Bài giảng Tiết 25. quang hợp ( tiếp theo)

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức

- HS tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: Những chất lá cây cần để chế tạo tinh bột.

- Phát biểu khái niệm đơn giản về quang hợp.

- Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp.

- Tìm được ví dụ thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp

 

doc27 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 5477 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 25. quang hợp ( tiếp theo), để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/11/2012 Ngày giảng: …./11/2012 Tiết 25. QUANG HỢP ( Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - HS tìm hiểu và phân tích thí nghiệm để tự rút ra kết luận: Những chất lá cây cần để chế tạo tinh bột. - Phát biểu khái niệm đơn giản về quang hợp. - Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp. - Tìm được ví dụ thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng phân tích thí nghiệm, quan sát hiện tượng rút ra nhận xét. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật. II. Đồ dùng dạy học *GV thực hiện trước thí nghiệm, mang lá thí nghiệm dến lớp để thử kết quả với dung dịch iốt. HS: Ôn lại kiến thức cấu tạo của lá, sự vận chuyển các chất, quang hợp tiết trước... III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 6A: 2. Bài cũ: Nêu thí nghiệm chứng tỏ lá cây chế tạo tinh bột khi có ánh sáng? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV y/ c HS nghiên cứu độc lập SGK - GV y/c HS nhắc lại thí nghiệm. - GV cho HS thảo luận theo câu hỏi: ? Điều kiện thí nghiệm ở cây trong chuông A khác với cây trong chuông B ở điểm nào? ? Lá cây trong chuông nào không chế tạo được tinh bột? Vì sao em biết? ? Từ kết quả đó em rút ra kết luận gì? - GV gợi ý: + Sử dụng kết quả thí nghiệm của tiết trước -> xác định lá chuuông nào có tinh bột và lá chuông nào không có tinh bột. + Cây trong chuông A sống trong điều kiện không khí không có CO2. + Cây trong chuông B sống trong điều kiện có khí CO2. - GV cho HS các nhóm thảo luận kết quả. ? Tại sao ở xung quanh nhà và những nơi công cộng cần trồng nhiều cây xanh? - GV y/c HS hoạt động độc lập, nghiên cứu SGK. - GV gọi 2 HS viết lại sơ đồ quang hợp lên bảng. - GV cho HS nhận xét 2 sơ đồ trên bảng -> bổ sung và thảo luận khái niệm quang hợp. - GV cho HS quan sát lại sơ đồ quang hợp, trả lời câu hỏi: ? Lá cây sử dụng những nguyên liệu nào để chế tao tinh bột ? Nguyên liệu đó được lấy từ đâu? ? Lá cây chế tạo tinh bột trong những diều kiện nào? - GV cho HS đọc thông tin sgk trả lời câu hỏi: ? Ngoài tinh bột lá cây còn chế tạo ra được những sản phẩm nào khác? 1. Cây cần những chất gì để chế tạo tinh bột? - HS đọc thông tin SGK , các thao tác thí nghiệm. - HS tóm tát thí nghiệm cho cả lớp cùng nghe. - HS thảo luận nhóm tìm ra câu trả lời đúng rồi ghi ra giấy. Y/c : + Chuông A có thêm cốc nước vôI trong. + Lá trong chuông A không chế tạo được tinh bột. + Lá cây ở chuông B chế tạo được tinh bột. - HS thảo luận kết quả ý kiến của nhóm và bổ sung. * Kết luận: Không có khí CO2 lá cây không chế tạo được tinh bột. 2. Khái niệm về quang hợp. - HS nghiên cứu SGK hoạt đông độc lập. - HS lên bảng viết sơ đồ quang hợp. - HS trình bày kết quả của nhóm , bổ sung sơ đồ quang hợp nếu cần. - HS trả lời câu hỏi rút ra kết luận. Kết luận: Quang hợp là hiện tượng lá cây chế tạo tinh bột ngoài ánh sáng nhờ nước, Khí cácbônic và diệp lục 4. Kiểm tra đánh giá: Qua bài học em biết được những điều gì? