MỤC TIÊU:
Học sinh biết được:
- Mol là gì?
- Khối lượng mol là gì?
- Thể tích mol của chất khí là gì?
B. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Giới thiệu bài, chương:
Các em đã biết nguyên tử và phân tử có kích thước, khối lượng cực kỳ nhỏ bé
34 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 26: bài 18. bài mol, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phòng giáo dục yên định
Trường trung học cơ sở yên thịnh
hóa học lớp 8
Tổ khoa học tự nhiên
GV: Đào Quang Đại
Năm học: 2006 – 2007
Chương III
Mol và tính toán hóa học
Ngày 29 tháng 11 năm 2006
Ngày 27 tháng 11 năm 2006
Tiết 26:
Bài 18. mol
A. Mục tiêu:
Học sinh biết được:
Mol là gì?
Khối lượng mol là gì?
Thể tích mol của chất khí là gì?
B. Tiến trình dạy học:
1. Giới thiệu bài, chương:
Các em đã biết nguyên tử và phân tử có kích thước, khối lượng cực kỳ nhỏ bé. Mặc dù vậy, người nghiên cứu về hóa học cần phải biết được số nguyên tử, phân tử của các chất tham gia và tạo thành. Làm thế nào có thể biết được khối lượng hoặc thể tích khí các chất trước và sau phản ứng?
Để thực hiện được mục đích này, người ta đưa khái niệm mol vào môn hóa học.
Hoạt động 1: quy tắc
2. Bài mới:
GV: Em hỏi mua 1 tá bút chì, 1 ram giấy có nghĩa là em cần mua 12 chiếc bút chì, 500 tờ giấy. Vậy:
Một tá (bút chì) là 12 (bút chì).
Một ram (giấy) là 500 (tờ giấy)…
Vậy mol là gì?
Học sinh tìm hiểu khái niệm SGK.
Nếu nói: 1 mol hiđro thì các em có thể hiểu như thế nào?
Một mol nguyên tử đồng và một mol nguyên tử nhôm có số nguyên tử khác nhau hay không? Vì sao 1 mol Cu lại có khối lượng 1 mol Al?
GV cho học sinh tìm hiểu khái niệm trong SGK.
- Em hiểu thế nào khi nói: Khối lượng mol nguyên tử nitơ và khối lượng mol phân tử nitơ? Khối lượng mol của chúng là bao nhiêu?
Học sinh tìm hiểu khái niệm trong SGK.
GV lưu ý cho học sinh:
Thể tích mol của những chất khí khác nhau trong cùng ĐK nhiệt độ và áp suất là bằng nhau. Chỉ ở ĐKTC thì thể tích 1 mol những khí đó mới bằng 22,4 lít.
Hình vẽ 3.1 SGK cho biết những gì?
Hoạt động 1: mol là gì?
Mol là lượng chất có chứa 6.1023 nguyên tử hoặc phân tử của chất đó.
Con số 6.1023 được gọi là số Avogađro và được ký hiệu là N.
Ví dụ:
- Một mol nguyên tử sắt là một lượng sắt có chứa N nguyên tử Fe.
- Một mol phân tử nước là một lượng nước có chứa N phân tử H2O.
Hoạt động 2: khối lượng mol là gì ?
Khối lượng mol (ký hiệu là M) của một chất là khối lượng tính bằng gam của N nguyên tử hoặc phân tử chất đó.
Ví dụ:
Khối lượng mol nguyên tử oxi: MO=16g.
Khối lượng mol phân tử oxi: g
Hoạt động 3: thể tích mol của chất khí là gì ?
Thể tích mol của chất khí là thể tích chiếm bởi N phân tử của chất khí đó.
ở đktc, thể tích 1 mol của các chất khí đều bằng 22,4 lít.
3. Luyện tập tại lớp:
- Học sinh làm bài tập 1a, 1b, 2a, 2b SGK trang 65.
4. Bài tập:
- Học sinh làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 65 SGK.
Ngày 29 tháng 11 năm 2006
Tiết 27, 28:
Bài 19. chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất
A. Mục tiêu:
Học sinh biết chuyển đổi lượng chất thành khối lượng chất và ngược lại, biết chuyển đổi khối lượng chất thành lượng chất.
