I, Mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Biết được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam á và toàn thế giới.
- Hiểu được một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế - chính trị hiện nay của nước ta.
- Biết nội dung, phương pháp chung học tập địa lý Việt Nam.
2- Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng nhận xét qua bảng số liệu về tỷ trọng các ngành kinh tế năm 1990 và 2000.
106 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2326 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 26 : Việt Nam đất nước, con người, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: ……………….
Ngày giảng:………………
Tiết 26 : Việt nam đất nước, con người
I, mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Biết được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam á và toàn thế giới.
- Hiểu được một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế - chính trị hiện nay của nước ta.
- Biết nội dung, phương pháp chung học tập địa lý Việt Nam.
2- Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng nhận xét qua bảng số liệu về tỷ trọng các ngành kinh tế năm 1990 và 2000.
- Phát triển kỹ năng quan sát, luyện kỹ năng sử dụng bản đồ cơ cấu tổng sản phẩm kinh tế 2 năm (1990 và 2000)
3- Thái độ:
II, Đồ dùng dạy học:
1/ GV : - Bản đồ các nước trên thế giới.
- Bản đồ khu vực Đông Nam á.
- Tranh ảnh, tài liệu về các thành tựu kinh tế, văn hoá Việt Nam.
- SGK.
2/ HS : SGK
III,Phương pháp dạy học:
-Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm
IV,Tổ chức dạy học
*Khởi động:
- Mục tiêu:
Ôn lại kiến thức cũ
- Thời gian: 5’
- Cách tiến hành:
Nêu tên những quốc gia trong khu vực Đông Nam á.
Nêu những điều kiện thuận lợi cho sự hợp tác toàn diện giữa các nước trong khu vực.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Việt Nam trên bản đồ thế giới
- Mục tiêu:
Biết được vị thế của Việt Nam trong khu vực Đông Nam á và toàn thế giới.
- Thời gian: 15’
- Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ các nước trên thế giới.
+ SGK
- Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Làm việc cá nhân
CH: Quan sát H17.1 xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ thế giới và khu vực Đông Nam á.
GV: Gọi HS lên xác định vị trí Việt Nam trên bản đồ treo tường và trả lời câu hỏi.
CH: Việt Nam gắn liền với châu lục nào ? Đại dương nào?
- Việt Nam có biên giới chung trên đất liền, trên biển với những quốc gia nào?
(Gợi ý): - Trung Quốc, Campuchia.
- GV dùng bản đồ khu vực Đông Nam á. Xác định biên giới các quốc gia có chung biển, đất liền với Việt Nam.
CH: Qua bài học về Đông Nam á (bài 14, 15, 16, 17) hãy tìm ví dụ để chứng minh Việt Nam là quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hoá, lịch sử khu vực Đông Nam á.
(- Thiên nhiên: Tính chất nhiệt đới, gió mùa.
- Lịch sử: Lá cờ đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Văn hoá: Nền văn minh lúa nước, tôn giáo, nghệ thuật....)
GV: Kết luận.
CH: Việt Nam đã gia nhập ASEAN năm nào ? ý nghĩa?
1. Việt Nam trên bản đồ thế giới
- Việt Nam gắn liền với lục địa á - Âu trong khu vực Đông Nam á.
- Biển Đông Việt Nam là bộ phận của Thái Bình Dương.
- Việt Nam tiêu biểu cho khu vực Đông Nam á về tự nhiên, văn hoá, lịch sử
* Hoạt động 2: Tìm hiểu Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.
- Mục tiêu:
Hiểu được một cách khái quát hoàn cảnh kinh tế - chính trị hiện nay của nước ta.
- Thời gian: 12’
- Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ các nước trên thế giới.
+ Bản đồ khu vực Đông Nam á.
+ Tranh ảnh, tài liệu về các thành tựu kinh tế, văn hoá Việt Nam.
+ SGK.
- Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Làm việc theo nhóm
CH: Dựa vào mục 2 SGK kết hợp kiến thức thực tế, thảo luận theo gợi ý:
- Công ước đổi mới toàn diện nền kinh tế từ 1986 ở nước ta đạt kết quả như thế nào?