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở bài tập. - Đọc “Em có biết” Ngày soạn: 11/11/2012 Ngày giảng: …./11/2012 Tiết 26. ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC ĐIỀU KIỆN BÊN NGOÀI ĐẾN QUANG HỢP, Ý NGHĨA CỦA QUANG HỢP. I - MỤC TIÊU. 1. Kiến thức. - Nêu được những đièu kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp. - Vận dụng kiến thức, giải thích được ý nghĩa của một vài biện pháp kỹ thuật trồng trọt. - Tìm được các ví dụ thực tế chứng tỏ ý nghĩa quan trọng của quang hợp. 2. Kỹ năng. Rèn kỹ năng khai thác thông tin. 3. Thái độ. Giáo dục ý thức tham gia bảo vệ, phát triển cây xanh ở địa phương. II - PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC. - GV: Sưu tầm tranh ảnh về một số cây ưa sáng và ưa tối Tranh ảnh về vai trò quang hợp đối với đới sống ĐV và con người. - HS: Ôn tập kiến thức chất khí cần thiết cho ĐV và TV. III - HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC. 1 - Tổ chức: 6A. 2 - Kiểm tra bài cũ: - HS1: Viết sơ đồ tóm tắt quang hợp? Yếu tố nào là ĐK cần thiết cho quang hợp? 3 - Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV y/c HS hoạt động nhóm, nghiên cứu sgk. Thảo luận: ? Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp? ? Giải thích: + Tại sao trong trồng trọt muốn thu hoạch năng suất cao thì không nên trồng cây với mất độ quá dày + Tại sao nhiều loại cây cảnh trồng ở chậu trong nhà mà vẫn xanh tốt? Hãy tìm vài ví dụ. + Tại sao muốn cây sinh trưởng tốt cần phải chống nóng cho cây và chống rét cho cây? - GV quan sát giúp đỡ những nhóm còn lúng túng. - GV y/c HS hoạt động nhóm, nghiên cứu sgk. Thảo luận: ? Khí O2 do quang hợp nhả ra cầncho sự hô hấp của những loài sinh vật nào? ? Hô hấp của nhiều sinh vật và nhiều hoạt động sống của con ngaời đều thải ra khí cacbônic vào không khí, nhưng vì sao tỉ lệ chất khí này trong không khí nhìn chung không tăng? ? Các chất hữu cơ do quá trình quang hợp chế tạo ra đã được những sinh vật nào sử sụng? ? Hãy kể những sản phẩm mà chất hữu cơ do cây xanh quang hợp đã cung cấp cho đời sống con người? 1. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến quang hợp. - HS đọc thông tin SGK thảo luận trả lời câu hỏi. Y/c nêu được: - Các điều kiện bên ngoài ảnh hưởng đến quang hợp: Khí CO2, nước, ánh sáng, nhiệt độ. - Nếu trồng dày-> thiếu ánh sáng. - Cây có khả năng quang hợp dưới ánh sáng yếu. - Ảnh hưởng của nhiệt độ dến quang hợp... Kết luận: Các điều kiện : ánh sang, nhiệt độ, hàm lượng CO2, nước-> ảnh hưởng đến quang hợp 2. Quang hợp của cây xanh có ý nghĩa gì? - HS đọc thông tin SGK thảo luận trả lời câu hỏi. - Thống nhất ý kiến đưa ra câu trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Kết luận: Nhờ quá trình quang hợp cây xanh đã tạo ra các chất cần cho sự sống của sinh vật. 4. Kiểm tra đánh giá: ? vì sao phải trồng cây theo đúng thời vụ? Qua bài học em biết được những điều gì? 