Học sinh biết chuyển đổi lượng chất khí thành thể tích (đktc) và ngược lại biết chuyển đổi thể tích khí (đktc) thành lượng chất.
B. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Mol là gì? Khối lượng mol là gì? Thể tích mol của chất khí là gì?
Giải bài tập 3 trang 65 SGK..
Hoạt động 1: quy tắc
2. Bài mới:
GV đặt vấn đề vào bài như trong SGK.
Học sinh làm các ví dụ:
0,25 mol CO2 có khối lượng là bao nhiêu gam? Biết
0,5 mol H2O có khối lượng là bao nhiêu gam? Biết
GV cho học sinh lập công thức chuyển đổi.
Có thể tính được lượng chất (n), nếu biết khối lượng (m) và khối lượng mol (M) của chất? HS rút ra công thức.
Có thể tìm được khối lượng mol (M) của chất, nếu biết lượng chất (n) và khối lượng (m) của lượng chất đó không?
HS rút ra công thức.
Học sinh làm các ví dụ:
0,5 mol khí O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu?
0,1 mol khí CO2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu? v.v…
GV cho học sinh lập công thức chuyển đổi.
Từ công thức trên GV gợi ý để HS rút ra công thức tính n theo thể tích V ở đktc.
Hoạt động 1: chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất như thế nào?
Khối lượng của 0,25 mol CO2 là:
Khối lượng của 0,5 mol H2O là:
Công thức chuyển đổi:
Hoạt động 2: chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí như thế nào?
0,25 mol khí O2 ở đktc có thể tích là:
0,1 mol khí CO2 ở đktc có thể tích là:
Công thức chuyển đổi:
V = 22,4.n (l)
3. Luyện tập tại lớp:
- Học sinh làm bài tập 3, 4 SGK trang 67.
4. Bài tập:
- Học sinh làm bài tập 1, 2, 5, 6 trang 67 SGK.
Ngày 2 tháng 12 năm 2006
Tiết 29:
Bài 20. tỉ khối của chất khí
A. Mục tiêu:
Học sinh biết cách xác định tỉ khối của khí A đối với khí B.
Học sinh biết cách xác định tỉ khối của một chất khí đối với không khí.
HS biết giải các bài toán hóa học có liên quan đến tỉ khối chất khí.
B. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất? 0,75 mol CO2 có khối lượng là bao nhiêu gam? Biết
Viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí? 1,5 mol khí O2 ở đktc có thể tích là bao nhiêu?
Hoạt động 1: quy tắc
2. Bài mới:
GV đặt vấn đề vào bài như trong SGV.
“Nếu bơm khí hiđro vào quả bóng, bóng sẽ bay lên. Nếu bơm khí cacbonic vào quả bóng, bóng sẽ rơi xuống đất. Như vậy trong cùng điều kiện, những thể tích bằng nhau của các chất khí khác nhau thì nặng nhẹ khác nhau. Vậy bằng cách nào có thể biết được khí này nặng hay nhẹ hơn khí kia bao nhiêu lần? Chúng ta tìm hiểu về tỉ khối của chất khí.”
GV thông báo.
Học sinh ghi nhận.
HS vận dụng công thức làm vài bài tập nhỏ:
Em đã biết không khí là hỗn hợp gồm 2 khí chính là khí nitơ và khí oxi. Khí oxi nặng hay nhẹ hơn khí nitơ bao nhiêu lần?
Hãy cho biết khí cacbonic nặng hay nhẹ hơn khí hiđro bao nhiêu lần?
Từ công thức trên GV gợi ý để HS rút ra công thức tính khối lượng mol của khí A nếu biết dA/B và khối lượng mol của khí B.
GV thông báo.
Học sinh ghi nhận.
HS vận dụng công thức làm vài bài tập.
Từ công thức trên GV gợi ý để HS rút ra công thức tính khối lượng mol của khí A nếu biết dA/kk:
Hoạt động 1: bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí b?
Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn khí B bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với lượng mol của khí B (MB)
dA/B là tỉ khối của khí A đối với khí B.