- Sự phát triển các ngành kinh tế: (nông nghiệp, công nghiệp)?
- Cơ cấu kinh tế phát triển theo chiều hướng nào?
- Đời sống nhân dân được cải thiện ra sao?
GV: Yêu cầu HS trình bày - nhóm khác bổ sung - kết luận.
CH: - Nêu nhận xét về sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta qua bảng 22.1?
(Nông nghiệp có xu hướng giảm từ 38,74%(1990) xuống 24,30%(2000), công nghiệp và dịch vụ tăng dần từ....... lên......)
- Mục tiêu tổng quát của chiến lược 10 năm 2001 - 2010 của nước ta là gì?
GV: Yêu cầu đại diện các nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét bổ sung.
Chuẩn xác kiến thức.
CH: Hãy liên hệ sự đổi mới ở địa phương.
2. Việt Nam trên con đường xây dựng và phát triển.
- Nền kinh tế có sự tăng trưởng.
- Cơ cấu kinh tế ngày càng cân đối, hợp lý chuyển dịch theo xu hướng tiến bộ: kinh tế thị trường có định hướng xã hội chủ nghĩa.
- Đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
- Ra khỏi tình trạng kém phát triển:
- Nâng cao đời sống vật chất, văn hoá, tinh thần.
- Tạo nền tảng để đến 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại.
* Hoạt động 3: Học địa lý Việt Nam như thế nào.
- Mục tiêu:
Biết được nội dung, phương pháp chung học tập địa lý Việt Nam.
- Thời gian: 8’
- Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ khu vực Đông Nam á.
+ Tranh ảnh, tài liệu về các thành tựu kinh tế, văn hoá Việt Nam.
+ SGK.
- Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Làm việc cá nhân
GV: yêu cầu trả lời.
CH: ý nghĩa của kiến thức địa lý Việt Nam đối với việc xây dựng đất nước?
Học địa lý Việt Nam như thế nào để đạt kết quả tốt?
HS trả lời.
3. Học địa lý Việt Nam như thế nào.
V. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà. 5’
1. tổng kết:
- GV gọi HS đọc phan tóm tắt cuối bài
- GV Yêu cầu học sinh hệ thống hoá kiến thức .
2. Hướng dẫn học ở nhà:
- Mỗi HS cần có một quyển Atlat địa lý Việt Nam ( Bộ Giáo dục và Đào tạo )
- Tìm hiểu bài 23.
Ngày soạn: ……………….
Ngày giảng:………………
Tiết 27: Vị trí, giới hạn,Hình dạng lãnh thổ việt nam
I, mục tiêu
1- Kiến thức:
- Hiểu được tính toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, xác định được vị trí, giới hạn, diện tích hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.
- Hiểu biết về ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lý hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta.
2- Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng xác định vị trí địa lý, giới hạn lãnh thổ của đất nước. Qua đó đánh giá ý nghĩa và giá trị của vị trí lãnh thổ đối với tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội.
3- Thái độ
Có ý thức và hành động bảo vệ, giữ gìn độc lập chủ quyền của đất nước.
II, Đồ dùng dạy học:
1/ GV : - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ Đông Nam á.
- Bản đồ thế giới.
- SGK.
2/ HS : SGK
III,Phương pháp dạy học
-Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm
IV,Tổ chức dạy học
*Khởi động:
- Mục tiêu:
Gây hứng thú học tập
- Thời gian: 3’
- Cách tiến hành:
GV nói; Vị trí địa lý có ảnh hưởng trực tiếp, quyết định các yếu tố tự nhiên của một lãnh thổ, một quốc gia. Vì vậy muốn hiểu rõ những đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nước ta, chung ta cùng tìm hiểu, nghiên cứu vị trí, giới hạn, hình dạng lãnh thổ Việt Nam trong nội dung bày hôm nay.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Vị trí giới hạn lãnh thổ.
- Mục tiêu:
Hiểu được tính toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, xác định được vị trí, giới hạn, diện tích hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.
- Thời gian: 20’
- Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
+ Bản đồ Đông Nam á.
