Bài giảng Tiết 21 bài 15 về định luật bảo toàn khối lượng

I , Mục tiêu :

1 . Kiến thức : Học sinh hiểu được :

- Trong phản ứng hoá học , tổng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm . Các chất tác dụng với nhau theo 1 tỷ lệ nhất định về khối lượng .

2 . Kỹ năng :

- Quan sát thí nghiệm cụ thể , nhận xét rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng cácchất trong phản ứng hoá học .

- Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể .

 

doc6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 21 bài 15 về định luật bảo toàn khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 Bài 15 Định luật bảo toàn khối lượng I , Mục tiêu : 1 . Kiến thức : Học sinh hiểu được : - Trong phản ứng hoá học , tổng khối lượng các chất phản ứng bằng tổng khối lượng các sản phẩm . Các chất tác dụng với nhau theo 1 tỷ lệ nhất định về khối lượng . 2 . Kỹ năng : - Quan sát thí nghiệm cụ thể , nhận xét rút ra được kết luận về sự bảo toàn khối lượng cácchất trong phản ứng hoá học . - Viết được biểu thức liên hệ giữa khối lượng các chất trong một số phản ứng cụ thể . - Tính được khối lượng của một số chất trong phản ứng khí biết khối lượng của các chất còn lại . 3 . Thái độ : - Hứng thú học tập bộ môn hoá học . - Biết giải quyết vấn đề một cách khách quan , trung thực trên cơ sở phân tích khoa học . II , Chuẩn bị : GV : Máy chiếu , bảng phụ , bút dạ . HS : + Học lại bài cũ . + Đọc trước bài định luật bào toàn khối lượng . III , Hoạt động dạy học : 1 . ổn định trật tự lớp : Kiểm tra sĩ số : Thiếu Lí do Đủ 2 . Kiểm tra bài cũ : (2’) ? Phản ứng hoá học là gì ? Viết phương trình chữ của phản ứng hoá học : Kẽm + axit clohidric HS : Phản ứng hoá học là quá trình biến đổi chất này thành chất khác . Kẽm + axit clohidric khí hidro + kẽm clorua . GV : Nhận xét , cho điểm . 3 . Bài mới : Đặt vấn đề : Trong phản ứng hoá học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử tạo ra những chất mới . Vậy tổng khối lượng các chất trước và sau phản ứng có được bảo toàn không ? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu trong bài hôm nay . Tiết 21 Bài 15 Định luật bảo toàn khối lượng Hoạt động 1 : Thí nghiệm để rút ra định luật bảo toàn khối lượng (12’) Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung GV : Đầu tiên , chúng ta cùng nhau quan sát thí nghiệm . GV : Yêu cầu HS nhắc lại các thao tác thí nghiệm . GV : Chiếu cách tiến hành thí nghiệm lên màn hình . Yêu cầu HS quan sát xác định vị trí của kim cân khi đổ cốc 1 vào cốc 2 nhận xét hiện tượng phản ứng . Theo dõi sự biến đổi của phản ứng ? GV : Treo bảng phụ của nhóm 1 . Yêu cầu nhóm 1 cử đại diện trình bày hiện tượng quan sát được . GV : Chữa câu trả lời của nhóm 1 và các nhóm còn lại . GV : Ghi hiện tượng lên bảng . GV : Thông báo : chất rắn màu trắng đó là barisunfat BaSO4 , chất này không tan và đồng thời tạo ra muối natriclorua NaCl . GV : Yêu cầu học sinh viết phương trình chữ của phản ứng ? GV : Qua thí nghiệm trên , em có nhận xét gì về tổng khối lượng chất tham gia và tổng khối lượng của sản phẩm ? GV : Thông báo : Đó chính là nội dung cơ bản của định luật bảo toàn khối lượng . Vậy cụ thể định luật này nói lên vấn đề gì , chúngta vào phần II . HS 1 : B1 : Đặt 2 cốc chứa dd BaCl2 và dd Na2SO4 lên 1 bên cân . B2 : Đặt các quả cân sao cho kim cân thăng bằng . B3 : Đổ cốc 1 chứa dd BaCl2 vào cốc 2 chứa dd Na2SO4 . HS : Các nhóm ghi thao tác làm vào bảng nhóm . HS : Quan sát thí nghiệm . Thảo luận nhóm , ghi hiện tượng thí nghiệm vào bảng phụ của nhóm . HS : Trình bày kết quả quan sát : - Ban đầu : kim cân ở vị trí cân bằng . - Đổ cốc 1 vào cốc 2 : có chất rắn màu trắng xuất hiện . - Kim cân vẫn ở vị trí cân bằng . Hs : Nghe giảng HS : Lên bảng viết . Barisunfat + natri sunfat barisunfat + natri clorua . HS : Tổng khối lượng các chất không đổi . I , Thí nghiệm : 1 . Cách tiến hành : SGK . 2 . Hiện tượng : - Có chất rắn màu trắng xuất hiện . - Kim cân ở vị trí thăng bằng . 3 . Phương trình chữ : Barisunfat + natri sunfat barisunfat + natri clorua . 