Hoạt động 2: bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí?
Để biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần, ta so sánh khối lượng mol của khí A (MA) với lượng “mol không khí” là 29 gam
dA/kk là tỉ khối của khí A đối với không khí.
MA = dA/B . MB
MA = 29.dA/kk
3. Luyện tập tại lớp:
- GV có thể cho HS làm thêm các bài tập nhỏ vận dụng các công thức trên.
4. Bài tập:
- Học sinh làm bài tập 1, 2, 3 trang 69 SGK.
Ngày 5 tháng 12 năm 2006
Tiết 30, 31:
Bài 21. tính theo công thức hóa học
A. Mục tiêu:
Từ công thức hóa học đã biết, HS biết cách xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố theo khối lượng của các nguyên tố hóa học tạo nên hợp chất.
Từ thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố tạo nên hợp chất, HS biết cách xác định công thức hóa học của hợp chất.
B. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Khí Clo rất độc hại đối với đời sống của người và động vật, khí này nặng hay nhẹ hơn không khí bằng bao nhiêu lần?
Hoạt động 1: quy tắc
2. Bài mới:
Hoạt động 1: biết cthh của hợp chất, hãy xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
Ví dụ : Muối ăn có công thức NaCl, em hãy xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố ?
Hoạt động 2: biết thành phần các nguyên tố, hãy xác định công thức hóa học của Hợp chất
Ví dụ : Một hợp chất có thành phần các nguyên tố : 52,94% Al và 47,06% O. Biết khối lượng mol của hợp chất là 102g. Hãy tìm công thức hóa học của hợp chất ?
Giải :
- Khối lượng và số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất :
mAl= =54(g)
mO==48 (g)
- Suy ra trong 1 phân tử của hợp chất có 2 nguyên tử Al và 3 nguyên tử O. Công thức hóa học của hợp chất là Al2O3.
GV đặt vấn đề vào bài như trong SGV.
“Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm ra hàng triệu chất khác nhau có nguồn gốc tự nhiên hoặc nhân tạo VD: NaCl, CO2, C12H22O11…Từ những CTHH này, các em không chỉ biết được thành phần các nguyên tố HH mà còn xác định được thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất. GV lấy ví dụ
GV hướng dẫn HS giải.
Học sinh ghi nhận.
HS vận dụng làm vài bài tập nhỏ:
Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong CO2?
Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong H2SO4?
GV lấy ví dụ
GV hướng dẫn HS giải.
Học sinh ghi nhận.
HS vận dụng làm vài bài tập nhỏ:
Một hợp chất có thành phần các nguyên tố : 20,2% Al và 79,8% Cl. Hãy tìm công thức hóa học của hợp chất.
3. Luyện tập tại lớp:
- GV có thể cho HS làm thêm các bài tập nhỏ để HS luyện tập.
4. Bài tập:
- Học sinh làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5 trang 71 SGK.
Ngày 9 tháng 12 năm 2006
Tiết 32, 33:
Bài 22. tính theo phương trình hóa học
A. Mục tiêu:
Từ phương trình hóa học và những số liệu của bài toán, học sinh biết cách xác định khối lượng của những chất tham gia hoặc khối lượng các sản phẩm.
Từ phương trình hóa học và những số liệu của bài toán, học sinh biết cách xác định thể tích của những chất khí tham gia hoặc thể tích chất khí sản phẩm.
B. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Tính thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất có công thức CuSO4?
Hoạt động 1: quy tắc
2. Bài mới:
Hoạt động 1: bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm?
Ví dụ : Đốt cháy 5,4 g bột nhôm trong khí oxi thu được nhôm oxit. Hãy tính khối lượng nhôm oxit thu được.
Giải :
-Viết PTHH điều chế nhôm oxit :
4Al + 3O22Al2O3
- Tìm số mol Al tham gia phản ứng :
- Tìm số molAl2O3 tạo gia sau phản ứng :
Theo PTHH :
Cứ 4 mol Al điều chế được 2 mol Al2O3.
