Bài giảng Tiết 28: luyện tập bài tập xác định công thức hoá học của một chất khi biết khối lượng và lượng chất

A. Mục tiêu:

1. HS biết vận dụng các công thức chuyển đổi về khối lượng , thể tích và lượng chất để làm các bài tập.

2. Tiếp tục củng cố các công thức trên dưới dạng các bài toán xác định CTHH của 1 chất khí biết khối lượng và số mol.

3. Củng cố các kiến thức về CTHH của các đơn chất và hợp chất .

B. Chuẩn bị của GV và HS:

GV: Máy chiếu , giấy trong , bút dạ , phiếu học tập , bảng nhóm.

 

doc13 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2022 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 28: luyện tập bài tập xác định công thức hoá học của một chất khi biết khối lượng và lượng chất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 28: LUYỆN TẬP BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CÔNG THỨC HOÁ HỌC CỦA MỘT CHẤT KHI BIẾT KHỐI LƯỢNG VÀ LƯỢNG CHẤT. A. Mục tiêu: 1. HS biết vận dụng các công thức chuyển đổi về khối lượng , thể tích và lượng chất để làm các bài tập. 2. Tiếp tục củng cố các công thức trên dưới dạng các bài toán xác định CTHH của 1 chất khí biết khối lượng và số mol. 3. Củng cố các kiến thức về CTHH của các đơn chất và hợp chất . B. Chuẩn bị của GV và HS: GV: Máy chiếu , giấy trong , bút dạ , phiếu học tập , bảng nhóm. C. Hoạt động dạy học: Tg HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ HĐ1: Kiểm tra bài cũ: HS1:Hãy viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và khối lượng chất ? Áp dụng: Tính khối lượng của : 0.35 mol K2SO4 . 0.015 mol AgNO3 HS2: Hãy viết công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí. Áp dụng : Tính thể tích (ở đktc) của : a. 0,125 mol khí CO2 . b. 0,75 mol khí NO2. GV gọi 2 HS lên làm BT , cho cả lớp nhận xét và cho điểm. HĐ 2: Luyện tập bài tập xác định CTHH của 1 chất khi biết khối lượng và lượng chất: Bài tập 1: Hợp chất A có công thức R2O .Biết rằng 0,25 mol hợp chất A có khối lượng là 15,5 (g) .Hãy xác định công thức của A GV hướng dẫn HS làm từng bước : Muốn xác định được công thức của phải xác định đước tên và ký hiệu của nguyên tố R Muốn vậy ta phải xác định được khối lượng mol của hợp chất A GV chiếu lên màn hình từng phần gợi ý và cho HS làm tiếp bài Bài tập 2: Hợp chất B ở thể khí có công thức là RO2 . Biết rằng khối lượng của 5,6 lít khí B (ở đktc) là 16(g) .Hãy xác định công thức của B GV hướng dẫn : Tương tự bài 1, ta phải xác định được khối lượng mol của hợp chất B. GV chiếu lại trên màn hình công thức : MB = Đầu bài chưa cho lượng chất mà mới chỉ cho biết thể tích khí (ở đktc).Vậy chúng ta phải áp dụng công thức nào để xác định được lượng chất khí B ? ( nB ) GV gọi HS 2 tính MB GV gọi HS 3 xác định R GV hướng dẫn HS tra bảng ở SGK /42 để xác định được R HS1: Công thức : m = n. M m = 0,35 . 174 = 60,9 (g) m = 0,015. 170 = 2,55 (g) HS2: Công thức : V = n.22,4 V = 0,125. 22,4 = 2,8 (l) V = 0,75 . 22,4 = 16,8 (l) Bài tập 1: HS : Phát biểu : M = M = (g) MR = Vậy R là Natri ( Na) Công thức hợp chất là Na2O HS 1: nB = HS2: MB = HS 3: MR = 64 - 16.2 = 32 (gam) Vậy R là lưu huỳnh ( S ) Công thức cúa hợp chất B là SO2 HĐ3 Hướng dẫn về nhà : BTVN: 4,5,6/67 SGK Tiết 33:TÍNH THEO PHƯƠNG TRÌNH HOÁ HỌC (Tiết 2 ) A . Mục tiêu: 1. Từ PTHH và các dữ liệu bài cho , HS biết cách xác định khối lượng ( thể tích , lượng chất ) của những chất tham gia hoặc các sản phẩm . 