+ Bản đồ thế giới.
+ SGK.
- Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Làm cá nhân / nhóm
CH: Xác định trên H23.2 các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của phần đất liền nước ta? Cho biết toạ độ các điểm cực (B23.2)
GV: Gọi một HS lên xác định các điểm cực của phần đất liền nước ta (trên bản đồ treo tường)
CH: Qua bảng 23.2 hãy tính
- Từ Bắc và Nam, phần đất liền nước ta kéo dài bao nhiêu vĩ độ, nằm trong đới khí hậu nào?
(>15 vĩ độ)
CH: Từ Tây sang Đông phần đất liền nước ta mở rộng bao nhiêu kinh độ?
(>7 kinh độ)
- Lãnh thổ nước ta nằm trong múi giờ thứ mấy theo giờ GMT.
GV: Hướng dẫn HS quan sát H24.1 giới thiệu phần biển nước ta mở rộng ra tới kính tuyến 117o20'Đ và có diện tích khoảng 1 triệu km2 rộng gấp 3 lần diện tích đất liền.
CH: Biển nước ta nằm phía nào lãnh thổ? Tiếp giáp với biển của nước nào?
Đọc tên và xác định các quần đảo lớn ? thuộc tỉnh nào?
(Quần đào Hoàng Sa - Huyện Hoàng Sa - Đà Nẵng.
Quần đảo Trường Sa - Huyện Trường Sa - Khánh Hoà)
CH: Vị trí địa lý Việt Nam có ý nghĩa nổi bật gì đối với thiên nhiên nước ta và với các nước trong khu vực Đông Nam á?
CH: Căn cứ H24.1. Tính khoảng cách (km) từ Hà Nội đi
- Manila (Philippin)
- Băng Cốc (Thái Lan)
- Xingapo
- Brunây.
CH: Những đặc điểm nêu trên của vị trí địa lý có ảnh hưởng gì tới môi trường tự nhiên nước ta? Cho ví dụ.
(Địa hình, khí hậu, sinh vật nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa...).
1. Vị trí giới hạn lãnh thổ.
a) Phần đất liền
Cực Bắc: 23o23'B - 105o20'Đ
Cực Nam: 8o34'B - 104o40'Đ
Cực Tây: 22o22'B - 102o10'Đ
Cực Đông: 12o40'B - 109o24'Đ
- Nước ta nằm trong đới khí hậu nhiệt đới
- Nằm trong múi giờ thứ 7 theo giờ GMT, diện tích 329.247km2.
b) Phần biển:
- Biển nước ta nằm phía đông lãnh thổ với diện tích khoảng 1 triệu km2.
c. Đặc điểm vị trí địa lý Việt Nam về mặt tự nhiên:
- Nằm trong vùng nội chí tuyến.
- Trung tâm khu vực Đông Nam á
- Cầu nối giữa biển và đất liền, giữa các quốc gia Đông Nam á lục địa và các quốc gia Đông Nam á hải đảo.
- Nơi giao lưu của các luồng gió mùa và các luồng sinh vật.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Đặc điểm lãnh thổ.
- Mục tiêu:
Hiểu biết về ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lý hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta.
- Thời gian: 17
- Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
+ Bản đồ Đông Nam á.
+ Bản đồ thế giới.
+ SGK.
- Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Làm việc cá nhân/ nhóm
CH: Yêu cầu HS lên bảng xác định giới hạn toàn bộ lãnh thổ phần đất liền trên bản đồ treo tường.
Cho nhận xét lãnh thổ nước ta (phần đất liền) có đặc điểm gì?
- Chiều dài Bắc Nam ? (1650km).
- Chiều ngang hẹp nhất khoảng bao nhiêu km ở tỉnh nào? (50km).
- Đường bờ biển dài?
CH: Hình dạng ấy đã ảnh hưởng như thế nào tới các điều kiện tự nhiên và hoạt động giao thông vận tải.
(Gợi ý - Đối với thiên nhiên: Cảnh quan phong phú, đa dạng và sinh động, có sự khác biệt giữa các vùng và các miền. ảnh hưởng của biển vào sâu trong đất liền làm tăng tính chất nóng ẩm của thiên nhiên.