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở bài tập. - Đọc “Em có biết” Tổ trưởng duyệt 12/11/2012 Nguyễn Thị Thúy Hà Ngày soạn: 18/11/2012 Ngày giảng: …./11/2012 Tiết 27. CÂY CÓ HÔ HẤP KHÔNG? I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - HS phân tích thí nghiệm và tham gia thiết kế một thí nghiệm đơn giản Hs phát hiện được có sự hô hấp ở cây - Nhớ được khái niệm đơn giản về hô hấp và hiểu được ý nghĩa của hô hấp đối với đời sống của cây. - Giải thích được vài ứng dụng trong trồng trọt liên quan đến hiện tượng hô hấp ở cây. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát thí nghiệm-> tìm kiến thức. - Tập thiết kế thí nghiệm. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật, say mê môn học. II. Đồ dùng dạy học - GV: Làm thí nghiệm 1 trước 1 giờ. Các dụng cụ để làm thí nghiệm 2 như sgk - HS: Ôn lại bài quang hợp, kiến thức tiểu học về vai trò chính của ôxi. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 6A: 2. Bài cũ: Quang hợp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình quang hợp? 3. Bài mới Hoạt động 1: Các thí nghiệm chứng minh hiện tượng hô hấp của cây. Hoạt động của GV Hoạt động của HS a. Thí nghiệm 1: Nhóm Lan và Hải - GV hướng dẫn HS tìm hiểu thí nghiệm: Nắm cách tiến hành, kết quả của thí nghiệm. - GV cho 1 HS trình bày lại thí nghiệm trước lớp ? Không khí trong chuông dều có hai chất khí gì ? Vì sao em biết? ? Vì sao trên mặt cốc nước vôi trong chuông A có lớp vàng trắng đục dày hơn? ? Từ kết quả của thí nghiệm 1 em rút ra kết luận gì? - GV lưu ý khi HS giải thích lớp váng trắng đục ở cốc A dày hơn là do có nhiều khí cácbônic thì GV nên hỏi thêm: Vậy ở chuông A do đâu mà lượng khí cácbônic dày lên? - GV giúp HS hoàn thiện đáp án và rút ra kết luận. b. Thí nghiệm 2: của nhóm AN và Dũng. - GV yêu cầu HS thiết kế được thí nghiệm dựa trên những dụng cụ có sẵn và kết quả thí nghiệm 1. - GV cho HS nghiên cứu SGK -> Trả lời câu hỏi: ? Các bạn An và Dũng đã phải bố trí thí nghiệm như thế nào và phải thử kết quả thí nghiệm ra sao để viết được cây phải lấy Ô xi của không khí? - GV lưu ý : đối với HS trung bình việc thiết kế thí nghiệm sẽ gặp rất nhiều khó khăn nên GV phải hướng dẫn tỉ mỉ từng bước. ? Từ kết quả thí nghiệm 1 và 2 nêu trên em hãy trả lời câu hỏi của đầu bài và giải thích vì sao? - HS nghiên cứu thí nghiệm theo từng tổ dưới sự hướng dẫn của GV. - HS đọc thông tin sgk thảo luận nhóm theo câu hỏi - HS quan sát hiện tượng nhận xét, kết luận. - Đại diện nhóm trình bày câu trả lời trước lớp, học sinh nhóm khác nhận xét bổ sung Kết luận: khi không có ánh sáng cây đã thải ra nhiều khí cácbônic. - HS đọc thông tin SGK quan sat hình 23.2 trả lời câu hỏi - HS trong nhóm thảo luận từng bước tiến hành thí nghiệm. - Đại diện 1-3 nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung Kết luận: Cây nhả khí cácbônic và hút khí ôxi Hoạt động 2: Hô hấp ở cây Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV y/c HS hoạt động độc lập với SGK trả lời câu hỏi: ? Hô hấp là gì? Hô hấp có ý nghĩa như thế nào đối với đời sống của cây? ? Những cơ quan nào của cây tham gia hô hấp và