Có 0,2mol Al điều chế được mol Al2O3
- Khối lượng nhôm oxit thu được là :
0,1.102 = 10,2 (g)
Hoạt động 2: Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia vầ sản phẩm?
Ví dụ : Hãy tìm thể tích khí oxi (đktc) cần dùng để đốt cháy hoàn toàn 24 g cácbon.
GV thông báo.
“Cơ sở KH để sản xuất các chất hóa học trong nghành công nghiệp là pt hóa học. Dựa vào ptHH người ta có thể tìm được khối lượng chất tham gia để điều chế một lượng sản phẩm nhất định, hoặc với một khối lượng chất tham gia nhất định, sẽ biết điều chế được một khối lượng SP là bao nhiêu”.
GV lấy ví dụ
GV hướng dẫn HS giải.
Học sinh ghi nhận.
HS vận dụng làm vài bài tập nhỏ:
Tìm khối lượng vôi tôi { Ca(OH)2 ] thu được khi tôi 560 kg vôi sống.
Dẫn khí CO2 vào nước vôi trong, nước vôi bị vẫn đục và tạo chất rắn không tan là CaCO3.
Nếu có 22g CO2 tham gia PU thì lượng chất rắn CaCO3 thu được là bao nhiêu?
Nếu sau phản ứng, thu được 25g CaCO3 thì khối lượng các chất tham gia phản ứng là bao nhiêu?
GV lấy ví dụ
GV hướng dẫn HS giải.
Học sinh ghi nhận.
HS vận dụng làm vài bài tập nhỏ:
3. Luyện tập tại lớp:
- GV có thể cho HS làm thêm các bài tập nhỏ để HS luyện tập.
4. Bài tập:
- Học sinh làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 75 SGK.
Ngày 12 tháng 12 năm 2006.
Tiết 34:
Bài 23. bài luyện tập 4
A. Mục tiêu:
Học sinh biết cách chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng:
- Số mol chất (n) và khối lượng chất (m).
- Số mol chất khí (n) và thể tích của chất khí ở đktc (V).
- Khối lượng của chất khí (m) và thể tích khí ở đktc (V).
HS biết ý nghĩa về tỷ khối chất khí. Biết cách xác định tỉ khối của chất khí này đối với chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí.
HS có kỹ năng ban đầu về vận dụng những khái niệm đã học để giải các bài toán hóa học đơn giản tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học.
B. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp khi luyện tập.
Hoạt động 1: quy tắc
2. Bài mới:
Kiến thức cần nhớ
Cho HS giải đáp hệ thống câu hỏi trong SGK
Bài tập
Hoạt động 1: Giải bài tập 1 trang 79 SGK
- Tìm tỉ lệ kết hợp về số mol của hai nguyên tố trong oxit :
Tỷ lệ :
Số mol ng tử S : Số mol ng tử SO
=
Vậy : công thức đơn giản nhất của một loại lưu huỳnh oxit đã cho là SO3.
- Suy ra trong 1 phân tử lưu huỳnh oxit nếu có 1 ng tử S thì có 3 ng tử O.
Hoạt động 2: Giải bài tập 2 trang 79 SGK
Công thức hoá học của hợp chất là FeSO4.
1 học sinh đứng tại chỗ trả lời
Học sinh khác dưới lớp nhận xét.
GV kết luận, bổ sung.
1 học sinh lên bảng thực hiện
Học sinh dưới lớp nhận xét.
GV kết luận, cho điểm.
1 học sinh lên bảng thực hiện
Học sinh dưới lớp nhận xét.
GV kết luận, cho điểm.
3. Luyện tập tại lớp:
Học sinh làm bài tập 3 SGK (nếu còn thời gian).
4. Bài tập:
Học sinh xem lại bài tập đã chữa và ôn lại các kiến thức từ đầu năm .
Làm các bài tập 3, 4, 5 SGK trang 79.
Ngày 17 tháng 12 năm 2006.
Tiết 35:
ôn tập học kỳ I
A. Mục tiêu:
1. Học sinh được hệ thống lại các kiên thức đã học:
Chất, nguyên tử, nguyên tố HH, công thức HH.
Phản ứng hoá học, phương trình hoá học.