- Đối với giao thông vận tải: Nước ta có thể phát triển nhiều loại hình vận chuyển: đường bộ, đường biển, đường hàng không. Tuy nhiên cũng gặp trở ngại, khó khăn, nguy hiểm do lãnh thổ kéo dài, hẹp nằm sát biển, làm cho các tuyến giao thông dễ bị hư hỏng do thiên tai: bão lụt, sóng biển, đặc biệt là tuyến đường Bắc - Nam).
GV: Yêu cầu HS đọc bài đọc thêm "Vùng biển chủ quyền của nước Việt Nam".
CH: - Hãy xác định phần Biển Đông thuộc chủ quyền Việt Nam trên bản đồ thế giới?
- Đọc tên, xác định các đảo, bán đảo trong Biển Đông.
- Đảo nào lớn nhất nước ta? Thuộc tỉnh nào?
- Vịnh nào đẹp nhất nước ta ? Vịnh đó được UNESCO công nhận di sản thế giới năm nào (1994)
- Nêu tên quần đảo xa nhất của nước ta? Thuộc tỉnh nào?
- Vịnh biển nào là một trong ba vịnh tốt nhất thế giới ? (Cam Ranh)
CH: Hãy cho biết ý nghĩa lớn lao của biển Việt Nam.
(- Kết luận
2. Đặc điểm lãnh thổ
a) Phần đất liền
- Lãnh thổ kéo dài, bề ngang phần đất liền hẹp.
- Đường bờ biển uốn khúc hình chữ S dài 3.200km.
- Vị trí, hình dạng, kích thước lãnh thổ có ý nghĩa lớn trong hình thành các đặc điểm địa lý tự nhiên độc đáo.
- Nước ta có đủ điều kiện phát triển nhiều loại hình vận tải. Nhưng có trở ngại do thiên tai...
b; Phần biển Đông
- Biển nước ta mở rộng về phía Đông có nhiều đảo, quần đảo, vịnh biển.
- Có ý nghĩa chiến lược về an ninh và phát triển kinh tế.
V. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà. 5’
1. tổng kết:
- GV gọi HS đọc phan tóm tắt cuối bài
- Điền các địa danh đúng (tỉnh, thành phố) vào chỗ trống trong bảng sau:
Đảo, quần đảo, vịnh
Thuộc tỉnh, thành phố
- Vịnh Hạ Long
- Vịnh Cam Ranh
- Quần đào Hoàng Sa
- Quần đảo Trường Sa
- Đảo Phú Quốc
- Đảo Côn Đảo
- Đảo Cồn Cỏ
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
...............................................................................
2. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài cũ,trả lời câu hỏi SGK
- Sưu tầm tài liệu, tranh ảnh về vấn đề ô nhiễm biển và tài nguyên biển nước ta.
Ngày soạn: ……………….
Ngày giảng:………………
Tiết 28: Vùng biển Việt Nam
I, mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Hiểu được tính toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, xác định được vị trí, giới hạn, diện tích hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.
- Hiểu biết về ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lý hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta.
2- Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng xác định, phân tích
3- Thái độ:
Có ý thức và hành động bảo vệ, giữ gìn độc lập chủ quyền trên biển.
II, Đồ dùng dạy học:
1/ GV : - Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
- Bản đồ: Vùng biển và đảo Việt Nam (hoặc: Khu vực Đông Nam á).
- Tư liệu, tranh ảnh về tài nguyên và cảnh biển bị ô nhiễm ở Việt Nam.
- SGK.
2/ HS : SGK
III,Phương pháp dạy học
- Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm
IV,Tổ chức dạy học
* Khởi động:
- Mục tiêu:
Nhớ lại kiến thức cũ
- Thời gian: 3’
- Cách tiến hành:
GV hỏi:
1. Vị trí địa lý và hình dạng của lãnh thổ Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn gì cho công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước hiện nay.