2. Tiếp tục đước rèn luyện kĩ năng lập PTHH và kĩ năng sử dụng các công htức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng chất . B . Chuẩn bị của GV và HS: GV : Máy chiếu , giấy trong , bút dạ , bảng nhóm Tg HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập 1 b SGK HĐ 2: Giới thiệu bài mới : Câu a của bài tập yêu cầu tính thể tích khí H2 ở đktc .Như vậy , dựa vào PTHH người ta có thể tính được thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong một PTPỨ .Bằng cách nào để tính được , chúng ta tìm hiểu trong tiết học này HĐ3: Nội dung bài giảng; II.Bằng cách nào có thể tìm được thể tích khí tham gia và tạo thành ? GV : chiếu lên màn hình các bước giải bài toán tính theo PTHH: GV: Để tính thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong một PỨHH.Các bước giải như trên nhưng thay chuyển đổi khối lượng chất thành số mol chất là chuyển đổi thể tích chất thành số mol chất hoặc ngược lại . GV cho ví dụ : Cacbon cháy trong oxi sinh ra khí cacbonic.Hãy tính thể tích khí cácbonic sinh ra (đktc) khicó 4 g Oxi tham gia phản ứng . GV : Dùng công thức nào để chuyển đổi số mol chất thành thể tích khí ở đktc? GV: Yêu cầu HS làm phần a bài tập 1. GV : Đọc đề bài tập khác : Khí cácbon(II) oxit khử oxi của đồng(II) oxit ở nhiệt độ cao theo sơ đồ sau: CO + CuO CO2 Hãy tính thể tích khí CO2 cần dùng , khi sau phản ứng thu được 4,48 lit CO2 .Biết rằng các thể tích khí đều ở đktc. HĐ3: Vận dụng: GV: Gọi HS đọc SGK phần ghi nhớ GV: Cho HS vận dụng để giải bài tập 2 ở trang 75 SGK GV : yêu cầu 2 HS lên bảng mỗi HS giải 1 phần ( Phần b của bài tập) HS lên bảng chữa bài tập HS đọc các bước tính theo PTHH HS nhóm thảo luận để tính số mol khí CO2 HS nêu công thức và dùng công thức để tính VCO2 HS nhóm trao đổi và giải bài tập lên bảng con HS lên bảng giải bài tập HS giải bài tập theo nhóm II.Bằng cách nào có thể tìm được thể tích khí tham gia và tạo thành ? GV : chiếu lên màn hình các bước giải bài toán tính theo PTHH: B1: Viết PTHH B2: Chuyển đổi khối lượng chất hoặc thể tích chất khí thành số mol . B3: Dựa vào PTHH tìm số mol chất tham gia ( chất tạo thành ). B4: Chuyển đổi số mol chất thành khối lượng ( m = n.M) , hay thể tích khí (V= 22,4)ở đktc Bài tập: Cacbon cháy trong oxi sinh ra khí cacbonic.Hãy tính thể tích khí cácbonic sinh ra (đktc) khicó 4 g Oxi tham gia phản ứng . Giải: C + O2 CO2 Số mol khí O2 : n = Ở đktc : VO2 = 0,125. 22,4 = 2,8 (l) Vậy thể tích khí CO2 sinh ra: V = V= 2,8 (l) HĐ 4: Hướng dẫn về nhà: Làm các bài tập vào vở Tiết 65: PHA CHẾ DUNG DỊCH ( Tiết 2) A.Mục tiêu: * HS biết cách tính toán để pha loãng dung dịch theo nồng độ cho trước. * Bước đầu làm quen với việc pha loãng 1 dd với những dụng cụ và hóa chất đơn giản có sẵn trong PTN B. Chuẩn bị của GV và HS: GV: Máy chiếu , phim trong , bút dạ. C. Hoạt động dạy học: Tg HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG HĐ1: Kiểm tra bài cũ: Chữa bài tập 3 /140 SGK GV: Hỏi xác định C% của dd rồi trình bày cách pha chế dung dịch HĐ2: Vào bài: GV : Tiết trước , chúng ta đã tìm hiểu cách pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước , nhưng làm thế nào để pha loãng 1 dung dịch theo nồng độ cho trước ? Chúng ta hãy tìm