khác nhau.
* GV chốt: Nước khoáng là hỗn hợp của nhiều chất gọi là hh.
- Em hiểu hỗn hợp là gì?
- Gọi HS trả lời hình thành khái niệm hỗn hợp.
- Vậy nước tự nhiên là hh hay nước tinh khiết?
* Nước cất là chất không lẫn bất cứ chất nào khác gọi là chất tinh khiết.
- GV chuyển ý: Vậy chất tinh ,khiết là gì, ta tìm hiểu mục 2.
- Yêu cầu HS quan sát tranh vẽ H1.4a (T10).
- Qua thí nghiệm này em hiểu thế nào là chất tinh khiết.
- Nêu 1 số thí dụ về chất tinh khiết
- Vậy chất như thế nào mới có tính chất nhất định?
- Yêu cầu HS đọc TN T10
+ Yêu cầu HS làm thí nghiệm, GV hướng dẫn thao tác cho HS.
- Mục đích của thí nghiệm này là gì? Ta sử dụng tính chất nào để tách muối ra khỏi nước?
- GV hướng dẫn HS đến câu trả lời đúng
* GV giảng thêm 1 số ví dụ như SGK và thực tế.
-Vậy dựa vào đâu để tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp?
* GV tổng hợp, chốt kiến thức.
HS quan sát mẫu nước, kết hợp thông tin SGK trả lời câu hỏi.
HS dựa vào thành phần ghi trên nhãn trả lời
HS thảo luận nhóm nhỏ trả lời.
HS tự rút ra kiến thức.
HS dựa vào kiến thức thực tế trả lời câu hỏi.
HS nghe giảng.
HS quan sát tranh vẽ:
+ Mô tả thí nghiệm qua tranh.
+Mục đích của thí nghiệm?
HS tự lấy thí dụ.
HS nêu kết luận.
Cá nhân nghiên cứu thí nghiệm SGK / t10.
+ HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
HS trả lời câu hỏi, 1 số HS khác nhận xét, bổ sung.
HS nghe giảng, trả lời câu hỏi và chốt kiến thức
1) Hỗn hợp.
- Là 2 hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau.
VD: Nước khoáng, nước tự nhiên…
2) Chất tinh khiêt
- Là chất không lẫn bất cứ chất nào khác.
VD: Nước cất, muối ăn…
KL: Chất tinh khiết có tính chất nhất định, không đổi
3) Tách chất ra khỏi hỗn hợp
a) Thí nghiệm (SGK)
b) Kết luận:
Dựa vào tính chất vật lí khác nhau có thể tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp
KL: SGK /T11
4. Củng cố - đánh giá.
* Câu sau đây có 2 ý nói về nước cất: “Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 1020C”
Hãy chọn phương án đúng.
A. Cả 2 ý đều đúng C. ý 1 đúng, ý 2 sai.
B. Cả 2 ý đều sai D. ý 1 sai, ý 2 đúng.
*Cồn là 1 chất lỏng, có t0s = 78,30C và tan nhiều trong nước. Làm thế nào để tách cồn ra khỏi hh cồn và nước.
5. Hướng dẫn về nhà.
- Học kĩ nội dung bài như vở ghi và SGK
- Bài tập 6, 7, 8 / T11
- Xem toàn bộ kiến thức chương và đọc trước nội dung bài thực hành, chuẩn bị tường trình theo mẫu:
Tên
thí nghiệm
Dụng cụ
Hoá chất
Cách
tiến hành
Kết quả
Giải thích
* Mỗi tổ chuẩn bị 1 thìa muối ăn, 1 cây nến nhỏ, 1 thìa cát.
Tiết 4: Thực hành
Tính chất nóng chảy của chất – tách chất từ hỗn hợp
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Học sinh làm quen và biết sử dụng 1 số dụng cụ trong phòng thí nghiệm.
Học sinh nắm được 1 số qui tắc trong phòng thí nghiệm.
Thực hành, so sánh nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất. Qua đó thấy được sự khác nhau về nhiệt độ nóng chảy của 1 số chất.
Biết cách tách riêng chất từ hỗn hợp.
2. Kĩ năng: Tiếp tục rèn kĩ năng thực hành hoá học.
3. Thái độ: Rèn luyện tính cẩn thận, kiên trì trong thực hành hoá học
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
*Phụ tá thí nghiệm chuẩn bị cùng GV dạy tại phòng thí nghiệm.