trao đổi khí trực tiếp từ môi trường ngoài? ? Cây hô hấp vào thời gian nào? ? Người ta đã dùng biện pháp nào để giúp rễ và hạt mới gieo hô hấp? - GV gọi 2 hS trả lời 4 câu hỏi-> HS khác bổ sung. ? Hãy kể những biện pháp kỹ thuật làm cho đất thoáng ( Trong điều kiện bình thường và khi bị ngập lụt) - GV giải thích các biện pháp kỹ thuật cho cả lớp nghe cho hs rút ra kết luận. ? Tại sao khi ngủ đêm trong rừng ta thấy khó thở còn ban ngày thì mát và dễ thở? - HS nghiên cứu sgk trả lời câu hỏi - Y/ c nêu được: + Viết được sơ đồ hô hấp + Mô tả các cơ quan của cây đều hô hấp. + Biện pháp làm tơi xốp đất. - HS cả lớp theo dõi nhận xét, bổ sung - HS trao đỏi nhóm đưa ra câu trả lời Kết luận: Cây hô hấp suốt ngày đêm, tất cả các cơ quan đều tham gia. 4. Kiểm tra đánh giá: - HS trả lời câu hỏi 1,2,3 sgk - GV cho HS trả lời câu hỏi 4 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở bài tập. - Ôn lại bài cấu tạo trong của phiến lá. Tổ trưởng duyệt 19/12/2012 Nguyễn Thị Thúy Hà Ngày soạn: 24/11/2012 Ngày giảng: …./11/2012 TIẾT 28. PHẦN LỚN NƯỚC VÀO CÂY ĐI ĐÂU? I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức - HS lựa chọn cách thiết kế 1 TN chứng ming cho kết luận: Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được lá thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước . - Nêu được ý nghĩa quan trọng của sự thoát hơi nước qua lá. Nắm được những điều kiện bên ngoài ảnh hưởng tới sự thoát hơi nước qua lá. Giải thích được ý nghĩa của 1 số biện pháp kĩ thuật trong trồng trọt. 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát nhận biết so sánh kết quả TN tìm ra kiến thức . 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, bảo vệ thực vật, say mê môn học. II. Đồ dùng dạy học GV: - Tranh vẽ phóng to H24.3 SGK HS: - Xem lại bài cấu tạo trong của phiến lá. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 6A: 2. Bài cũ: Hô hấp là gì? Viết sơ đồ tóm tắt quá trình hô hấp? 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời 2 câu hỏi . ? Một số HS đã dự đoán điều gì ? ? Để chứng minh cho dự đoán đó họ làm gì ? - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm để lựa chọn TN - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày tên TN và giải thích lý do chon của nhóm mình. - GV lưu ý tạo điều kiện cho các nhóm trình bày ý nếu có nhiều ý kiến chưa thống nhất thì cho tranh luận nhưng theo gợi ý của GV. - Sau khi đã thảo luận xong GV hỏi: Sự lựa chon nào là đúng. - GV chốt lại đáp án đúng như trong SGV cho HS rút ra kết luận - GV cho HS nghiên cứu SGK H24.3 tr.81 GV cho HS đọc SGK trả lời câu hỏi: ? Vì sao sự thoát hơi nước qua lá có ý nghĩa rất qaun trọng đối với đời sống của cây? - GV tổng kết lại ý kiến của HS, cho HS tự rút ra kết luận - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời 2 câu hỏi SGK tr.82 -GV cho HS nhận xét bổ sung ý kiến cho nhau và rút ra kết luận. - GV hỏi: Qua bài học em hiểu được những gì? 1. Thí nghiệm xác định phần lớn nước vào cây đi đâu. - HS đọc mục thông tin trả lời câu hỏi của GV . - HS trong nhóm tự nghiên cứu 2 TN quan sát H24.3 trả lời câu hỏi ▼ SGK tr.81 sau đó thảo luận nhóm thống nhất câu trả lời . - Đại diện