HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. nhận biết được các dấu hiệu của phản ứng hóa học.
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.
-Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và ý thức giữ gìn vệ sinh chung ch HS
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 6717 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 20 : bài thực hành 3 dấu hiệu của hiện tượng và phản ứng hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 20 : BÀI THỰC HÀNH 3
DẤU HIỆU CỦA HIỆN TƯỢNG VÀ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
A. Mục tiêu :
-HS phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học. nhận biết được các dấu hiệu của phản ứng hóa học.
-Rèn luyện kĩ năng sử dụng dụng cụ, hóa chất trong phòng thí nghiệm.
-Rèn luyện tính kiên trì, cẩn thận và ý thức giữ gìn vệ sinh chung ch HS.
B.Chuẩn bị:
1. Giáo viên :
Hóa chất
Dụng cụ
-Dung dịch Ca(OH)2
-Ống nghiệm và giá ống nghiệm.
-Dung dịch Na2CO3
-Đèn cồn,diêm, kẹp ống nghiệm.
-Thuốc tím ( KmnO4 )
-Ống hút, nút cao su có ống dẫn.
-Que đóm, bình nước.
2. Học sinh:
- Mỗi tổ chuẩn bị: 1 chậu nước, que đóm, nước vôi trong.
- Đọc SGK/ 52
- Kẻ bản tường trình vào vở :
STT
Tên thí nghiệm
Hóa chất
Hiện tượng
Phương trình chữ
01
02
C.Hoạt động dạy – học :
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Hoạt động 1:Kiểm tra kiến thức cũ và sự chuẩn bị của HS
-Phân biệt hiện tượng vật lý và hiện tượng hóa học ?
-Trình bày dấu hiệu để biết có phản ứng hóa học xảy ra? Ví dụ
-Kiểm tra sự chuẩn bị ở nhà của các nhóm.
-HS1: Hiện tượng vật lí: chất biến đổi về trang thái nhưng không biến đổi về chất. Hiện tượng hóa học: chất bị biến đổi, tạo thành chất mới.
- HS2 : Nhận biết phản ứng xảy ra dựa vào dấu hiệu có chất mới tạo thành.
Hoạt động 2 : Tiến hành thí nghiệm
-Nêu mục tiêu của bài thực hành.
-Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 1 (SGK)
-Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 1
-Thảo luận nhóm để trả lời các câu hỏi sau:
- Tại sao tàn đóm đỏ có khả năng bùng cháy?
- Tại sao thấy tàn đóm đỏ bùng cháy, ta lại tiếp tục đun?
(Gợi ý: Tiếp tục đun để thử phản ứng đã xảy ra hoàn toàn chưa)
- Hiện tượng tàn đóm đỏ không bùng cháy nữa nói lên điều gì ? Vì sao ta lại ngừng đun?
Kết luận: Thuốc tím khi bị đun nóng sinh ra các chất rắn: Kali manganat, Manganđioxit và Khí oxi.
-Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trên ?
?Trong thí nghiệm trên có mấy quá trình biến đổi xảy ra ? Những quá trình biến đổi đó là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hóa học ?
-Hướng dẫn HS làm thí nghiệm 2:
- Trong hơi thở của chúng ta có khí gì ?
-Yêu cầu HS đọc thí nghiệm 2 (SGK)
-Theo em ống nghiệm nào có phản ứng hóa học xảy ra ? Vì sao ?
-Nước vôi trong bị vẩn đục do có chất rắn không tan được tạo thành là canxicacbonat. g Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trên ?
-Khi đổ dd natricacbonat vào ống nghiệm 2 đựng canxihiđroxit tạo thành canxicacbonat và natrihiđroxit.
g Hãy viết phương trình chữ của phản ứng trên ?
*Thí nghiệm 1: Hòa tan và đun nóng thuốc tím (kali pemanganat)
-Làm thí nghiệm 1 theo nhóm.
-Thảo luận để trả lời các câu hỏi.
-Ghi lại kết quả quan sát được vào giấy nháp.
-Kết quả:
Ống nghiệm 1
Ống nghiệm 2
Hiện tượng
Chất rắn tan, dd màu tím.
Chất không tan hết.
Hiện tượng vật lí
X
X
Hiện tượng hóa học
X
-Phương trình chữ:
t0
Kali pemanganat
g
Kali manganat + manganđioxit +oxi
*Thí nghiệm 2: Thực hiện phản ứng với canxihiđroxit (nước vôi trong )
-Làm thí nghiệm , quan sát hiện tượng và ghi vào giấy nháp.
a.
Ống nghiệm 1
Ống nghiệm 2
Không có hiện tượng
Nước vôi trong bị vẩn đục
Canxihiđroxit + khí cacbonic g
canxicacbonat + nước
b.
Ống nghiệm 1
Ống nghiệm 2
Không có hiện tượng
Nước vôi trong bị vẩn đục
Canxihiđroxit + natricacbonat g
canxicacbonat + natrihiđroxit
Hoạt động 3: Làm bản tường trình
-Yêu cầu HS làm bản tường trình theo mẫu đã chuẩn bị sẵn.
Vậy qua các thí nghiệm trên các em đã được củng cố về những kiến thức nào ?
-Yêu cầu HS dọn dụng cụ và làm vệ sinh khu vực thí nghiệm.
-Làm bản tường trình
-Làm vệ sinh.
D.Hướng dẫn HS học tập ở nhà:
-Đọc bài 15 SGK / 53,54
E.Rút kinh nghiệm sau tiết dạy:
File đính kèm:
- Giao an Hoa 8 T20.doc