4 . Nhận xét : Tổng khối lượng chất tham gia bằng tổng khối lượng chất sản phẩm. Hoạt động 2 : Tìm hiểu nội dung định luật (15’) Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung GV : Giới thiệu 2 nhà hoá học Lômôlôxốp và Lavoadie bằng máy chiếu GV : Gọi HS nhắc lại nội dung cơ bản của định luật bảo toàn khối lượng qua thí nghiệm trên . GV : Chữa câu trả lời của HS : chiếu nội dung định luật , gọi 1 học sinh đọc lại . GV : Tại sao tổng khối lượng của các chất được bảo toàn ? Giải thích ? GV : Treo tranh hình 2.5 (SGK- 48) . Giới thiệu lại phản ứng hoá học giữa khí hidro và khí oxi tạo ra nước : Trong phản ứng hoá học này , trước phản ứng 2 nguyên tử hidro , 2 nguyên tử oxi liên kết với nhau . Sau phản ứng , liên kết giữa các nguyên tử thay đổi , cụ thể là 1 nguyên tử oxi liên kết với 2 nguyên tử hidro , kết quả làlàm cho chất này biến đổi thành chất khác . GV : Dựa vào hình 2.5 SGK , yêu cầu HS thảo luận với bạn cùng bàn trả lời câu hỏi GV : Yêu cầu đại diện HS trả lời . GV : Câu trả lời của bạn về cơ ưbản đúng rồi nhưng cô vẫn muốn hỏi thêm một câu hỏi nữa để rõ vấn đề hơn : ? Em cho cô biết khối lượng của nguyên tử được tính như thế nào ? GV : Chốt lại : Trong phản ứng hoá học chỉ có những thay đổi liên quan đến sự sắp xếp các electron , không ảnh hưởng đến khối lượng hạt nhân . Do đó , tổng khối lượng chất tham gia bằng tổng khối lượng chất tạo thành . GV : Các em đọc phần giải thích này trong SGK. GV : Vậy định luật bảo toàn khối lượng được áp dụng như thế nào ? Chúng ta sang phần III . HS : Nghe giảng HS : Trong phản ứng hoá học , tổng khối lượng các chất không đổi . HS : Suy nghĩ cá nhân , trao đổi với bạn cùng bàn . HS : Trong phản ứng hoá học diễn ra sự thay đổi liên kết giữa các nguyên tử . Sự thay đổi này chỉ liên quan đến electron . Số nguyên tử mỗi nguyên tố giữ nguyên và khối lượng của các nguyên tử không đổi . HS : m nguyên tử = m hạt nhân . II , Định luật : 1 . Nội dung định luật : (SGK) 2 . Giải thích định luật (SGK) Hoạt động 3 : áp dụng (5’) Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung GV : Trong thí nghiệm trên , nếu cô ký hiệu khối lượng của mỗi chất là m thì nội dung định luật bảo toàn khối lượng được thể hiện bằng biểu thức như thế nào ? GV : Giả sử cô có PTTQ A + B tạo ra chất C + D . Vậy biểu thức của định luật được viết như thế nào ? GV : Bổ sung : mA , mB , mC, mD là khối lượng mỗi chất . GV : Giả sử biết khối lượng của 3 chất là a , b ,c ; x là khối lượng của chất chưa biết .Làm thế nào để tính được x ? GV : Kết luận : “Nếu có n chất kể cả chất phản ứng và sản phẩm . Nếu biết khối lượng của n – 1 chất thì ta tính được khối lượng chất còn lại ” . Các em học kết luận trong SGK . HS : mBaCl2 + mNa2SO4 = mNaCl + mBaSO4 . HS : mA + mB = mC + mD . HS : Tự đưa ra phương trình và giải : a + b = c + x => x = a+b-c . III , áp dụng : PTTQ : A + B C + D . mA + mB = mC + mD mA , mB , mC , mD : khối lượng mỗi chất . => Kết luận (SGK ) : Hoạt động 4 : Củng cố (10’) Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung GV : Phát phiếu bài tập BT1 : Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g photpho trong oxi thu được 7,1g hợp chất đi phôtpho penta oxit . a , Viết phương trình chữ . b, Tính khối lượng oxi đã phản ứng . BT2 : Canxi cacbonat (CaCO3) là thành phần chính của đá vôi . Khi nung đá vôi xảy ra phản ứng hoá học sau : Cacxicacbonat Canxi oxit + Cacbon đi oxit . Biết rằng , khi nung 280 kg đá vôi tạo ra 140 kg canxi oxit CaO - vôi sống và 110 kg khí cacbon đi oxit . Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng . GV : Chú ý : Phần còn dư không phản ứng hết sau phản ứng không tính vào định luật bảo toàn khối lượng . * Lưu ý : Trường hợp lấy vào 1 chất có dư thì phần khối lượng còn dư không phản ứng hết không tính . IV , BTVN : Phụ lục : Phiếu học tập I , Em hãy hoàn thành bảng sau : Tên thí nghiệm Cách tiến hành Hiện tượng – Giải thích II , Bài tập BT1 : Đốt cháy hoàn toàn 3,1 g photpho trong oxi thu được 7,1g hợp chất đi phôtpho penta oxit . a , Viết phương trình chữ . b, Tính khối lượng oxi đã phản ứng . BT2 : Canxi cacbonat (CaCO3) là thành phần chính của đá vôi . Khi nung đá vôi xảy ra phản ứng hoá học sau : Cacxicacbonat Canxi oxit + Cacbon đi oxit . Biết rằng , khi nung 280 kg đá vôi tạo ra 140 kg canxi oxit CaO - vôi sống và 110 kg khí cacbon đi oxit . Viết công thức về khối lượng của các chất trong phản ứng .

File đính kèm:

  • docTiet 21 Bai 15 Dinh luat bao toan khoi luong.doc
Giáo án liên quan