nhóm trình bày kết quả→các nhóm khác nhận xét bổ sung -Đại diện nhóm giải thích sự lựa chọn của nhóm mình theo gợi ý của GV. - HS quan sát H24.3 SGK tr.18 chú ý chiều mũi tên màu đỏ để biết con đường mà nước thoát ra ngoài qua lá. Kết luận: - Phần lớn nước do rễ hút vào cây đã được thải ra ngoài bằng sự thoát hơi nước qua lá. 2. Ý nghĩa của sự thoát hơi nước qua lá. - HS hoạt động độc lập đọc thông tin SGK để trả lời câu hỏi của GV - HS trình bày ý kiến HS khác nhận xét bổ sung. Kết luận: - Hiện tượng thoát hơi nước qua lá giúp cho việc vận chuyển nước và muối khoáng từ rễ lên lá, giữ cho lá khỏi bị khô. 3. Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá. - HS đọc mục □ để trả lời câu hỏi SGK tr.82 - Một số HS trả lời câu hỏi HS khác nhận xét bổ sung nếu cần. Kết luận: - Các điều kiện bên ngoài như: ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, không khí ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá 4. Kiểm tra đánh giá: - HS trả lời câu hỏi 1,2, sgk - GV gợi ý cho HS trả lời câu hỏi 3 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở bài tập. - Đọc mục em có biết . - Chuẩn bị đoạn xương rồng có gai, củ dong, củ hành, cành may, tranh ảnh lá biến dạng khác Ngày soạn: 25/11/2012 Ngày giảng: …/…/2012 TIẾT 29. BIẾN DẠNG CỦA LÁ I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nêu được dặc điểm hình thái và chức năng của 1 số lá biến dạng, từ đó hiểu được ý nghĩa biến dạng của lá . 2.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát nhận biết kiến thức từ mẫu tranh 3.Thái độ: GD ý thức bảo vệ thực vật . II. Đồ dùng dạy học GV: - Mẫu: Cây mây, đậu hà lan, cây hành còn lá xanh, củ rong ta, cành xương rồng. - Tranh: cây nắp ấm, cây bèo đất. HS - Sưu tầm mẫu theo mẫu đã phân công. - Soạn bài vào vở bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 6A: 2. Bài cũ: ? - Phần lớn nước vào cây đi đâu? - Ý nghĩa sự thoát hơi nước qua lá? - Những điều kiện bên ngoài nào ảnh hưởng đến sự thoát hơi nước qua lá? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm. Quan sát trả lời câu hỏi SGK tr.83. - GV cho các nhóm trao đổi kết quả . - GV chữa bằng cách cho chơi trò chơi:Thi điền bảng liệt kê. + GV treo bảng liệt kê lên bảng. gọi 7 nhóm tham gia, bốc thăm xác định tên nhóm cần điền. + GV yêu cầu mỗi nhóm nhặt các mảnh bìa có ghi sẵn đặc điểm, hình thái, chức năng… gài vào ô cho phù hợp. + GV thông báo luật chơi: Thành viên của nhóm chọn và gài vào phần của nhóm mình. - GV nhận xét kết quả và cho điểm nhóm làm tốt. - GV thông báo đáp án đúng để HS điều chỉnh. - GV yêu cầu HS đọc mục ''Em có biết'' để biết thêm 1 loại lá biến dạng nữa 1. Tìm hiểu về một số loại lá biến dạng. - Hoạt động của nhóm . + HS trong nhóm cùng quan sát mẫu kết hợp với các h25.1- 7 SGK tr.84. + HS tự đọc mục thông tin trả lời các câu hỏi ▼SGK tr.83. + Trong nhóm thống nhất ý kiến→cá nhân hoàn thành bảng SGK tr.85 vào vở bài tập . - Đại diện 1→3 nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - HS sau khi bốc thăm tên mẫu cử 3 người lên chọn mảnh bìađể gắn vào vị trí. - Các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. - HS nhắc lại các loại lá biến