+ Mỗi bàn 1 bộ dụng cụ thí nghiệm cho HS: ống nghiệm, 2 kẹp ống nghiệm, cốc, phễu, đũa thuỷ tinh, đèn cồn, giấy lọc.
HS chuẩn bị:
Mỗi tổ: 1 thìa muối, 1 thìa cất, 1 cây nến nhỏ.
C. Tiến trình bài thực hành.
1. ổn định tổ chức: KT sĩ số HS…
2. Kiểm tra bài cũ
HS1: Nêu các tính chất của chất. Lấy ví dụ
GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài thực hành.
Hoạt động 1: GV hướng đẫn một số qui tắc an toàn cách sử dụng
hoá chất trong phòng thí nghiệm.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV nêu mục tiêu của bài thực hành, nêu các hoạt động trong giờ thực hành mà học sinh phải làm.
- GV hướng dẫn cách tiến hành thí nghiệm.
- GV giới thiệu 1 số dụng cụ đơn giản và cách sử dụng 1 số dụng cụ đó.
- GV giới thiệu 1 số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- GV treo tranh “ Cách sử dụng hoá chất” và đặt câu hỏi.
*Em hãy rút ra những điểm cần lu ý khi sử dụng hoá chất.
HS nghe giảng và cần làm các hoạt động sau trong phòng thí nghiệm:
+ Tiến hành các thí nghiệm theo hướng dẫn.
+ Báo cáo kết quả và làm tường trình.
+ Vệ sinh phòng thực hành, rửa dụng cụ
HS quan sát, nghe và lĩnh hội kiến thức.
HS trả lời câu hỏi, tự chốt kiến thức.
I) Một số qui tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
- Cách sử dụng hoá chất
Hoạt động 2: Tiến hành thí nghiệm
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV hướng dẫn học sinh:
Đặt 2 ống nghiệm có chứa bột lưu huỳnh và parafin vào cốc nước.
+ Đun nóng cốc nước bằng đèn cồn.
+ Đặt đứng nhiệt kế vào ống nghiệm; Theo dõi nhiệt độ ghi trên nhiệt kế và nhiệt độ nóng chảy.
GV hỏi: Khi nước sôi S đã nóng chảy chưa?
- Qua thí nghiệm trên, hãy rút ra nhận xét chung về nhiệt độ nóng chảy của các chất?
- GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm theo 2 bước:
+ Cho vào bát sứ 3g hh muối ăn và cát.
+ Rót vào bát 5 ml nước, khuấy đều để muối tan.
+ Gấp giấy lọc đặt vào phễu.
+Đặt phễu vào ống nghiệm và rót từ từ hh trên vào phễu.
* Quan sát.
- GV tiếp tục hướng dẫn HS.
+ Đun nóng phần nước lọc trên ngọn lửa đèn cồn. (GV lu ý HS cách đun: Phải hơ nóng đều ống nghiệm dọc theo thân ống, tập trung vào phần đáy ống, vừa đun vừa lắc nhẹ, hướng miệng ống nghiệm vào chỗ không có người ).
- GV hỏi: Hãy so sánh chất rắn thu được với hh ban đầu.
HS tiến hành thí nghiệm theo hướng dẫn
+ Theo dõi thí nghiệm, ghi lại nhiệt độ nóng chảy của parafin
HS dựa vào kết quả thí nghiệm trả lời câu hỏi.
HS rút ra nhận xét.
HS tiến hành thí nghiệm theo nhóm.
+ Quan sát thí nghiệm và nhận xét:
+ Chất giữ lại trên giấy lọc, dd thu được sau khi lọc.
HS làm thí nghiệm theo hướng dẫn sau khi lọc.
HS nghe giảng, ghi nhớ kiến thức
HS trả lời câu hỏi, chốt kiến thức.
1) Thí nghiệm 1: (SGK)
KL: tn/cS > 1000C
tn/c parafin = 420C
* Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau
2) Thí nghiệm 2:
Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát
Hoạt động 3: Tường trình
GV yêu cầu HS hoàn thành bản tường trình theo mẫu đã hướng dẫn.
Yêu cầu HS thu, rửa dụng cụ hoá chất, vệ sinh phòng thực hành.
4. Hướng dẫn về nhà.
+Đọc trước bài nguyên tử.
+ Hoàn chỉnh bản tường trình.
Tiết5:
.