2. Xác định trên bản đồ treo tường: "Vùng biển và đảo Việt Nam" các đảo và quần đảo lớn ở nước ta.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
- Mục tiêu:
Hiểu được tính toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam, xác định được vị trí, giới hạn, diện tích hình dạng vùng đất liền, vùng biển Việt Nam.
- Thời gian: 20’
- Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ tự nhiên Việt Nam.
+ Bản đồ: Vùng biển và đảo Việt Nam (hoặc: Khu vực Đông Nam á).
+ Tư liệu, tranh ảnh về tài nguyên và cảnh biển bị ô nhiễm ở Việt Nam.
+ SGK.
- Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Làm việc cá nhân/ nhóm
H: Gọi HS lên xác định vị trí giới hạn biển Đông trên bản đồ treo tường:
(Biển đông: nằm từ 3o - 26oB; 100o - 121oĐ)
- Biển Đông nằm trong vùng khí hậu nào?
- Diện tích? Cho nhận xét?
(Biển lớn thứ 3 trong các biển thuộc Thái Bình Dương)
CH: Biển Đông thông với các đại dương nào? qua eo? Cho nhận xét.
- Xác định vị trí, tên các eo thông với Thái Bình Dương?
- Xác định vị trí, tên các eo biển thông với ấn Độ Dương?
CH: Biển Đông có vịnh nào? Xác định vị trí?
(Vịnh Thái Lan diện tích 462.000km2, vịnh Bắc Bộ diện tích 15.000km2)
GV: Kết luận.
CH: - Phần biển thuộc Việt Nam trong biển Đông có diện tích là bao nhiêu?
- Tiếp giáp vùng biển các quốc gia nào?
- Xác định vị trí các đảo, quần đảo lớn của Việt Nam.
GV: Kết luận.
CH: - Nhắc lại đặc tính của biển và đại dương?
(Độ mặn, sóng, thủy triều...)
CH: - Nằm hoàn toàn trong vành đai nhiệt đới, nên khí hậu nước biển ta có đặc điểm gì?
(Chế độ gió, nhiệt độ, mưa...)
- H24.2 cho biết nhiệt độ nước biển tầng mặt thay đổi như thế nào?
(Sự thay đổi các đường đẳng nhiệt tháng 1, tháng 7
GV: Kết luận.
CH: Dựa vào H24.3 hãy cho biết hướng chảy của các dòng biển theo mùa trên biển Đông tương ứng với hai mùa gió chính khác nhau như thế nào?
GV: Bổ sung giá trị to lớn các dòng biển trong biển Đông:
(Tạo vùng thềm lục địa vùng nước có nhiều đàn cá, các luồng di cư lớn của sinh vật biển từ các biển ôn đới...)
CH: - Cùng với các dòng biển, trên vùng biển Việt Nam còn có hiện tượng gì kéo theo các luồng sinh vật biển.
- Chế độ triều vùng biển Việt Nam có đặc điểm gì?
(Cần lưu ý + chế độ tạp triều các vùng biển VN...
+ Vịnh Bắc Bộ chế độ nhật triều điển hình).
GV: Chú ý tham khảo phụ lục bổ sung, mở rộng kiến thức, hiện tượng nước trồi, nước chìm vùng biển Tây Tây Nam biển Đông.
I. Đặc điểm chung của vùng biển Việt Nam
1. Diện tích, giới hạn:
- Biển Đông là một biển lớn tương đối kín, diện tích 3.447.000km2.
- Nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa Đông Nam á.
- Vùng biển Việt Nam là một phần của biển Đông có diện tích khoảng 1 triệu km2.
2. Đặc diểm khí hậu và hải văn của biển:
a) Đặc điểm khí hậu biển Đông
- Gió trên biển mạnh hơn trong đất liền gây sóng cao.
Có 2 mùa gió:
+ Từ tháng 10 - tháng 4 gió hướng đông bắc.
+ Từ tháng 5 - tháng 11 gió hướng tây nam.
- Nhiệt độ TB 23oC. Biên độ nhiệt nhỏ hơn đất liền
- Mưa ở biển ít hơn trên đất liền.
b) Đặc điểm hải văn biển Đông:
- Dòng biển tương ứng hai mùa gió:
+ Dòng biển mùa đông hướng:
Đông Bắc - Tây Nam
+ Dòng biển mùa hè hướng:
Tây Nam - Đông Bắc
- Dòng biển cùng các vùng nước trồi, nước chìm kéo theo sự di chuyển sinh vật biển.