dạng, đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của nó. Tên vật mẫu Đặc điểm hình thái chủ yếu của lá biến dạng Chức năng chủ yếu của lá biến dạng Tên lá biến dạng Xương rồng Lá có dạng gai nhọn Làm giảm sự thoát hơi nước Lá biến thành gai Lá đậu Hà Lan Lá ngọn có dạng tua cuốn Giúp cây leo lên cao Tua cuốn Lá mây Lá ngọn có dạng tay có móc Giúp cây bám để leo lên cao Tay móc Củ giềng Lá phủ trên thân rễ, có dạng vảy mỏng, màu nâu nhạt Che chở , bảo vệ cho chồi của thân rễ. Lá vảy Củ hành Bẹ lá phình to thành vảy dày, màu trắng Chứa chất dự trữ cho cây Lá dự trữ Cây bèo đất Trên lá có nhiều lông tuyến tiết chất dính Bắt và tiêu hoá sâu bọ Lá bắt mồi Cây nắp ấm Gân lá phát triển thành cái bình có nắp đậy, thành bình có tuyến tiết chất dịch. Bắt và tiêu hoá sâu bọ chui vào bình. Lá bắt mồi - GV yêu cầu HS xem lại bảng ở hoạt động 1: Nêu ý nghĩa biến dạng của lá ? - GV gợi ý : + Có nhận xét gì về đặc điểm, hình thái của các lá biến dạng so với lá thường ? + những đặc điểm biến dạng đó có tác dụng gì đối với cây? 2 . Tìm hiểu ý nghĩa biến dạng của lá - HS xem lại đặc điểm hình thái và chức năng chủ yếu của lá biến dạng ở hoạt động 1 kết hợp với gợi ý của GV để thấy được ý nghĩa biến của lá . - Một vài HS trả lời và HS khác bổ sung.. Kết luận: Lá của 1 số loại cây biến đổi hình thái thích hợp với chức năng ở những điều kiện sống khác nhau 4. Kiểm tra đánh giá: - HS trả lời câu hỏi 1,2, sgk 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở bài tập. - Chuẩn bị kẹp gỗ, báo và một số loại lá CHƯƠNG V: SINH SẢN SINH DƯỠNG. Ngày soạn: 1/12/2012 Ngày giảng: …/12/2012 Tiết 30. SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS nắm được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - Tìm được 1 số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - Nắm được các biện pháp tiêu diệt cỏ hại cây trồng và giải thích cơ sở khoa học của những biện pháp đó . 2.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát nhận biết kiến thức từ mẫu, tranh 3.Thái độ: GD ý thức bảo vệ thực vật . II. Đồ dùng dạy học * GV: Tranh vẽ H26.4SGK, kẻ bảng SGK tr.88 Mẫu: rau má, củ gừng,củ nghệ có mầm, cỏ gấu, củ khoai lang có chồi, lá bỏng, lá hoa đá có mầm *HS - Sưu tầm mẫu theo mẫu đã phân công. - Soạn bài vào vở bài tập. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 6A: 2. Bài cũ: - Cây xanh có hoa có những cơ quan nào? Nêu tên mỗi bộ phận của mỗi cơ quan và chức năng của chúng? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu hoạt động nhóm thực hiệnn yêu cầu ▼SGK tr.87. - GV cho HS các nhóm trao đổi kết quả - GV yêu cầu HS hoàn thành bảng trong vở bài tập - GV chữa bằng cách gọi HS lên tự điền vào từng mục ở bảng GV đã chuẩn bị . - GV theo dõi bảng, công bố kết quả nào đúng, kết quả nào chưa phù thì HS bổ sung tiếp. - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập thực hiện yêu cầu ở mục ▼ SGK tr.88. - GV chữa bằng cách cho 1 vài HS đọc→để nhận xét . - Sau khi chữa bài, GV cho HS hình thành kháI niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. - GV hỏi: Tìm trong thực tế cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? + Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó( nhất