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- HS biết nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện và từ đó tạo ra nhiều chất. Nguyên tử tạo bởi hạt nhân mang điện tích (+) và lớp vỏ tạo bởi các electron mang điện tích (-).
- HS biết cấu tạo hạt nhân, biết được những nguyên tử cùng loại là những nguyên tử có cùng số proton trong hạt nhân.
- Hiểu được trong nguyên tử số p = số e. Electron luôn chuyển động và được xếp thành từng lớp, nhờ các electron mà các nguyên tử có khả năng liên kết với nhau.
2. Kĩ năng:
Hình thành kĩ năng tư duy hoá học, phân tóch sự vật hiện tượng để phát hiện kiến thức mới. Bước đầu hình thành kĩ năng giải bài tập hoá học về nguyên tử.
3. Thái độ:
Tiếp tục hình thành hứng thú học và hiểu hóa học, học sinh yêu thích bộ môn.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1. GV chuẩn bị: Sơ đồ nguyên tử của: H, O, Si, Mg, K.
2. HS chuẩn bị: Đọc kĩ bài nguyên tử.
c. Phương pháp:
+ Phát hiện và giải quyết vấn đề
+ Phương pháp vấn đáp
d. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ: Thu bản tường trình.
3. Bài mới: GV vào bài như SGK.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tử.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV : Thuyết trình:
Các chất được tạo nên từ những hạt vô cùng nhỏ và trung hoà về điện gọi là nguyên tử.
+ Em hiểu nguyên tử là gì?
- GV nghe, điều chỉnh để hoàn thiện khái niệm nguyên tử.
+Em hình dung thế nào về kích thước nguyên tử?
+ Yêu cầu HS đọc phần 1 mục “Em có biết”
- GV giảng như SGK
- GV giảng về cấu tạo nguyên tử và minh hoạ bằng sơ đồ cấu tạo nguyên tử He
- GV đưa ví dụ:
Cái bút bằng sắt được
tạo nên từ đâu?
- GV phân tích, chốt kiến thức.
HS nghe giảng
HS thảo luận theo nhóm nhỏ, đưa ra khái niệm nguyên tử.
HS trả lời theo suy đoán
1 HS đọc, HS khác theo dõi
HS nghe giảng,tiếp thu kiến thức.
HS phân tích ví dụ.
HS nghe giảng, chốt kiến thức.
1) Nguyên tử là gì?
a) Định nghĩa:
Là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện.
b) Kích thước:
Vô cùng nhỏ
d =1/108 cm.
c) Cấu tạo nguyêntử
Nguyên tử gồm:
+ Hạt nhân mang điện tích (+)
+ Lớp vỏ tạo bởi các electron mang điện tích (-).
Hoạt động 2: Tìm hiểu về hạt nhân nguyên tử
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV giảng về cấu tạo của hạt nhân nguyên tử
+ Theo em trong nguyên tử bao gồm mấy loại hạt?
+ Điện tích của từng loại hạt?
+ Vậy để nguyên tử trung hoà về điện cần có điều kiện gì?
+ Tính khối lượng nguyên tử
- GV: Do khối lượng e rất nhỏ nên có thể bỏ qua. Vậy khối lượng nguyên tử sẽ được tính như thế nào?
- GV giảng: Các nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân dù số n khác nhau.
HS nghe giảng, tiếp thu kiến thức.
HS trả lời câu hỏi (p, n, e)
HS trả lời câu hỏi và dựa vào đó tính được khối lượng nguyên tử
HS tính được: m nguyên tử = mp + mn
HS nghe giảng, chốt kiến thức.
2) Hạt nhân nguyên tử
HNNT gồm:
+ Proton(p +)
+Nơtron (n: không mang điện)
Trong nguyên tử:
số p = số e
Khối lượng nguyên tử = khối lượng hạt nhân
+ Chú ý: Các nguyên tử cùng loại có cùng số p trong hạt nhân.
Hoạt động 3: Tìm hiểu về lớp electron.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV giới thiệu: Trong nguyên tử e chuyển động rất nhanh quanh hạt nhân và xếp thành từng lớp, mỗi lớp có 1 số e nhất định .
- GV giới thiệu sơ đồ nguyên tử oxi( sốe, số lớp e, số e lớp ngoài cùng).
GV đưa 1 số mô hình nguyên tử yêu cầu HS hoàn thành theo bảng. Quan sát hình và điền số thích hợp vào ô trống.