Định luật bảo toàn khối lượng.
Số mol chất (n) và khối lượng chất (m).
Số mol chất khí (n) và thể tích của chất khí ở đktc (V).
Khối lượng của chất khí (m) và thể tích khí ở đktc (V).
2. HS biết ý nghĩa về tỷ khối chất khí. Biết cách xác định tỉ khối của chất khí này đối với chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí.
3. HS có kỹ năng ban đầu về vận dụng những khái niệm đã học để giải các bài toán hóa học đơn giản tính theo công thức hóa học và phương trình hóa học.
B. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
Kết hợp khi ôn tập.
Kiến thức cần nhớ
Cho HS giải đáp hệ thống câu hỏi trong các bài luyên tập SGK
Bài tập
Hoạt động 1: Giải bài tập 4 trang 79 SGK
Đáp số : 11,1 g.
Hướng dẫn :
- Tìm số mol CaCO3 tham gia PƯ :
(mol)
- Tìm thể tích khí CO2 sau PƯ ở đk phòng: V = 22,4.0,15 = 3,36 (lít) CO2.
Hoạt động 2: Giải bài tập 5 trang 79 SGK
a) Đáp số : V = 4 (lít)
b) Đáp số : V = 3,36(lít)
c) Đáp số :
Hoạt động 1: quy tắc
2. Bài mới:
1 học sinh đứng tại chỗ trả lời
Học sinh khác dưới lớp nhận xét.
GV kết luận, bổ sung.
1 học sinh lên bảng thực hiện
Học sinh dưới lớp nhận xét.
GV kết luận, cho điểm.
1 học sinh lên bảng thực hiện
Học sinh dưới lớp nhận xét.
GV kết luận, cho điểm.
3. Luyện tập tại lớp:
Học sinh làm bài tập 3 SGK (nếu còn thời gian).
4. Bài tập:
Học sinh xem lại bài tập đã chữa và ôn lại các kiến thức từ đầu năm .
Ngày 20 tháng 12 năm 2006.
Tiết 36:
Kiểm tra học kỳ I
Phần I. Trắc nghiệm (3 điểm)
Hãy khoanh tròn một chữ A hoặc B, C, D đứng trước câu trả lời đúng:
Câu 1: (1,5 điểm)
1. Hóa trị của các nguyên tố Ca, Al, Mg, Fe tương ứng là II, III, II, III. Nhóm các công thức đều viết đúng là:
A. CaO, Al2O3, Mg2O, Fe2O3 B. CaO, Al4O6, MgO, Fe2O3
C. Ca2O, Al2O3, Mg2O, Fe2O3 D. CaO, Al2O3, MgO, Fe2O3
2. Phương trình phản ứng đã cân bằng đúng là:
A. KMnO4 K2MnO4+ MnO2+ 2O2 B. 2KMnO4 K2MnO4+ 2MnO2+ O2
C. 2KMnO4 K2MnO4+ MnO2+ 2O2 D. 2KMnO4 K2MnO4+ MnO2+ O2
3. Đốt cháy hoàn toàn 9 gam Magiê trong không khí thu được 15 gam Magê oxit. Khối lượng oxit đã tham gia phản ứng là:
A. 6 gam B. 3 gam C. 24 gam D. 12 gam
Câu 2: (1,5 điểm) Ghép hiện tượng với các phương trình hóa học cho phù hợp:
Hiện tượng
Phương trình hóa học
A
Sắt cháy trong oxi tạo thành hạt sắt oxit màu nâu đen
1
2H2O 2H2 + O2
B
Nước bị điện phân thành khí oxi và khí hiđro
2
C2H6O + 3O23H2O + 2CO2
C
Cồn (C2H6O) cháy tạo thành nước và khí cacbonic
3
3Fe + 2O2Fe3O4
4
3Fe + 3O2Fe2O3
A & … B & …. C & ….
Phần II. Tự luận (7 điểm)
Câu 3: (3 điểm) Hãy lập phương trình hóa học của các phản ứng sau:
Magiê (Mg) tác dụng với axit clohiđric (HCl) tạo thành magiê clorua (MgCl2) và hiđro.