là cỏ gấu )? Vậy có biện pháp gì? Và dựa trên cơ sở khoa học nào để tiêu diệt hết cỏ dại? - Nếu HS không trả lời được GV cần giải thích rõ. 1. Tìm hiểu khả năng tạo thành cây từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa. - Hoạt động của nhóm +Cá nhân quan sát trao đổi mẫu kết hợp H26.3 SGKtr.87 trả lời 4 câu hỏi mục▼ + Trao đổi trong nhóm thống nhất ý kiến trả lời - Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung. - Cá nhân nhớ lại kiến thức về các loại rễ thân biến dạng kết hợp với câu trả lời của nhóm → hoàn thành bảng vào vở bài tập. - Một số HS lên bảng điền vào từng mục→ HS khác quan sát bổ sung nếu cần. Kết luận: Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng. 2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây. HS xem lại bảng ở vở bài tập hoàn thành yêu cầu mục▼ SGK tr.88. Điên từ vào chỗ trống trong các câu SGK . - Một vài HS đọc kết quả, HS khác theo dõi nhận xét, bổ sung. Kết luận: * Khái niệm:Là khả năng tạo thành cây mới từ các cơ quan sinh dưỡng→ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. 4. Kiểm tra đánh giá: - HS trả lời câu hỏi 1,2, 3 sgk 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở bài tập. - Nhóm chuẩn bị cắm cành rau muống vào cốc, bát đất ẩm. - Ôn lại bài '' Vận chuyển các chất trong thân''. Ngày soạn: 1/12/2012 Ngày giảng: …/12/2012 Tiết 31. SINH SẢN SINH DƯỠNG DO NGƯỜI I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - HS hiểu thế nào là giâm cành và ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm. Biết được ưu việt của hình thức nhân giống trong ống nghiệm. 2.Kỹ năng: Rèn kĩ năng quan sát, nhận biết, so sánh. 3.Thái độ: GD lòng yêu thích bộo môn, ham mê tìm hiểu thông tin khoa học. II. Đồ dùng dạy học * GV: - Mẫu thật: Cành dâu, ngọn mía, râu muống giâm đã ra rễ. - Tư liệu về nhân giống vô tính trong ống nghiệm *HS - Sưu tầm mẫu theo mẫu đã phân công: Cành rau muống cắm trong bát đất, ngọn mía, cành sắn III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 6A: 2. Bài cũ: - Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì? VD 3. Bài mới Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV yêu cầu HS hoạt động độc lập→trả lời câu hỏi SGK. - GV giới thiệu mắt của cành sắn ở dọc cành, cành giâm phảI là cành bánh tẻ. - GV cho HS cả lớp trao đổi kết quả với nhau. - GV giải thích câu hỏi 3: Cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ rất nhanh. - Những loại cây nào thườgn áp dụng biện pháp này? - GV cho HS hoạt động cá nhân: quan sát hình SGK trả lời câu hỏi . - GV nghe và nhận xét phần trao đổi của lớp nhưng GV giải thích thêm về kĩ thuật triết cành cắt 1 đoan vở gồm cả mạch rây để trả lời câu hỏi 2. - GV lưu ý nếu HS không trả lời câu hỏi 3 thì GV phải giải thích: cây này chậm ra rễ nên phải triết cành, nếu giâm thì cành chết. - GV cho nêu định nghĩa chiét cành . - GV hỏi người ta chiết cành với loại cây nào. - GV cho SH nghiên cứu SGK thực hiện yêu cầu mục □ SGK tr.90 và trả lời câu hỏi . + Em hiểu thế nào về ghép cây? Có mấy cách ghép cây? - GV giúp HS hoàn thiện đáp án . 