- GV gọi mỗi nhóm lên hoàn thành 1 cột.
- GV giảng: Để tạo nên chất này hay chất khác, các nguyên tử phải liên kết với nhau. Vậy nhờ đâu các nguyên tử liên kết với nhau, chính là nhờ các e, cụ thể là các e lớp ngoài cùng.
+ Yêu cầu HS mở SGK trang 42, nếu biết số p, có biết số e và có tìm được tên nguyên tố không?
- GV: Vẽ sơ đồ nguyên tử C có p = 6?
+ Xác định số e, số lớp e và số e lớp ngoài cùng.
HS nghe giảng, tiếp thu kiến thức.
HS quan sát, thảo luận nhóm nhỏ hoàn thành bài tập.
Đại diện nhóm lên hoàn thành bảng, nhóm khác nhận xét bổ sung.(Bảng phụ)
HS nghe giảng, mở rộng kiến thức
HS lên bảng vẽ
HS xác định các số liệu như bài tập trên và chốt kiến thức.
3) Lớp electron
- Các e luôn chuyển động xung quanh hạt nhân và xếp thành từng lớp.
+ Lớp 1 tối đa 2e.
+ Lớp 2 tối đa 8e.
+ Lớp 3: tối đa 8e
* KL: SGK
4. Củng cố - đánh giá
* Điền tên hạt tạo thành nguyên tử vào các câu sau:
a) … (1)….và ….(2)………. có điện tích như nhau, chỉ khác dấu.
b) … (3)….và ….(4)……….có cùng khối lượng , còn ….(5)…có khối lượng rất nhỏ, không đáng kể..
c) Những nguyên tử cùng loại có cùng số….(6)…. trong hạt nhân.
d) Trong nguyên tử…(7)…. luôn chuyển động rất nhanh và xếp thành từng lớp.
* Bài tập 5/ T16.
Bảng phụ hoạt động 3:
Nguyên tử
Số p trong hạt nhân
Số e trong nguyên tử
Số lớp e
Số e lớp ngoài cùng
Hiđro
Magie
Nitơ
Canxi
5. Hướng dẫn về nhà.
+ Học bài và làm bài tập số1, 2 (SGK) và 4.3; 4.4 (SBT).
+ Đọc mục: Em có biết.
+ Đọc trước bài nguyên tố hoá học.
Tiết 6: Nguyên tố hoá học
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức - HS nắm được: NTHH là tập hơpn những nguyên tử cùng loại, có cùng số p trong hạt nhân.
+ Biết được KHHH dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi kí hiệu còn để chỉ 1 nguyên tử nguyên tố.
- Biết cách ghi và nhớ được kí hiệu nguyên tố đã cho trong bài 4, 5 và ở cả phần bài tập.
+ HS hiểu được: Khối lượng các nguyên tố trong vỏ trái đất không đồng đều, oxi là nguyên tố phổ biến nhất.
2. Kĩ năng:
Rèn cho HS kĩ năng ghi và nhớ kí hiệu NTHH, kĩ năng tra bảng tìm nguyên tố.
3. Thái độ: Học sinh có thái độ tích cực học tập
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1. GV chuẩn bị: Sơ đồ H1.8
2. HS chuẩn bị: Đọc trước bài
c. Phương pháp:
+ Vấn đáp.
+ Phát hiện và giải quyết vấn đề.
d. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức. KT sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nêu cấu tạo nguyên tử. Cho mô hình phân tử Nhôm hãy cho biết số p, số e, số e lớp ngoài cùng.
+ Vì sao nói khối lượng hạt nhân được coi là khối lượng nguyên tử? Vì sao các nguyên tử có thể liên kết được với nhau?
3. Bài mới: GV vào bài như SGK.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tố hoá học
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV: Như các em đã biết chất được tạo nên từ nguyên tử. VD: H2O được tạo nên từ 2nguyên tử H và 1 nguyên tử O. Trong 1g nứơc có tới 3 vạn tỉ tỉ nguyên tử O và 6 vạn tỉ tỉ nguyên tử H, để thay thế rất nhiều nguyên tử cùng loại như vậy người ta nói nước được tạo bởi 2 nguyên tố O và H.
+ Những nguyên tử cùng loại tạo nên NTHH có cùng số p trong hạt nhân.
+ Em hiểu nguyên tố hoá học là gì?
- GV gọi 1 số nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét, chốt kiến thức.
+ Vậy loại hạt nào là đặc trưng của NTHH?