Sắt (Fe) tác dụng với đồng sunfat (CuSO4) tạo thành sắt (II) sunfat (FeSO4) và đồng (Cu).
Natri sunfat (Na2SO4) tác dụng với bari clorua (BaCl2) tạo thành barisunfat (BaSO4) và natri clorua (NaCl).
Hiđro tác dụng với oxi tạo thành nước.
Kali hiđroxit (KOH) tác dụng với sắt (II) nitrat (Fe(NO3)2) tạo thành Sắt (II) hiđroxit (Fe(OH)2) và kali nitrat (KNO3).
Sắt (III) oxit (Fe2O3) tác dụng với hiđro tạo thành sắt và nước.
Câu 4: (3 điểm) Cho 5,4 g nhôm tan hết vào dung dịch axit sunfuric loãng. Sau phản ứng thu được 34,2g nhôm sunfat và 0,6 g hiđro.
Al + H2SO4 Al2(SO4)3 + H2.
Hoàn thành phương trình hóa học.
Tính số gam axit sunfuaric đã phản ứng.
Chương IV
ôxi. Không khí
Tiết 37, 38:
Bài 24. tính chất của oxi
A. Mục tiêu:
Học sinh biết được các kiến thức và kỹ năng sau:
Trong đk thường về nhiệt độ và áp suất, oxi là chất khí không màu, không mùi , ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
Khí oxi là một đơn chất rất hoạt động, dễ dàng tham gia PƯHH với nhiều kim loại, phi kim, nhiều hợp chất. Trong các hợp chất hoá học, nguyên tố oxi chỉ có hoá trị II.
Viết được PTHH của oxi với lưu huỳnh, phốt pho, với sắt.
Nhận biết được khí oxi, biết cách sử dụng đèn cồn và cách đốt một số chất trong oxi.
B. Tiến trình dạy học:
1. Giới thiệu bài, chương:
I. Tính chất vật lý
Hoạt động 1:
oxi là chất khí không màu, không mùi, không vị, tan ít trong nước.
II. Tính chất hoá học
1. Tác dụng với phi kim
Hoạt động 2:a) Với lưu huỳnh :
Lưu huỳnh cháy với ngọn lửa nhỏ, màu xanh nhạt:
S(r) + O2(k) SO2(k)
Hoạt động 3: b) Với photpho :
Photpho cháy mạnh trong oxi với ngọn lửa sáng chói, tạo khói trắng dày đặcbám vào thành lọ :
4P (r) +5 O2 (k) 2P2O5 (r)
2. Tác dụng với kim loại
ở nhiệt độ cao oxi t/d được với nhiều kim loại: Fe (r) + O2 (k)Fe3O4 (r)
3. Tác dụng với hợp chất
Oxi t/d được với nhiều hợp chất:
CH4 (k) + 2O2 CO2 (k) + 2H2O (h)
Hoạt động 1: quy tắc
2. Bài mới:
GV: giới thiệu ống nghiệm đã chứa đầy khí oxi được được đậy nút kín.
Học sinh quan sát và trả lời câu hỏi về trạng thái, màu sắc của khí oxi, dự đoán về tỉ khối của oxi với kk, tính tan trong nước à kết luận chung về TCVL của oxi
GV làm thí nghiệm về tác dụng của một phi kim (S) với oxi của không khí và của (S) với oxi
HS quan sát, nhận xét về sự giống và khác nhau.
GV hướng dẫn HS viết PTHH của S tác dụng với ôxi.
GV làm thí nghiệm biểu diễn.
HS quan sát, nhận xét các hiện tượng trả lời các câu hỏi và viết PTPU.
HS theo dõi thông báo của GV về các hiện tượng thường gặp trong đời sống như: chất khí được hoá lỏng trong bình ga, trong bật lửa, chất khí trong túi bioga... cháy trong không khí tạo ra khí cacbonic và nước.
3. Luyện tập tại lớp:
- Học sinh làm bài tập 1, 2 SGK trang 84.
4. Bài tập:
- Học sinh làm bài tập 3, 4, 5 và 6 trang 84 SGK.