1. Giâm cành . - HS quan sát H27.1. Kết hợp với mẫu của mình suy nghĩ trả lời 3 câu hỏi mục SGK tr.89. yêu cầu nêu được : + cành sắn hút ẩm mọc rễ. + Cắm cành xuống đất ẩm→ra rễ→ Cây con. - Một số HS phát biểu, HS khác nhận xét bổ sung. Kết luận: Giâm cành là cắt 1 đoạn thân, hay cành của cây mẹ ắm xuống đất ẩm cho ra rễ→ Phát triển thành cây con. 2. Chiết cành. - HS quan sát H27.2 chú ý các bước tiến hành để chiết, kết quả HS trả lời câu hỏi mục▼ SGK tr.90. - HS vận dụng kiến thức bài vận chuyển các chất trong thân để trả lời câu hỏi 2. - HS cả lớp trao đổi lẫn nhau về đáp án của mình để tìm câu trả lời đúng . Kết luận: - Chiết cành là làm cho cành ra rễ trên cây→ Đem trồng thành cây mới. 3. Ghép cây. - HS đọc mục □ quan sát H27.3 trả lời câu hỏi SGK tr.90. - HS trả lời , HS nhận xét bổ sung Kết luận: Ghép cây là dùng mắt, chồi của cây gắn vào cây khác cho tiếp tục phát triển 4. Kiểm tra đánh giá: - HS trả lời câu hỏi 1,2, 4 sgk 5. Dặn dò: - Về nhà học bài, làm bài tập vào vở bài tập. - Đọc mục "Em có biết" - Chuẩn bị : Hoa bưởi, hoa râm bụt, hoa loa kèn. Ngày soạn: 1/12/2012 Ngày giảng: …../12/2012 TIẾT 32. CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA HOA I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc cấu tạo và chức năng của từng bộ phận. - Giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. 2.Kỹ năng: - Rèn kĩ năng quan sát nhận biết kiến thức từ mẫu, tranh 3.Thái độ: GD ý thức bảo vệ thực vật . II. Đồ dùng dạy học * GV: Một số hoa: râm bụt, hoa bưởi, hoa loa kèn to, hoa cúc, hoa hồng. Tranh ghép các bộ phận hoa, kính lúp, dao. *HS: Một số hoa giống của GV . Kính lúp, dao lam. III. Hoạt động dạy học: 1. Ổn định tổ chức: 6A: 2. Bài cũ: - Giâm cành là gì? Kể tên một số cây được trồng bằng PP giâm cành? - Chiết cành là gì? Kể tên một số cây được trồng bằng PP giâm cành? 3. Bài mới. Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh - GV cho HS quan sát hoa thật→ Xác định các bộ của hoa. - GV yêu cầu HS đối chiếu H28.1 SGK tr.94, ghi nhớ các bộo phận của hoa. - GV cho HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, mầu sắc, nhị, nhụy… - GV có thể cho HS tìm đĩa mật - GV cho HS trao đổi kết quả các nhóm chủ yếu là bộ phận nhị nhụy - GV chốt lại kiến thức bằng cách treo tranh giới thiệu hoa, cấu tạo nhị nhụy. - Gv gọi 2 HS lên bàn tách hoa loa kèn và hoa râm bụt còn các nhóm cũng tách 2 loại hoa này. Sau đó HS trình bày các bộ phận của hoa, HS khác theo dõi nhận xét. - GV yêu cầu HS hoạt động cá nhân. Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi SGK. - GV gợi ý: Tìm xem TB sinh dục đực và TB sinh dục cái nằm ở đâu? chúng thuộc bộ phận nào của hoa? Có còn bộ phận nào của hoa chứa TB sinh dục nữa không? - GV cho HS trong lớp trao đổi kết quả với nhau. GV chốt lại kiến thức như SGV. - GV giới thiệu thêm về hoa hồng và hoa cúc cho cả lớp quan sát. 1. Các bộ phận của hoa. - HS trong nhóm quan sát hoa bưởi nở, kết hợp với hiểu biết về hoa. Xác định các bộ phận của hoa. - Một vài HS cầm hoa của nhóm mình trình bày , nhóm khác bổ sung nếu cần. - HS trong nhóm tách hoa đặt lên giấy: đếm số cánh hoa, xác định màu sắc. + Quan sát nhị …. + Quan sát nhụy… - Đại diện nhóm trình bày kết quả→ nhóm khác nhận xé

File đính kèm:

  • docSinh 6 25-39.doc