* Những nguyên tử cùng loại có tính chất như nhau.
+ Nguyên tố hoá học được biểu diễn như thế nào?
- GV đặt vấn đề: Trong KH để trao đổi với nhau về NTHH cần có cách biểu diễn ngắn gọn và ai cũng hiểu, ở khắp mọi nơi trên thế giới là KHHH.
- GV đưa ví dụ(ghi bảng)
- GV giới thiệu bảng trang 42, yêu cầu HS ghi nhớ các NTHH.
- GV: Vậy muốn biểu
diễn 3 nguyên tử oxi, viết như thế nào?
+ Gọi 2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp nhận xét
* GV chốt kiến thức từ ý kiến của HS.
HS nghe giảng, thảo luận nhóm nhỏ hình thành khái niệm NTHH.
Một số HS trả lời câu hỏi, HS khác nhận xét, bổ sung
HS tự chốt kiến thức, ghi bảng.
HS nghe giảng, khắc sâu kiến thức.
HS trả lời câu hỏi.
HS nghe giảng.
HS ghi lại VD.
HS mở bảng trang 42 nghe hướng dẫn.
HS dựa vào kiến thức vừa lĩnh hội trả lời câu hỏi.
2 HS lên bảng làm, HS dưới lớp tự làm vào vở.
HS nghe, chốt kiến thức.
I) Nguyên tố hoá học là gì?
1) Định nghĩa:
Là những nguyên tử cùng loại, có cùng số proton trong hạt nhân.
* Số proton là đặc trưng của nguyên tố hoá học
2) Kí hiệu hoá học
- Bằng 1 chữ cái in hoa
- Bằng 1 chữ cái in hoa ở đầu và chữ in thường ở bên cạnh.
VD: O- oxi
Ca- canxi
H- hiđro
Cl- clo
3H: 3 nguyên tử hiđro
2O: 2 nguyên tử oxi.
Hoạt động 2: Có bao nhiêu nguyên tố hoá học.
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV yêu cầu HS đọc phần này trong SGK.
+ Cho biết tỉ lệ các NTHH trong lớp vỏ trái đất.
GV giải thích và kể thêm về nguyên tố tự nhiên, nguyên tố nhân tạo, vỏ trái đất.
Cá nhân HS nghiên cứu mục III SGK
HS trả lời, HS khác nhận xét, bổ sung.
HS nghe giảng, tiếp thu kiến thức.
KL: (sgk)
4. Củng cố - đánh giá
+ Có thể dùng cụm từ khác nhưng nghĩa tương đương với cụm từ “Có cùng số p trong hạt nhân” trong định nghĩa về NTHH. Đó là cụm từ A, B hay C?
Có cùng thành phần hạt nhân.
Có cùng khối lượng hạt nhân.
Có cùng điện tích hạt nhân.
+ Bài 8/ T20 ; + Đọc kết luận(sgk)
5. Hướng dẫn về nhà
+ Học kĩ bài theo vở ghi
+ Bài 1(sgk) và 5.4; 5.5 (sbt)
+ Đọc kĩ bài 5 mục II
Tiết 7:
Nguyên tố hoá học (tiếp theo)
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức
- HS hiểu được: “Nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đvC”.
- Biết mỗi đvC = khối lượng của nguyên tử C.
- Biết mỗi nguyên tố có 1 nguyên tử khối riêng biệt. Biết được NTK sẽ xác định được đó là nguyên tố nào.
- Biết sử dụng bảng trang 42 để tìm NTK và ngược lại.
2. Kĩ năng.
- HS có kĩ năng tra bẳng xác định NTK của 1 số nguyên tố; tính được khốilượng tính bằng gam của 1 số nguyên tố, so sánh được mưc độ năng nhe giữa các nguyên tố.
3. Thái độ. Học sinh có hứng thú tìm hiểu, say mê bộ môn.
B. Chuẩn bị đồ dùng dạy học.
1. GV chuẩn bị: Sơ đồ H1.8
2. HS chuẩn bị: Đọc trước bài
c. phương pháp:
+ Sử dụng phương pháp vấn đáp; nêu vấn đề hình thành khái niệm mới.
d. Tiến trình bài giảng:
1. ổn định tổ chức. KT sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ:
+ Nguyên tố hoá học là gì? Cho ví dụ 1 số NTHH
+ Các cách viết sau đây chỉ ý gì?
a) Ca, 5Ca, 3O, 4Na, 2Mg, 8H.
b) 2Cl, 3K, 7S, 8P.