- Chế độ triều phức tạp, độc đáo (tạp triều, nhật triều)
- Vịnh Bắc Bộ có chế độ nhật triều điển hình.
- Độ muối bình quân 30 - 33‰.
* Hoạt động 2: Tìm hiểu tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam
- Mục tiêu:
Hiểu biết về ý nghĩa thực tiễn và các giá trị cơ bản của vị trí địa lý hình dạng lãnh thổ đối với môi trường tự nhiên và các hoạt động kinh tế - xã hội của nước ta.
- Thời gian: 17’
- Đồ dùng dạy học:
+ Bản đồ: Vùng biển và đảo Việt Nam (hoặc: Khu vực Đông Nam á).
+ Tư liệu, tranh ảnh về tài nguyên và cảnh biển bị ô nhiễm ở Việt Nam.
+ SGK.
- Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Làm việc cá nhân
GV chuyển ý: Vùng biển nước ta có ý nghĩa lớn đối với việc hình thành các cảnh quan tự nhiên và có giá trị to lớn về kinh tế, quốc phòng, khoa học.
- Giới thiệu một số tranh ảnh cảnh đẹp, tài nguyên vùng biển Việt Nam.
CH: - Bằng kiến thức thực tế của bản thân kết hợp SGK em chứng minh biển Việt Nam có tài nguyên phong phú?
- Nguồn tài nguyên biển Việt Nam là cơ sở cho những ngành kinh tế nào phát triển?
(+ Thềm lục địa và đáy: Khoáng sản dầu mỏ, khí đốt, kim loại, phi kim loại.
+ Lòng biển: Hải sản..... Muối.... Bãi cát....
+ Mặt biển: Giao thông... trong nước, quốc tế
+ Bãi biển: Bãi biển đẹp, vịnh, vũng sâu, tốt tiện cho xây dựng cảng, du lịch...)
CH: - Biển có ý nghĩa đối với tự nhiên nước ta như thế nào?
(Điều hoà khí hậu, tạo cảnh quan duyên hải, hải đảo)
- Hãy cho biết loại thiên tai nào thường xảy ra ở vùng biển nước ta? (bão, nước dâng...)
CH: - Hãy cho biết các hiện tượng, các tác hại của vùng biển bị ô nhiễm
(Tác hại đối với kinh tế, thiên nhiên...)
- Muốn khai thác lâu bền và bảo vệ tốt môi trường biển Việt Nam, cần phải làm gì?
II. Tài nguyên và bảo vệ môi trường biển Việt Nam
1. Tài nguyên biển Việt Nam:
- Vùng biển Việt Nam có giá trị to lớn về kinh tế và tự nhiên.
2. Bảo vệ môi trường biển Việt Nam:
- Khai thác biển cần chú ý bảo vệ môi trường biển.
V. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà. 5’
1. tổng kết:
- GV cho HS đọc phan tóm tắt cuối bài.
- GV gọi HS đọc lại nội dung chính baì.
2. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài cũ,trả lời câu hỏi SGK.
- Chuẩn bị bản đồ trống Việt Nam (cỡ nhỏ)
…………………………………..
Ngày soạn: ……………….
Ngày giảng:………………
Tiết 29: Lịch sử phát triển của Tự nhiên việt nam
I, mục tiêu:
1- Kiến thức:
- Lãnh thổ Việt Nam đã được hình thành qua quá trình lâu dài và phức tạp.
- Đặc điểm tiêu biểu của các giai đoạn hình thành lãnh thổ Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới địa hình và tài nguyên thiên nhiên nước ta.
2- Kỹ năng:
- Phát triển kỹ năng xác định, Nhận xét định trên bản đồ các vùng địa chất kiến tạo của Việt Nam.
3- Thái độ:
Có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường, tài nguyên khoáng sản.