Ngày 25 tháng 12 năm 2006.
Tiết 39:
Bài 25. sự oxi hoá - phản ứng hoá hợp - ứng dụng của oxi
A. Mục tiêu:
Học sinh biết được các kiến thức và kỹ năng sau:
Sự tác dụng của oxi với một chất là sự oxi hoá; biết dẫn ra được những ví dụ minh hoạ.
Phản ứng hoá hợp là phản ứng hoá học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu; biết dẫn ra được ví dụ để minh hoạ.
ứng dụng của khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết công thức hoá học của oxit và phương trình hoá học tạo thành oxit.
B. Tiến trình dạy học:
1. Bài cũ:
HS1: Nêu tính chất hóa học của oxi? Viết PTHH để minh họa.
HS2: giải bài tập 3 SGK trang 84.
I. Sự oxi hóa
Hoạt động 1:
Sự oxi hóa là sự tác dụng của oxi với 1 chất.
II. phản ứng hóa hợp
Hoạt động 2:
VD : 4P (r) +5 O2 (k) 2P2O5 (r)
Phản ứng hóa hợp là PƯ hóa học trong đó chỉ có một chất mới được tạo thành từ hai hay nhiều chất.
III. ứng dụng của oxi
Hoạt động 3:
Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.
Học sinh trả lời câu hỏi về một số PƯHH của oxi với các đơn chất, hợp chất và thử nêu ĐN sự oxi hóa.
GV sửa chữa bổ sung và chốt lại ĐN.
Học sinh trả lời các câu hỏi trong SGK về số lượng chất PƯ và số lượng sản phẩm trong các PƯHH à ĐN PƯ hóa hợp.
GV giới thiệu về PƯ tỏa nhiệt: đó là những PƯ có tỏa ra nhiệt.
GV cho HS quan sát một số tranh ảnh đã sưu tầm được.
HS quan sát, dựa vào hình vẽ 4.4 SGK để kể ra những ứng dụng của oxi.
Hoạt động 1: quy tắc
2. Bài mới:
3. Luyện tập tại lớp:
- Học sinh làm bài tập 1, 2 SGK trang 87.
4. Bài tập:
- Học sinh làm bài tập 3, 4, 5 và 6 trang 87 SGK.
Ngày 29 tháng 12 năm 2006.
Tiết 40:
Bài 26. oxit
A. Mục tiêu:
Học sinh biết và hiểu định nghia oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Học sinh biết và hiểu công thức hoá học của oxit và cách gọi tên oxit.
Học sinh biết oxit gồm hai loại chính là oxit axit và oxit bazơ. Biết dẫn ra ví dụ để minh hoạ.
Học sinh biết vận dụng thành thạo quy tắc lập công thức hoá học đã học ở chương I để lập công thức của oxit.
B. Tiến trình dạy học:
1. Bài cũ:
HS1: Như thế nào là PƯ hóa hợp? Viết PTHH làm ví dụ.
HS2: giải bài tập 3 SGK trang 87.
Hoạt động 1: quy tắc
2. Bài mới:
Học sinh trả lời câu hỏi của GV
Kể tên các oxit mà em biết?
Nhận xét thành phần phân tử của oxit đó và thử nêu ĐN oxit?
Học sinh nhận xét các thành phần trong công thức của oxit và phát biểu quy tắc về công thức của oxit.
GV cho HS luyện tập để cũng cố kỹ năng lập công thức hóa học của oxit.
GV thông báo.
HS ghi nhận.
GV cho ví dụ.
GV thông báo.
HS ghi nhận.
GV cho ví dụ, HS gọi tên các oxit.
I. định nghĩa:
Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi..
II. Công thức
Công thức của oxit MxOy gồm có ký hiệu của oxi kèm theo chỉ số y và ký hiệu của một nguyên tố khác M (có hóa trị x) kèm theo chỉ số x của nó theo đúng quy tắc về hóa trị.
III. Phân loại
Oxit được phân làm hai loại chính : oxit axit và oxit bazơ.
