Bài giảng Tiết 25 Định luật bảo toàn khối lượng

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- HS trình bày được nội dung của định luật bảo toàn khối lượng, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn khối lượng của nguyên tử trong phản ứng

- Biết vận dụng định luật để làm các bài tập hóa học đơn giản

2. Kỹ năng

- Rèn luyện kĩ năng viết phwong trình chữ cho HS

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1272 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 25 Định luật bảo toàn khối lượng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Nguyễn Văn Minh trường THCS Bản Xen Mường Khương Lào Cai Điện thoại 01664049369 Ngày soạn: 2/11/2008 Ngày giảng: 8A,B : 3/11/2008 Tiết 21: Bài : 15 Định luật bảo toàn khối lượng I. Mục tiêu 1. Kiến thức - HS trình bày được nội dung của định luật bảo toàn khối lượng, biết giải thích định luật dựa vào sự bảo toàn khối lượng của nguyên tử trong phản ứng - Biết vận dụng định luật để làm các bài tập hóa học đơn giản 2. Kỹ năng - Rèn luyện kĩ năng viết phwong trình chữ cho HS II. Chuẩn bị đồ dùng dạy học 1. Giáo viên - Dụng cụ: Cân, 2 cốc thủy tinh - Hóa chất: dung dịch BaCl2, Natri sunfat - Tranh vẽ H2.5/48 - Các bài tập vận dụng 2. Học sinh - Nghiên cứu bài III. Các hoạt động dạy học 1. ổn định tổ chức 2. Kiểm tra đầu giờ 3. Bài mới - Giới thiệu bài Trong phản ứng hóa học tổng khối lượng của các chất có được bảo toàn hay không? Bài hôm nay sẽ trả lời câu hỏi này Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - GV giới thiệu 2 nhà bác học Lômônôxốp và Lavoadie - Mô tả thí nghiệm - Đặt 2 cốc chứa dung dịch BaCl2 và Na2SO4 lên 1 bên cân. Đặt quả cân vào đĩa bên kia sao cho kim thăng bằng - GV yêu cầu HS quan sát và xác định vị trí của kim cân - Đổ cốc 1 vào cốc 2 quan sát hiện tượng xẩy ra, nhận xét và giải thích (có chất rắn màu trắng xuất hiện đ đã có phản ứng hóa học xảy ra, kim cân ở vị trí thăng bằng) - GV thông báo tên sản phẩm tạo thành và yêu cầu HS viết phương trình phản ứng ? Qua thí nghiệm trên em có nhận xét gì về tổng khối lượng của các chất tham gia và tổng khối lượng của sản phẩm - GV gọi đại diện 1 vài HS trả lời lớp bổ sung - 1 vài HS trả lời lớp bổ sung - GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận * Định luật được phát biểu như thế nào GV chuyển sang hoạt động 2 Hoạt động 2 : Định luật - GV gọi 1 HS đọc nội dung định luật SGK trang 53 - Nếu kí hiệu khối lượng là m thì nội dung ĐLBTKL được thể hiện bằng biểu thức nào với thí nghiệm trên mBariclorua + mNatrisunfat = mBarisufat + mNatriclorua - GV treo tranh H2.5 yêu cầu HS quan sát trả lời câu hỏi ? Bản chất của phản ứng hoá học là gì ? Số nguyên tử mỗi nguyên tố có thay đổi không ?Khối lương mỗi nguyên tử có thay đổi không - GV gọi 1 vài HS trả lời lớp bổ sung - GV nhận xét và yêu cầu HS rút ra kết luận ? Nếu ký hiệu khối lượng của mỗi chất là m thì nội dung của định luật được thể hiện như thế nào (m1 + m2 = m3 + m4) ? Giả sử có phản ứng tổng quát giữa chất A và B đ C và D thì biểu thức định luật được viết như thế nào? ? Nêu diễn biến của phản ứng hóa học * Nội dung định luật được vận dụng như thế nào GV chuyển sang hoạt động 3 Hoạt động 3: áp dụng Bài tập 1: Đốt cháy hoàn toàn 3,1g P trong không khí, ta thu được 7,1g hợp chất điphotpho pentaoxit (P2O5) a.Viết phương trình chữ của phản ứng b. Tính khối lượng oxit đã phản ứng - GV hướng dẫn HS làm bài vận dụng nội dung của định luật - GV gọi 1 HS lên bảng làm bài lớp làm vào vở Bài tập 2: Nung đá vôi (TP chính là CaCO3) người ta thu được 122kg Canxioxit (vôi sống) và 88kg khí CO2 a .Viết phương trình chữ của phản ứng b. Tính khối lượng của canxi cacbonat đã phản ứng - GV yêu cầu HS làm bài vào vở 1 HS lên bảng chữa bài 1.Thí nghiệm Bariclorua + Natrisunfat --> Barisunfat + Natriclorua Nhận xét : Tổng khối lượng của các chất tham gia bằng tổng khối lượng của sản phẩm PTTQ: A + B đ C + D mA + mB = mC + mD - Kết luận : Trong phản ứng hóa học chỉ có liên kết giữa các nguyên tử thay đổi còn số nguyên tử không thay đổi Giải a. Photpho + oxi đ điphotphopentaoxit b. Theo ĐLBTKL ta có: mphotpho + moxi = mđiphotpho pentanoxit moxi = mđiphotpho pentanoxit - mphotpho = 7,1 –3,1 = 4 (g) Giải a. Canxicacbonat đ Canxioxit +Cacbonic b. Theo ĐLBTKL ta có: mCacxicacbonat = mcanxioxit + mCacbonic = 112 + 88 = 200kg 4. Kiểm tra đánh giá - Phát biểu nội dung ĐLBTKL - Giải thích định luật 5. Hướng dẫn về nhà - Học bài và làm bài tập 1, 2, 3; bài 15.1 ->15.3 SBT trang 18 - Tìm hiểu về phương trình hóa học IV. Rút kinh nghiệm ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

File đính kèm:

  • docCopy of Tiet 21 dinh luat bao toan khoi luong.doc
Giáo án liên quan