II, Đồ dùng dạy học:
1/ GV : - Bảng niên biểu địa chất (phóng to)
- Sơ đồ các vùng địa chất - kiến tạo (phóng to H25.1 SGK).
- Bản đồ địa chất Việt Nam.
- Bản đồ trống Việt Nam.
- SGK.
2/ HS : SGK
III,Phương pháp dạy học
- Trực quan, vấn đáp, thảo luận nhóm
IV,Tổ chức dạy học
* Khởi động:
- Mục tiêu:
Gây hứng thú học tập
- Thời gian: 3’
- Cách tiến hành:
GV nói: Lãnh thổ Việt Nam trải qua một quá trình phát triển lâu dài và phức tạp. Với thời gian tạo lập trong hàng trăm triệu năm, tự nhiên Việt Nam đã được hình thành và biển đổi ra sao? ảnh hưởng tới cảnh quan tự nhiên nước ta như thế nào? Bài học hôm nay giúp các em sáng tỏ những câu hỏi này.
* Hoạt động 1: Tìm hiểu giai đoạn tiền CAMBRI
- Mục tiêu:
- Thời gian:
- Đồ dùng dạy học:
+ Bảng niên biểu địa chất (phóng to)
+ Sơ đồ các vùng địa chất - kiến tạo (phóng to H25.1 SGK).
+ Bản đồ địa chất Việt Nam.
+ SGK.
- Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Làm việc cả lớp
CH: Quan sát H25.1 "Sơ đồ các vùng địa chất kiến tạo".
- Kể tên các vùng địa chất kiến tạo trên lãnh thổ Việt Nam.
- Các vùng địa chất đó thuộc những nền móng kiến tạo nào?
CH: Quan sát bảng 25.1 "Niên biểu địa chất" cho biết:
- Các đơn vị nền móng (đại địa chất) xẩy ra cách đây bao nhiêu năm?
- Mỗi đại địa chất kéo dài trong thời gian bao lâu?
GV giảng giải và chuyển ý: Như vậy lãnh thổ Việt Nam được tạo bởi nhiều đơn vị kiến tạo khác nhau. Trình tự xuất hiện các vùng lãnh thổ thể hiện trong các giai đoạn địa chất trong lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam. Ta sẽ tìm hiểu các nội dung thể hiện đặc điểm của ba giai đoạn địa chất.
1. Giai đoạn tiền CAMBRI
* Hoạt động 2: Tìm hiểu giai đoạn cổ kiến tạo và giai đoạn tân kiến tạo.
- Mục tiêu:- Đặc điểm tiêu biểu của các giai đoạn hình thành lãnh thổ Việt Nam và ảnh hưởng của nó tới địa hình và tài nguyên thiên nhiên nước ta.
- Thời gian:
- Đồ dùng dạy học:
+ Bảng niên biểu địa chất (phóng to)
+ Sơ đồ các vùng địa chất - kiến tạo (phóng to H25.1 SGK).
+ Bản đồ địa chất Việt Nam.
+ SGK.
- Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
* Làm việc theo nhóm
GV yêu câu 2 nhóm nghiên cứu, thảo luận 2 giai đoạn: Tiền Cambri và Cổ Kiến tạo
2 nhóm nghiên cứu, thảo luận 2 giai đoạn Tân kiến tạo).
- Nội dung:
+ Thời gian
+ Đặc điểm chính
+ ảnh hưởng tới địa hình, khóang sản và sinh vật.
GV: Hướng dẫn cách làm cho các nhóm:
HS trình bày kết quả: GV hỏi các ý chính và kết hợp chỉ trên bản đồ các nền móng, rồi vẽ vào bản đồ Việt Nam trống lần lượt các nền móng và vùng sụt võng phủ phù sa.
- GV chuẩn xác kiến thức, điền vào bảng sau các nội dung:
2. Giai đoạn cổ kiến tạo và giai đoạn tân kiến tạo.
Giai đoạn
Đặc điểm chính
ảnh hưởng tới địa hình, khoáng sản, sinh vật
Tiền Cambri
(Cách đây 570 triệu năm)
- Đại bộ phận nước ta còn là biển.