hiểu bài học HĐ3: Nội dung bài giảng: II. Cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước : 1. Pha chế 100 ml dd MgSO4 0,4M từ dd MgSO4 2M GV: Gợi ý HS làm phần 1 GV: chiếu lên màn hình: * Tính số mol MgSO4 có trong dd cần pha chế. * Tính thể tích dd ban đầu cần lấy GV: Giới thiệu cách pha chế lên màn hình và gọi 2 HS lên làm để cả lớp quan sát 2. Pha chế 150 g dd NaCl 2,5% từ dd NaCl 10% GV: Yêu cầu HS tính toán phần 2: Các em hãy nêu các bước tính toán? HS nêu các bước tính toán , GV chiếu trên màn hình: Tìm khối lượng NaCl có trong 150g dd NaCl 2,5%: Tìm khối lượng dd NaCl ban đầu có chứa 3,75(g) NaCl Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế: HĐ4: Củng cố: GV: chiếu BT lên màn hình: Có nước cất và những dụng cụ cần thiết hãy tính toán và giới thiệu cách pha chế : a. 50 ml dung dịch MgSO4 0,4M từ dung dịch MgSO4 2M b. 50 g dung dịch NaCl 2,5% từ dung dịch NaCl 10% HS trả lời HS: hoạt động nhóm HS nêu các bước pha chế HS tính toán theo nhóm HS hoạt động nhóm. II. Cách pha loãng một dung dịch theo nồng độ cho trước : 1. Pha chế 100 ml dd MgSO4 0,4M từ dd MgSO4 2M a. Tính toán : * Tìm số mol chất tan có trong 100 ml dd MgSO4 0,4M: n= * Tìm thể tích dd MgSO4 2M trong đó có chứa 0,04 mol MgSO4 : Vdd = b. Cách pha chế: Đong lấy 20 ml dd MgSO4 2M cho vào cốc chia độ có dung tích 200 ml .Thêm từ từ nước cất vào cốc đến vạch 100ml và khuấy đều , ta được 100 ml dd MgSO4 0,4M 2. Pha chế 150 g dd NaCl 2,5% từ dd NaCl 10% a. Tính toán : * Tìm khối lượng NaCl có trong 150g dd NaCl 2,5%: mNaCl = * Tìm khối lượng dd NaCl ban đầu có chứa 3,75(g) NaCl mdd = * Tìm khối lượng nước cần dùng để pha chế: m=150 - 37,5 = 112,5(g) b. Cách pha chế: * Cân lấy 37,5g ddNaCl 10% ban đầu , sau đó đổ vào cốc hoặc bình tam giác cốc dung tích vào khoảng 200 ml. * Cân lấy 112,5 g nước cất hoặc đong 112,5 ml nước cất , sau đó đổ váo cốc đựng dd NaCl nói trên. Khuấy đều , ta được 150g dd NaCl 2,5% HĐ5: Hướng dẫn về nhà: BTVN:1,2,3,4,5/149 SGK Tiết 68: BÀI LUYỆN TẬP 8 A. Mục tiêu: * HS biết độ tan của 1 chất trong nước là gì và những yếu tố nào ảnh hưởng đến độ tan của chất rắn và chất khí trong nước. * Biết ý nghĩa của nồng độ phần trăm và nồng độ mol/lít là gì. Hiểu và vận dụng được công thức tính nồng độ phần trăm và nồng độ mol /lít để tính toán nồng độ dung dịch hoặc các đại lượng liên quan đến dung dịch * Biết tính toán và biết cách pha chế 1 dung dịch theo nồng độ phần trăm và nồng độ mol /lít với những yêu cầu cho trước. B. Chuẩn bị của GV và HS: GV chuẩn bị trước các phiếu học tập (theo nội dung triển khai trong tiết học) C. Hoạt động dạy và học: Tg HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG HĐ1: Đặt vấn đề: Chúng ta đã nghiên cứu kiến thức 1 số khái niệm cơ bản của chương dung dịch .Tiết học này , chúng ta củng cố lại để có thể vận dụng trong các bài tập và biết cách pha chế dung dịch theo nồng độ . GV: phát phiếu học tập cho HS GV : nhận xét , cho điểm, yêu cầu HS chuẩn bị phần ( I ,2) HĐ2: Nội dung bài giảng: GV: Nhận xét , cho điểm , sau đó nêu câu hỏi: Để pha chế dung dịch theo nồng độ cho trước ta thực hiện các bước thế nào? GV: Phân công các nhóm làm bài tập 5 trang 151 SGK. Nhóm 1,3,5 phần 5a. Nhóm 2,4,6, phần 5b. Theo yêu cầu : - Tính toán những đại lượng cần dùng. - Giới thiệu