Giáo án Hóa học Lớp 8 - Khái quát một số nét chung - Võ Thị Bưởi

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH:

 1/ Thuận lợi:

- Đa số học sinh ở trường có đầy đủ sách vở để học tập môn hoá như: sách giáo khoa, sách bài tập.

- Chương trình có sự đổi mới phù hợp với đặc điểm của từng học sinh và giáo viên.

- Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp đến việc dạy và học trong nhà trường.

- Các giáo viên đều được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn thay sách giáo khoa.

- Giáo viên đã được dạy học phương pháp đổi mới. Có nhiều đồ dùng trực quan.

2/ Khó khăn:

- Phương tiện, đồ dùng giảng dạy như đèn chiếu, tranh ảnh, hoá chất, dụng cụ dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu.

- Trường chưa có phòng bộ môn.

- Phân phối chương trình một số tiết chưa phù hợp.

- Đa số học sinh là dân tộc ít người nên việc tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh chưa có phương pháp học, chưa hứng thú trong việc học tập môn hoá học.

- Phân bố dân cư ở quá xa so với trường nên học sinh đi học chưa đều, khó cho việc học tổ, học nhóm.

- Đa số học sinh còn thụ động trong việc học tập. Kĩ năng tính toán còn yếu.

 

doc9 trang | Chia sẻ: trangtt2 | Ngày: 14/06/2022 | Lượt xem: 242 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 8 - Khái quát một số nét chung - Võ Thị Bưởi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
A. KHÁI QUÁT MỘT SỐ NÉT CHUNG I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH: 1/ Thuận lợi: Đa số học sinh ở trường có đầy đủ sách vở để học tập môn hoá như: sách giáo khoa, sách bài tập. Chương trình có sự đổi mới phù hợp với đặc điểm của từng học sinh và giáo viên. Được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp đến việc dạy và học trong nhà trường. Các giáo viên đều được tham gia đầy đủ các lớp tập huấn thay sách giáo khoa. Giáo viên đã được dạy học phương pháp đổi mới. Có nhiều đồ dùng trực quan. 2/ Khó khăn: Phương tiện, đồ dùng giảng dạy như đèn chiếu, tranh ảnh, hoá chất, dụng cụ dạy học chưa đáp ứng được nhu cầu. Trường chưa có phòng bộ môn. Phân phối chương trình một số tiết chưa phù hợp. Đa số học sinh là dân tộc ít người nên việc tiếp thu kiến thức còn nhiều hạn chế. Nhiều học sinh chưa có phương pháp học, chưa hứng thú trong việc học tập môn hoá học. Phân bố dân cư ở quá xa so với trường nên học sinh đi học chưa đều, khó cho việc học tổ, học nhóm. Đa số học sinh còn thụ động trong việc học tập. Kĩ năng tính toán còn yếu. 3/ Thống kê số học sinh của lớp dạy: Lớp TSHS GHI CHÚ (Những HS cần giáp đỡ) 8 33 II. YÊU CẦU, CHỈ TIÊU BIỆN PHÁP: 1/ Yêu cầu: Cung cấp cho học sinh các bài lí thuyết, sau mỗi chương đều có luyện tập và thực hành nhằm đánh giá sự tiếp thu kiến thức từ phía học sinh, đồng thời tạo được hứng thú với môn học (trong nhữnh tiết thực hành). học sinh biét làm thí nghiệm trong sách giáo khoa, làm được một số bài tập ở sách giáo khoa. Biết quy trình thao tác với các hoá chất đã học, các dụng cụ thí nghiệm đơn giản. Biết vận dụng thành thạo và chắc chắn những kiến thức đã học trong việc học tập ở nhà cũng như trong cuộc sống. - Nắm được phương pháp giải bài tập. 2/ Chỉ tiêu: Học kì Lớp TSHS Giỏi Khá TB Yếu Kém SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL I 8 33 II 8 33 CN 8 33 3/ Biện pháp: Thường xuyên kiểm tra. Xây dựng tổ nhóm học tập, cuối mỗi bài học có bài tập củng cố và nâng cao. Kết hợp với giáo viên chủ nhiệm để đôn đốc, nhắc nhở kịp thời. III. CẤU TRÚC CHƯƠNG TRÌNH: 1/ Chương trình: HK I: 19 tuần x 2 tiết/ tuần = 36 ( có 2 tuần chỉ thực hiện 1 tiết/ tuần) HK II: 18 tuần x 2 tiết/ tuần = 34 ( có 2 tuần chỉ thực hiện 1 tiết/ tuần) CẢ NĂM: 37 tuần x 2 tiết/ tuần = 70 Gồm 6 chương, 45 bài (70 tiết) trong đó có: 45 tiết lí thuyết (chiếm 64,28%). 