IV. cách gọi tên
Tên oxit : Tên nguyên tố + oxit
Tên oxit bazơ : Tên KL + oxit
Tên oxit axit : Tên phi kim + oxit
(có tiền tố chỉ số nguyên tử)
3. Luyện tập tại lớp:
- Học sinh làm bài tập 1, 2, 4 SGK trang 91.
4. Bài tập:
- Học sinh làm bài tập 3, 5 trang 91 SGK.
Ngày 02 tháng 01 năm 2007.
Tiết 41:
Bài 27. điều chế khí oxi. Phản ứng phân huỷ
A. Mục tiêu:
Học sinh biết được các kiến thức và kỹ năng sau:
1. HS biết phương pháp điều chế, cách thu khí oxi trong phòng thí nghiệm (đun nóng hợp chất giàu oxi và dễ bị phân huỷ ở nhiệt độ cao) và cách sản xuất khí oxi trong công nghiệp (cho không khí lỏng bay hơi hoặc điện phân nước).
KClO3 và MnO2.
2.HS biết phản ứng phân huỷ là gì và dẫn ra dược thí dụ minh hoạ.
3. Củng cố khái niệm về chất xúc tác, biết giải thích vì sao MnO2 được gọi là chất xúc tác trong phản ứng đun nóng hỗn hợp
B. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Giải bài tập 3 SGK trang 91.
HS2: Giải bài tập 5 SGK trang 91.
GV: mô tả và làm mẫu thí nghiệm điều chế oxi trong PTN
Học sinh quan sát, nhận xét hiện tượng.
GV đàm thoại với HS
Khí thoát ra có làm cho than hồng của que đóm bùng cháy không?
GV cho 1 HS làm thí nghiệm điểu chế oxi
GV: Trong thiên nhiên nguồn nguyên liệu nào được dùng để sản xuất oxi?
HS thảo luận, GV bổ sung và chỉ ra kết luận:
Không khí và nước là 2 nguồn nguyên liệu vô tận để SX khí oxi trong công nghiệp.
GV cho HS đọc sách và ghi kết luận vào vở.
Học sinh điền vào chỗ chống trong cột 2, 3 ứng với các PƯ, trả lời các câu hỏi trong SGK về số lượng chất PƯ và số lượng sản phẩm trong các PƯHH à ĐN PƯ phân hủy.
Hoạt động 1: quy tắc
2. Bài mới:
I. điều chế khí oxi trong PTN
Trong phòng thí nghiệm khí oxi được điều chế bằng cách đun nóng những hợp chất giàu oxi và dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao như KMnO4 và KClO3.
2KMnO4 K2MnO + MnO2+
II. sản xuất khí oxi trong công nghiệp
Sản xuất khí oxi từ không khí:
Hóa lỏng không khí ở nhiệt độ thấp và áp suất cao, sau đó cho kk lỏng bay hơi
Sản xuất khí oxi từ nước:
Điện phân nước trong các bình điện phân
III. phản ứng phân hủy
Phản ứng phân hủy là PƯHH trong đó một chất sinh ra hai hay nhiều chất mới.
3. Luyện tập tại lớp:
- Học sinh làm bài tập 1, 3 SGK trang 94.
4. Bài tập:
- Học sinh làm bài tập 2, 4, 5, 6 trang 94 SGK.
Ngày 07 tháng 01 năm 2007.
Tiết 42, 43
Bài 28: không khí – sự cháy
A. Mục tiêu:
HS biết không khí là hỗn hợp nhiều chất khí, thành phần không khí theo thể tích gồm có 78% nitơ, 21% oxi, 1% các khí khác.
HS biết sụ cháy là sự oxi hoá có toả nhiệt và phát sáng, còn sự oxi hoá chậm cũng là sự oxi hoá có toả nhiệt nhưng không phát sánh.
HS biêt và hiểu điều kiện phát sinh sự cháy và biết cách dập tắt sự cháy (bằng một hay cả hai biện pháp) là hạ nhiệt độ của chất cháy xuống dưới nhiệt độ cháy và cách li chất cháy với khí oxi.
HS hiểu và có ý thức giữ cho bầu không khí không bị ô nhiễm và phòng chống cháy.
B. T
File đính kèm:
- Giao an Hoa 8(9).doc