- Các mảng nền cổ tạo thành các điểm tựa cho sự phát triển lãnh thổ sau này như:
Việt Bắc, Sông Mã, Kon Tum
- Sinh vật rất ít và đơn giản.
Cổ kiến tạo (Cách đây 65 triệu năm, kéo dài 500 triệu năm).
- Có nhiều cuộc tạo núi lớn.
- Phần lớn lãnh thổ đã trở thành đất liền.
- Tạo nhiều núi đá vôi lớn và than đá ở miền Bắc.
- Sinh vật phát triển mạnh - thời kỳ cực thịnh bò sát khủng long và cây hạt trần.
Tân kiến tạo (Cách đây 25 triệu năm)
- Giai đoạn ngắn nhưng rất quan trọng.
- Vận động Tân kiến tạo diễn ra mạnh mẽ.
- Nâng cao địa hình: núi, sông trẻ lại.
- Các cao nguyên Bazan, đồng bằng phù sa trẻ hình thành.
- Mở rộng biển Đông và tạo các mỏ dầu khí, bôxit, than bùn...
- Sinh vật phát triển phong phú, hoàn thiện.
- Loài người xuất hiện.
CH: Giai đoạn Cổ kiến tạo, sự hình thành các bể than cho thấy khí hậu và thực vật ở nước ta giai đoạn này có đặc điểm như thế nào?
CH: Vận động Tân kiến tạo còn kéo dài đến ngày nay không?
Biểu hiện như thế nào ?
(Một số trận động đất khá mạnh xảy ra những năm gần đây tại khu vực Điện Biên, Lai Châu...)
CH: Địa phương em đang thuộc đơn vị nền móng nào?
Địa hình có tuổi khoảng bao nhiêu năm?
V. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà. 5’
1. Tổng kết:
- GV cho HS đọc phan tóm tắt cuối bài.
- GV gọi HS đọc lại nội dung chính baì.
2. Hướng dẫn học ở nhà:
- Học bài cũ,trả lời câu hỏi SGK.
- Sưu tầm tranh ảnh tư liệu về khai thác các mỏ khoáng sản Việt Nam.
………………………………………….
Ngày soạn: ………………
Ngày giảng:………………
Tiết 30: Đặc điểm tài nguyên khoáng sản việtnam
I, mục tiêu
1- Kiến thức
- Biết được VN là nước giàu tài nguyên khoáng sản. Đó là nguồn lực quan trọng để CN hoá đất nước
- Mối quan hệ giữa khoáng sản với lịch sử phát triển, giải thích được vì sao nước ta giàu tài nguyên khoáng sản
- Các giai đoạn tạo mỏ & sự phân bố mỏ, các loại khoáng sản chủ yếu
- Bảo vệ & khai thác có hiệu quả & tiết kiệm, nguồn khoáng sản quí giá của nước ta
2- Kỹ năng
- Phát triển kỹ năng quan sát, ký hiệu các loại khoáng sản, ghi nhớ địa danh có khoáng sản trên bản đồ Việt Nam.
3- Thái độ
GD lòng yêu quê hương đất nước, ý thức bảo vệ khoáng sản địa phương
II, Đồ dùng dạy học:
1/ GV : - BĐ điạ chất – khoáng sản VN.
- Hộp mẫu khoáng sản Một số mẫu khoáng sản tiêu biểu, tranh ảnh tư liệu về khoáng sản.
- ảnh khai thác than, dầu khí, apatit.
- Bảng 26.1 tr 99 SGK (Phóng to).
- Hộp mẫu khoáng sản.
- SGK.
2/ HS : SGK
III,Phương pháp dạy học
-Quan sát, vấn đáp, thảo luận nhóm
IV,Tổ chức dạy học
*Khởi động:
- Mục tiêu:
Ôn lại kiến thức cũ
- Thời gian:5p
- Cách tiến hành:
GV nêu câu hỏi: ? Trình bày quá trình hình thành lãnh thổ nước ta.
? ý nghĩa của giai đoạn tân kiến tạo.
* Hoạt độn
File đính kèm:
- DIA LI 8 ki 2- 2010.doc