12 tiết luyện tâp và ôn tập (chiếm 17,14%). 7 tiết thực hành (10%). 6 tiết kiểm tra và thi học kì (8,57%). 2. Cụ thể: Chương I: Chất – Nguyên Tử - Phân Tử Chất. Kiến thức: Học sinh phân biệt được vật thể (tự nhiên và nhân tạo),vật liệu và chất. Biết được ở đâu có vật thể là ở đó có chất. Kỹ năng: Rèn cho học sinh kỹ năng quan sát,làm thí nghiệm để nhân ra tính chất của chất. Nỗi chất có tính chất vật lý và hoá học nhất định. Biết mỗi chất được sử dụng làm gì tuỳ theo tính chất của nó. Nguyên tử. a.. Kiến thức: Học sinh biết được nguyên tử là hạt vô cùng nhỏ, trung hoà về điện, và từ đó tảoa mọi chất. Biết được sơ đồ cấu tạo nguyên tử. Biết đặc điểm của hạt electron. Biết được hạt nhân tạo bởi hai hạt proton và nơtron và đặc điểm của hai hạt trên Biết được trong nguyên tử, số proton băng số electron. b. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng hoạt động nhóm, kỹ năng phân tích, tổng hợp, so sánh. Nguyên tố hoá học. a. Kiến thức: Học sinh nắm được “nguyên tố hoá học là tập hợp những nguyên tử cùng loại”. Biết được hoá học được dùng để biểu diễn nguyên tố, mỗi ký hiệu còn chỉ một nguyên tố. Biết cách ghivà nhớ ký hiệu của một nguyên tố thường gặp. Biết được tỷ lệ phần trăm của các nguyên tố trong vỏ trái đất. Hiểu được nguyên tử khối là khối lượng của nguyên tử tính bằng đơn vị cacbon. Biết được mỗi nguyên tố có một nguyên tủ khối riêng biệt. Học sinh biết cách xác định nguyên tố dựa vào nguyên tử khối. b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng viết ký hiệu hoá học, đồng thời rèn kỹ năng làm bài tập xác định. Đơn chất - Hợp chất – Phân tử. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm đơn chất, hợp chất.. Phân biệt được kim loại và phi kim. Biết được trong một mẫu, chất nguyên tử không tách rời mà điều liên kết với nhau, hoặc xếp liền nhau. Học sinh định nghĩa được phân tử , phân tử khối. b. Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân biệt một số chất. Tiếp tục rèn kỹ năng viết ký hiệu hoá học. Rèn kỹ năng tính phân tử khối. Công thức hoá học. a. Kiến thức: Học sinh biết được công thức hoá học dùng để biểu diễn chất. Biết cách viết công thức hoá học khi biết ký hiệu. Biết ý nghĩa công thức hoá học. b. Kỹ năng: Củng cố kỹ năng viết ký hiệu của nguyên tố và tính phân tử khối của chất. Hoá trị. Kiến thức Học sinh hiểu được hoá trị là gì. Cách viết hoá trị. Làm quen với hoá trị của một số nguyên tố. Biết được cách tính hoá trị và biểu thức. Biết cách lập công thức hóa học của hợp chất. Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính hoá trị, kỹ năng lập công thức hoá học. Chương II: Phản Ứng Hoá Học. Sự biến đổi chất. a. Kiến thức: Học sinh phân biệt được hiện tương vật lý và hiện tượng hoá học. Biết phân biệt các hiện tượng xung quanh ta là hiện tượng vật lý hay hiện tượng hoá học. b. Kỹ năng: Học sinh tiếp tục rèn luyện kỹ năng làm thí nghiệm và quan sát thí nghiệm. Phản ứng hoá học. a. Kiến thức: Định nghĩa được phản ứng hoá học. Biết được bản chất của phản ứng hoá học. Biết được điều kiện để phản ứng hoá học xảy ra. Biết dấu hiệu để nhận biết phản ứng hoá học. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết phương trình chữ. Kỹ năng hoạt động nhóm. Định luật bảo toàn khối lượng. Kiến thức: Hiểu được nội dung của định luật. Biết vận dụng định luật để giải bài tập. Nắm ý nghĩa của phương trình hoá học. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết phương trình chữ. Phương trình hoá học. Kiến thức: Học sịnh biết được phương trình dùng để biểu diễn phản ứng hoá học. Biết cách lập phương trình hoá học. Nắm ý nghĩa của phương trình hoá học. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập công thức hoá học và phương trình hoá học. Kỹ năng hoạt động nhóm. Chương III: Mol và Tính toán hóc học Mol Kiến thức: Học sinh biết được các khái niệm: mol, khối lượng mol, thể tíchmol của chất khí. Vận dụng các khái niệm trên để tính được khối lượng mol của chất, thể tích khí. Kỹ năng: Củng cố kỹ năng tính phân tử khối và công thức hoá học của hơpự chất và đơn chất. Chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và mol. Kiến thức: Học sinh hiểu được công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và mol. Biết vận dụng các khái niệm trên để giả bài tập hoá học. Kỹ năng: Củng cố kỹ năng tính khối lượng mol, khái niệm mol, thể tích mol chất khí,công thức hoá học. Tỉ khối của chất khí. Kiến thức: Học sinh biết cách xác định tỉ khối của khí A với khí B. Biết vận dụng các công thức tính tỉ khối để làm các bài toán hoá học. Kỹ năng: Củng cố khái niệm mol và cách tính khối lượng mol. Tính theo công thức hoá học. Kiến thức: Từ công thức hoá học, học sinh biết cách xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất. Từ thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất, học sinh biết cách xác định công thức hoá học của hợp chất. Kỹ năng: Học sinh tiếp rèn luyện kỹ năng tính toán các bài tập hoá học có liên quan đến tỉ khối của chất khí,củng cố kỹ năng tính khối lượng mol. Tính theo phương trình hoá học. Kiến thức: Từ phương trình hoá học và các số liệu hồ sơ cho, học sinh biết cách xác định khối lượng của chất khí tham gia và sản phẩm. Từ phương trình hoá học và các số liệu bài cho, học sinh biết cách xác định thể tích của chất khí tham gia và sản phẩm. Kỹ năng: Củng cố kỹ năng lập phương trình phản ứng hoá học. Chương IV: Oxi – Không khí. Tính chất của Oxi. Kiến thức: Học sinh nắm được trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý của Oxi. Biết được một số tính chất hoá học của oxi. Kỹ năng: Rèn kỹ năng lập phương trình hoá học của oxi với một số hợp chất và đơn chất. Rèn kỹ năng giải bài toán tính theo phương trình hoá học. Sự oxi hoá - phản ứng hoá hợp - ứng dụng của oxi. Kiến thức: Học sinh hiểu được oxi hoá, phản ứng hoá hợp và phản ứng toả nhiệt. Biết các ứng dụng của oxi. Kỹ năng: Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng của oxi với đơn chất và hợp chất. Oxít. Kiến thức: Học sinh nắm được khái niệm oxít, phân loại oxít và cách gọi tên oxít. Kỹ năng: Học sinh rèn luyện kỹ năng lập công thức hoá học của oxít. Học sinh rèn kỹ năng lập các phương trình phản ứng hoá học. Điều chế oxi - phản ứng phân huỷ. Kiến thức: Học sinh biết cách điều chế và thu khí oxi trong phòng thí nghiệm và cách sản xuất oxi trong công nghiệp. Học sinh biết khái niệm về phản ứng phân huỷ và dẫn ra được ví dụ minh họa. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hành thí nghiệm. Không khí - Sự cháy. a. Kiến thức: Học sinh biết được không khí là hỗn hợp của nhiều chất khí, thành phần của không khí theo thể tích gồm: 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác. Học sinh biết được sự cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hoá chậm cũng là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sáng. Học sinh biết và hiểu được điều kiện phát sinh và biện pháp dập tắt sự cháy. b. Kỹ năng: Học sinh rèn các kỹ năng so sánh, phân tích. Chương V: Hiđro và nước Tính chất và ứng dụng của hiđro. Kiến thức: Học sinh biết được các tính chất vật lý và hoá học của hiđro. Biết cà hiểu hiđro có tính khử, hiđro không những tác dụng được với đơn chất oxi mà còn tác dụng được với oxi ở dạng hợp chất. Các phản ứng này điều toả nhiệt . Học sinh biết được các ứng dụng của hiđro. Kỹ năng: Học sinh rèn luyện kỹ năng viết phương trình phản ứng và kỹ năng quan sát thí nghiệm. Học sinh tiếp tục rèn kỹ năng làm bài tập tính theo phương trình hoá học. Học sing biết làm thí nghiệm hiđro tác dụng với CuO. Phản ứng oxi hoá khử. Kiến thức: Học sinh nắm được các khái niệm: sự khử, sự oxi hoá. Hiểu được các khái niệm chất khử, chất oxi hoá. Hiểu được khái niệm phản ứng oxi hoá khử và thầm quan trọng của phản ứng oxi hoá khử. Kỹ năng: Học sinh rèn luyện kỹ năng phân biệt chất khử, chất oxi hoá, sự khử, sự oxi hoá. Rèn luyện kỹ năng phân biệt phản ứng hoá học. Điều chế hiđro - Phản ứng thế. Kiến thức: Học sinh biết cách điều chế hiđro trọng phòng thí nghiệm. Hiểu được phương pháp điều chế hiđro trong công nghiệp. Hiểu được khái niệm phản ứng thế. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kỹ năng tính theo phương trình hoá học. Học sinh rèn kỹ năng viết phương trình phản ứng. Nước Kiến thức: Học sinh biết và hiểu thành phần hoá học của hợp chất nước gồm hai nguyên tố là hiđro và oxi, chúng hoà hợp với nhau theo tỷ lệ thể tích là 2 phần hiđro và 1 phần oxi và tỷ lệ khối lương là 8 oxi và 1 hiđro. Biết và hiểu tính chất vật lý và hoá học của nước. Hiểu và viết được phương trình hoá học thể hiện tính chất hoá học của nước. Hiểu được nguyên nhân và biện pháp phòng chống sự ô nhiễm nguồn nước. Kỹ năng: Học sinh rèn kỹ năng quan sát và nhận xét hiện tượng thí nghiệm. Axít – Bazơ - Muối. Kiến thức: Học sinh hiểu và biết cách phân loại axít, bazơ và muối theo thành phần hoá học và tên gọi của chúng. Phân tử axít gồm 1 hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axít, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại. Phân tử bazơ gồm 1 nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều nhóm hiđroxit. Phân tử muối gồm 1 hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với 1 hay nhiều gốc axít. Kỹ năng: Tiếp tục rèn kỹ năng viết công thức hoá học. Chương VI: Dung dịch Dung dịch. Kiến thức: Học sinh biết được các khái niệm: dung môi, chất tan, dung dich, hiểu được khái niệm dung dịchbão hoà và dung dịch chưa bảo hoà. Biết cách làm cho quả trình hoà tan chất rắt trong nước xảy ra nhanh hơn. Kỹ năng: Học sinh rèn kỹ năng làm thí nghiệm, quan sát thí nghiệm và rút ra nhận xét. Độ tan của một chất trong nước. Kiến thức. Học sinh hiểu được khái niệm chất tan và chất không tan, biết được tính tan của một axít, muối, bazơ trong nước. Hiểu được độ tan của một chất trong nước và các yếu tố ảnh hưởng đến độ tan. Kỹ năng: Học sinh rèn luyện kỹ năng làm một số bài toán có liên quan đến độ tan. Nồng độ dung dịch. Kiến thức: Học sinh hiểu được khái niệm nồng độ phần trăm, nồng độ mol và biểu thức tính. Biết vận dụng để giải một số bài tập về nồng độ phần trăm và nồng độ mol. Kỹ năng: Củng cố cách giải bài toán theo phương trình. Pha chế dung dịch. Kiến thức: Dung môi. Biết cách pha chế dung dịch theo số liệu đã tính toán. Kỹ năng: Biết thực hiện phần tính toán liên quan đến dung dich như: lượng số mol chất tan, khối lượng chất tan, khối lượng dung dịch, khối lượng.

File đính kèm:

  • docgiao_an_hoa_hoc_lop_8_khai_quat_mot_so_net_chung_vo_thi_buoi.doc