I. Mục tiêu:
- HS nêu được tính chất vật lý và tính chất hóa học của sắt, biết lien hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống sản xuất.
- Biết dự đoán tính chất hóa học của sắt từ tính chất chung của kim loại và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Biết dùng thí nghiệm và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học của sắt.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1873 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 24 bài 19: sắt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 bài 19: SẮT.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
- HS nêu được tính chất vật lý và tính chất hóa học của sắt, biết lien hệ tính chất của sắt với một số ứng dụng trong đời sống sản xuất.
- Biết dự đoán tính chất hóa học của sắt từ tính chất chung của kim loại và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học của kim loại.
- Biết dùng thí nghiệm và sử dụng kiến thức cũ để kiểm tra dự đoán và kết luận về tính chất hóa học của sắt.
- Viết được các PTHH minh họa tính chất hóa học của sắt: tác dụng với phi kim, tác dụng với dung dịch axit, dung dịch muối của kim loại hoạt động hóa học kém hơn sắt.
II. Đồ dùng dạy học.
Hóa chất: dây sắt, bình khí clo, dung dịch HCl, dung dịch CuSO4 .
Dụng cụ: ống nghiệm, kẹp gỗ, đèn cồn, ống hút, giá thí nghiệm.
III. Tổ chức dạy học.
Ổn định lớp.
Kiểm tra bài cũ.
HS1: Nêu các tính chất hóa học của nhôm. Viết PTHH minh họa.
HS2: Chữa bài tập 6 (SGK trang 58) (%Mg = 42,55% ; %Al = 57,45%).
Bài mới.
GV: Từ xa xưa con người đã biết sử dụng nhiều vật dụng bằng sắt hoặc hợp kim sắt. Ngày ngay trong số tất cả các kim loại , sắt vẫn được sử dụng nhiều nhất. Hãy tìm hiểu những tính chất vật lý và tính chất hóa học của sắt.
Hoạt động của thầy và trò.
HS: Dự đoán các tính chất vật lý của sắt từ tính chất vật lý của kim loại và những điều em biết.
Đọc nội dung I SGK trang 59.
GV: Từ tính chất hóa học của kim loại và vị trí của sắt trong dãy hoạt động hóa học, hãy suy đoán sắt có những tính chất hóa học nào? Hãy kiểm tra những dự đoán đó.
HS: Nêu dự đoán và kiểm tra từng tính chất cụ thể.
? Ở lớp 8 các em đã được biết phản ứng của sắt với phi kim nào? Mô tả hiện tượng, viết PTHH.
GV: Sắt tác dụng với phi kim khác như thế nào?
- Biểu diễn thí nghiệm: đốt sắt trong khí clo.
HS: Quan sát, nêu hiện tượng, viết PTHH.
HS: Dự đoán sản phẩm dựa vào màu sắc.(FeCl3)
GV: Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng với nhiều phi kim khác như lưu huỳnh, brôm…tạo thành muối FeS, FeBr3…
HS: Viết PTHH của sắt với lưu huỳnh.
- Nêu nhận xét về tác dụng của sắt với phi kim.
HS: Cho ví dụ về phản ứng đã biết của sắt với dd axit.
Làm thí nghiệm chứng minh. Viết PTHH.
GV: Sắt không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
- Lưu ý về tác dụng của Fe với H2SO4 đặc nóng và HNO3 không giải phóng khí hiđro.
HS: Nêu những thí dụ đã biết về sắt tác dụng với dung dịch muối, nêu hiện tượng.
- Làm thí nghiệm chứng minh. Viết PTHH.
- Nêu khả năng tác dụng của sắt với các dung dịch muối.
HS: Nêu kết luận về tính chất hóa học của sắt.
Nội dung kiến thức.
Kí hiệu hóa học: Fe
Nguyên tử khối: 56
I. Tính chất vật lý.
(SGK trang 59)
II. Tính chất hóa học.
Tác dụng với phi kim.
Tác dụng với oxi.
3Fe (r) + 2O2 (k) Fe3O4 (r)
Tác dụng với phi kim khác.
* thí nghiệm: Cho dây sắt quấn hình lò xo (đã được nung nóng đỏ) vào lọ đựng khí clo.
* Hiện tượng: Sắt cháy trong khí clo tạo khói màu nâu đỏ.
2Fe (r) + 3Cl2 (k) 2FeCl3 (r)
Fe + S FeS
*. Sắt tác dụng với nhiều phi kim tạo thành oxit hoặc muối.
2. Tác dụng với dung dịch axit.
Sắt tác dụng với dung dịch HCl, H2SO4 loãng…tạo thành muối sắt(II) và giải phóng khí hiđro.
Fe (r) +2HCl dd) FeCl2 (dd) + H2(k)
* Lưu ý: Sắt không tác dụng với H2SO4 đặc nguội và HNO3 đặc nguội.
3. Tác dụng với dung dịch muối.
Fe (r) +CuSO4 (dd)FeSO4 (dd)+Cu (r)
* Sắt tác dụng với dung dịch muối của kim loại hoạt động hóa học yếu hơn tạo thành dung dịch muối sắt(II)và giải phóng khí hiđro.
Củng cố: HS: Đọc Em có biết : Loại bỏ sắt ra khỏi nước ngầm như thế nào?
HS nêu kiến thức trọng tâm bài học. Chú ý hóa trị của sắt trong các hợp chất tạo
thành.
HS: làm bài tập 4 (SGK trang 60); Làm bài tập 2 (SGK tr 60)
Bài 2 * 3Fe (r) + 2O2 (k) Fe3O4 (r)
* 4Fe (r) + 3O2 (k) 2Fe2O3 (r)
Hoặc: Fe FeCl3 Fe(OH)3 Fe2O3.
HS: Nêu cách giải bài tập 5 (SGK trang 60)
Lưu ý kim loại đứng trước và sau H trong dãy hoạt động hóa học khi cho tác dụng với dung dịch axit.
Đáp số: m chất rắn = mCu = 0,64 g
Vdd NaOH = 0,02 lit = 20 ml.
5. Dặn dò: HS học bài và làm các bài tập SGK trang 60. Ôn tập các kiến thức về kim loại.
File đính kèm:
- Tiet 24.doc