Bài giảng Tiết 21 bài 16 phương trình hoá học tuần 11

Học sinh biết được PTHH dùng để biểu diễn phản ứng hoá học, gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp

 Biết lập phương trình hoá học

B. Đồ dùng dạy học :

Bảng phụ vẽ hình trang 55

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1358 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 21 bài 16 phương trình hoá học tuần 11, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 21 Bài 16 PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC Tuần 11 - Ngày soạn : - Ngày dạy : - Dạy lớp : A. Mục tiêu : Học sinh biết được PTHH dùng để biểu diễn phản ứng hoá học, gồm công thức hoá học của các chất phản ứng và sản phẩm với các hệ số thích hợp Biết lập phương trình hoá học B. Đồ dùng dạy học : Bảng phụ vẽ hình trang 55 C. Tiến trình bài giảng : 1. Mở bài : 1’ Theo định luật bảo toàn khối lượng, số nguyên tử của mỗi nguyên tố trước và sau phản ứng phải giữ nguyên, tức là bằng nhau. Dựa vào đây và với công thức hoá học ta sẽ lập được phương trình hoá học để biểu diễn phản ứng hoá học 2. Phát triển bài : 34’ Tg Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS 20’ 14’ I. Lập phương trình hoá học : 1. Phương trình hoá học : Khí hiđro + khí oxi nước Thay bằng công thức hoá học ta được sơ đồ : H2 + O2 ----> H2O Đặt hệ số 2 trước H2O ta được : H2 + O2 ----> 2H2O Đặt hệ 2 trước H2 : 2H2 + O2 ----> 2H2O Số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã bằng nhau, phương trình được viết như sau : 2H2 + O2 2H2O 2. Các bước lập phương trình hoá học : Ví dụ 1 : Nhôm tác dụng với khí oxi tạo ra nhôm oxit Al2O3 . Hãy lập phương trình hoá học của phản ứng - Bước 1 : Viết sơ đồ phản ứng : Al + O2 ----> Al2O3 - Bước 2 : Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố : 4Al + 3O2 ----> 2Al2O3 - Bước 3 : Viết phương trình hoá học : 4Al + 3O2 2Al2O3 Ví dụ 2 : Lập phương trình hoá học : Na + O2 ----> Na2O - Gọi 1 học sinh lên bảng viết phương trình bằng chữ giữa khí hiđro và khí oxi tạo thành nước - Gọi tiếp 1 học sinh lên bảng thay tên các chất bằng công thức hoá học - Trong 1 phản ứng hoá học , số nguyên tử các nguyên tố có thay đổi không ? - Treo bảng phụ giới thiệu H.1: Làm thế nào để bên phải có 2O ? - Số nguyên tử của hiđro và oxi mỗi bên như thế nào ? ( H.2 ) - Làm thế nào để số nguyên tử H bên trái được 4O ? - Xem lại H.3 : Số nguyên tử mỗi nguyên tố bằng nhau chưa ? - Để lập được 1 phương trình hoá học ta cần tiến hành mấy bước ? - Cho học sinh ghi một ví dụ - Hướng dẫn học sinh thực hiện từng bước + Bước 1 ta phải làm gì ? ( số nguyên tử của mỗi nguyên tố ở 2 vế có bằng nhau không ? ) + Bước 2 ta phải làm gì ? ( Hướng dẫn học sinh lựa chọn hệ số cân bằng từng nguyên tố ) + Bước 3 : Làm gì ? * Lưu ý : Tuyệt đối không được thay đổi chỉ số khi cân bằng - Hệ số phải viết cao bằng kí hiệu hoá học - Cho học sinh lập phương trình hoá học sau : ( viết đề bài lên bảng ) - Gọi 1 học sinh trình bày - Nhận xét - Sửa chữa - Cả lớp cùng theo dõi, bổ sung - Theo định luật bảo toàn khối lượng : Số nguyên tử vẫn giữ nguyên - Đặt hệ số 2 - Số O bằng nhau - Bên phải 4H bên trái 2H - Đặt hệ số 2 trước H2 - Số nguyên tử của mỗi nguyên tố đã cân bằng - Xác định 3 bước - Bước 1 : Viết sơ đồ phản ứng - Bước 2 : Ta phải cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố - Bước 3 : Viết phương trình hoá học - Cả lớp cùng thực hịên 3. Củng cố : 3’ - Phương trình hoá học dùng để biểu diễn điều gì ? - Nêu các bước lập phương trình hoá học 4. Kiểm tra, đánh giá : 5’ Cho sơ đồ phản ứng : Fe(OH)3 ----> Fe2O3 + H2O Hãy lập phương trình hoá học 5. Dặn dò : 2’ - Bài tập về nhà : Hãy lập phương trình sau : HgO ----> Hg + O2 Na2CO3 + CaCl2 ----> CaCO3 + NaCl - Xem trước phần II

File đính kèm:

  • docTiết 21 Bài 16 PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC.doc
Giáo án liên quan