3. Bài mới: GV vào bài như SGK.
Hoạt động 1: Tìm hiểu về nguyên tử khối
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
GV thuyết trình:
NT có khối lượng vô cùng bé, nếu tính bằng gam thì rất nhỏ, không tiện sử dụng. Vì vậy, người ta lấy khối lượng của nguyên tử C làm đơn vị khối lượng NT gọi là đvC
+ GV đưa ví dụ, ghi bảng
+ Các giá trị khối lượng này cho biết sự nặng hay nhẹ giữa các NT.
+Vậy trong các giá trị trên, NT nào nhẹ nhất?
NT C, O nặng gấp bao nhiêu lần NT H?
- GV thuyết trình: Khối lượng tính bằng đvC chỉ là khối lượng tương đối giữa các nguyên tử (hư số)
+ Người ta gọi khối lượng này là NTK .
+ Vậy NTK là gì?
- GV hướng dẫn HS tra bảng 1 T/42 để biết NTK của 1 số nguyên tố.
- Mỗi nguyên tố đều có 1 NTK riêng biệt.
+ Vì vậy, dựa vào NTK của 1 nguyên tố chưa biết người ta xác định được đó là nguyên tố nào.
HS nghe giảng, tiếp thu kiến thức.
HS ghi bảng.
HS vận dụng, trả lời câu hỏi. ( H nhẹ nhất, C nặng gấp 12 lần H, O nặng gấp 16 lần H )
HS nghe giảng, tiếp thu kiến thức
HS thảo luận nhóm nhỏ trả lời câu hỏi.
HS nghe giảng, chốt kiến thức.
I) Nguyên tử khối.
mC = 1,9926.10-23(g)
Qui ước:
mC = 1 đvC
= 1,66.1024(g)
* Từ đó rút ra: VD
+ KL của 1 nguyên tử H= 1 đvC.
+ KL của 1 nguyên tử C= 12 đvC.
+ KL của 1 nguyên tử O= 16 đvC.
So sánh độ nặng hay nhẹ giữa các nguyên tử.
* Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị C
Hoạt động 2: Bài tập:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
- GV yêu cầu HS làm bài tập sau:
Bài 1: Nguyên tử của nguyên tố R có khối lượng nặng gấp 14 lần nguyên tử H. Hãy tra bảng T42, cho biết: + R là nguyên tố nào?
+ Số p, số e trong nguyên tử.
- GV hướng dẫn HS làm bài bằng hệ thống câu hỏi:
+ Muốn xác định R là nguyên tố nào ta cần biết gì?
+ Với dữ kiện đề bài cho ta có xác định được số p không? Xác định như thế nào ?
+ Tra bảng T42 để xác định.
- Còn thời gian cho HS làm bài tập 6/ T20.
- Gọi 1 HS đọc KL SGK / T19.
HS suy nghĩ, làm bài tập.
1HS lên bảng trình bày, các HS dưới lớp làm vào vở
HS nghe hướng dẫn từ các câu hỏi gợi ý
HS rút ra cách làm, áp dụng làm tiếp bài tập.
1 HS đọc KL (sgk)
KL:
NTK của R = 14.1 = 14 ((đvC).
R là nguyên tố Nitơ, KHHH là N.
Số p = 7.
Vì số p = số e
Nên số e = 7
4. Củng cố - đánh giá.
- Theo giá tri tính bằng gam của nguyên tử C cho trong bài học, hãy tính:
a) 1đvC tương ứng bao nhiêu gam?
b) Khối lượng tính bằng gam của nguyên tử Al là:
A. 5,342. 10-23 B. 6,023. 10-23 C. 4,482. 10-23 D. 3,990. 10-23
* Hãy chọn các nguyên tử ở cột A có NTK tương ứng ở cột B:
Nguyên tử
Nguyên tử khối
Na
16
K
9
Ca
7
Cl
30,40
Fe
35,5
39
23
5. Hướng dẫn về nhà:
+ Học kĩ bài theo câu hỏi SGK.
+ Xem lại kiến thức phần nguyên tử, nguyên tố hoá học.
+ BTVN: 5 +7 (sgk T19).
+ Đọc trước bài : “ Đơn chất, hợp chất, phân tử”
Tiết
File đính kèm:
- Giao an Hoa 8(18).doc