cách pha chế dung dịch . GV : yêu cầu HS cả lớp giải bài tập 5 vào vở bài tập. GV :phân công các nhóm làm bài tập 6 trang 151SGK. Nhóm 1,3,5 phần 6b. Nhóm 2,4,6 phần 6a (cũng theo yêu cầu như bài 5) GV : Nhận xét sau đó yêu cầu HS ghi vào vở bài tập HĐ3: Củng cố : GV: Các em hãy vận dụng kiến thức về độ tan để làm các bài tập1 trang 151 SGK ( chỉ chọn 2 kí hiệu ) . GV: Yêu cầu HS làm bài tập 3 HS nhóm chuẩn bị câu hỏi của phần (I , 1) phát biểu. HS nhóm trao đổi , phát biểu . Các công thức tính c% , CM và tính các đại lượng liên quan được HS ghi trên bảng. HS phát biểu. - Các nhóm thực hiện tính toán , ghi nhận xét kết quả trên vở nháp khi GV yêu cầu phát biểu , HS trình bày cách tính toán và giới thiệu cách pha chế trên bảng. - Các nhóm thực hiện tính toán theo yêu cầu HS trình bày cách tính toán trên bảng. 1 HS khác nêu cách pha chế . HS làm việc cá nhân trả lời khi GV gọi tên HS Bài tập 3: HS cũng làm việc cá nhân. I. Kiến thức cần nhớ: 1. Độ tan của một chất trong nước : Hãy trả lời những vấn đề sau: * Độ tan của một chất trong nước là gì ? * Nếu thay đổi nhiệt độ sẽ ảnh hưởng thế nào đến : + Độ tan của chất rắn trong nước ? + Độ tan của chất khí trong nước ? 2. Nồng độ dung dịch : Hãy trả lời những vấn đề sau: * Hãy cho biết ý nghĩa của nồng độ phần trăm và nồng độ mol của dung dịch ? * Hãy cho biết : + Công thức tính C% và CM ? + Từ mỗi công thức trên ta có thể tính được những đại lượng nào có liên quan đến dung dịch ? II. Bài tập: * Cách pha chế dung dịch theo những yêu cầu cho trước : Bài bập 5 trang 151 GSK . Bài bập 6 trang 151 GSK . * Độ tan: Bài tập 1 trang 151 SGK , các kí hiệu sau cho chúng ta biết điều gì? S (200) = 20,7g S( 200c,1atm) =1,73g Bài tập 3 trang 151 SGK HĐ4: Hướng dẫn chuẩn bị: Hướng dẫn HS chuẩn bị cho tiết thực hành : theo nội dung bài thực hành có trong SGK , phải tính toán trước các đại lượng theo yêu cầu và ghi vào phiếu thực hành Tiết 67: BÀI THỰC HÀNH 7 PHA CHẾ DUNG DịCH THEO NỒNG ĐỌ CHO TRƯỚC. A. Mục tiêu: * HS biết cách tính toán và pha chế những dung dịch đơn giản theo các nồng độ khác nhau . * Rèn luyện kĩ năng tính toán , kĩ năng cân đo hoá chất trong phòng thí nghiệm. B. Nội dung :Hãy tính toán và pha chế các dung dịch sau: 1. 50g dung dịch đường có nồng độ 15% 2. 50g dung dịch đường có nồng độ 5% từ dung dịch đường 15%. 3. 100 ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M 4. 50ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1M từ dung dịch NaCl 0,2M. C. Chuẩn bị: * Dụng cụ : Cốc thuỷ tinh , ống đong , cân , đũa thuỷ tinh , giá ống nghiệm ,thìa lấy hoá chất. * Hoá chất : đường trắng, muối ăn, nước. D. Hoạt động dạy học: Tg HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG HĐ1: GV: Muốn pha chế 1 dung dịch chúng ta cần có các yếu tố nào? Hãy nêu cách tính mct và mdm từ dung dịch khi có C%? Hãy tính khối lượng đường và khối lượng nước theo nội dung thí nghiệm 1 ? GV: ghi kết quả lên bảng : Hướng dẫn HS thực hiện cách pha chế thêm dung dịch đường 15% dùng cho thí nghiệm sau HĐ2:GV: Khi pha loãng dung dịch thì khối lượng chất tan thế nào? Từ các số liệu đã cho ,hãy tính khối lượng dung dịch đường 15%? Hãy tính khối lượng nước phải thêm vào để thu được 50g dung dịch ? GV: ghi kết quả lên bảng. GV :hướng dẫn HS thực hiện. Phải cân cốc trước , ghi khối lượng cốc sau đó mới cho dung dịch đường15% vào để cân khối lượng dung dịch đường . HĐ3: GV: Hãy nêu công thức tính nồng độ M ? * Muốn pha chế dung dịch có nồng độ M thì cần các yếu tố nào ? * Tìm khối lượng NaCl theo yêu cầu của thí nghiệm ? GV: Yêu cầu trình bày cách thực hiện. Cách đặt câu hỏi gợi ý như thí nghiệm 2. HĐ4:GV: Từ các số liệu đã cho có thể tính được thể tích dung dịch NaCl 0,2M không? - Dựa vào yếu tố nào để tính? GV: Theo dõi các nhóm thực hiện cách pha chế. GV: Nhận xét và rút kinh nghiệm tiết thực hành. HĐ5: ** Phiếu thực hành : HS phải chuẩn bị trước theo nôi dung bài thực hành có trong SGK trang 152. Trong phiếu thực hành HS phải trình bày 2 phần: - Phần tính toán : phải ghi rõ , không ghi kết quả ngắn gọn. - Phần thực hành : phải trình bày cách làm HS: nhóm phát biểu. HS nhóm tính toán và cho kết quả. HS: nhóm thực hiện theo hướng dẫn. HS :nhóm phát biểu và thực hiện cách tính toán. HS nhóm cho kết quả. HS: nhóm thực hiện theo hướng dẫn HS :nhóm phát biểu và thực hiện cách tính toán và cho kết quả HS ghi kết quả trên bảng. HS nhóm phát biểu sau đó HS tiến hành pha chế HS nhóm thực hiện cách tính toán và cho kết quả HS tiến hành cách pha chế. I. Tiến hành thí nghiệm : Thí nghiệm 1:Pha chế 50g dung dịch đường có nồng độ 15% * Phần tính toán: Khối lượng đường : 7,5g Khối lượng nước: 42,5g * Thực hành : Số 1: Dùng cân , cân 7,5g đường , cho và cốc. Số 2: Dùng ống đong , cho nước vào đến vạch 42,5ml .Cho 42,5 g nước vào cốc có 7,5g đường .Dùng đũa thuỷ tinh khuấy để hoà tan. Thí nghiệm 2: Pha chế 50g dung dịch đường 5% từ dung dịch đường 15%. * Phần tính toán: Khối lượngdung dịch đường15%:16,7g Khối lượng nước: 33,3g. * Thực hành : Số 3: Cân 16,7g dung dịch đường (15%) Cho vào cốc. Số 4: Cân 33,3g nước rót vào cốc thuỷ tinh có 16,7g dung dịch đường , dùng đũa thuỷ tinh khuấy . Thí nghiệm 3: Pha chế 100 ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,2M. * Phần tính toán: Khối lượng NaCl : 1,17g * Phần thực hành : Số 2: Cân 1,17g NaCl cho vào ống đong. Số 1: Rót từ từ nước vào và khuấy đều đến vạch 100ml. Thí nghiệm 4:Pha chế 50ml dung dịch NaCl có nồng độ 0,1 M từ dung dịch có nồng độ 0,2M * Phần tính toán: Thể tích dung dịch NaCl 0,2M :25ml * Phần thực hành : Đong25ml dung dịch NaCl 0,2M vào ống đong.Rót từ từ nước vào đến vạch 50ml khuấy đều. II. Cuối buổi thực hành : Số 3: Rửa dụng cụ Số 4: Sắp xếp lại hoá chất Làm vệ sinh bàn thí nghiệm Các nhóm làm phiếu thực hành HĐ6: Hướng dẫn về nhà: Ôn tập các kiến thức đã học. Tiết 68: ÔN TẬP HỌC KÌ II(Tiết 1) A. Mục tiêu: 1. HS được hệ thống lại các kiến thức cơ bản được học trong học kì II 2.Rèn luyện kĩ năng viết phương trình hoá học về các tính chất hoá học của oxi , hidro, nước. 3. HS được liên hệ với các hiện tượng xảy ra trong thực tế. B. Chuẩn bị của GV và HS: GV: Máy chiếu , giấy trong, bút dạ, phiếu học tập. HS: Ôn lại các kiến thức cơ bản có trong học kì II. C. Hoạt động dạy học Tg HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG HĐ1: I.Ôn tập về tính chất hoá học của oxi, hidro, nước và định nghĩa các loại phản ứng : GV: giới thiệu về mục tiêu của tiết ôn tập GV:em hãy cho biết trong học kì II chúng ta đã học những chất cụ thể nào? GV: em hãy nêu những tính chất hoá học của oxi, hidro, nước GV: Chiếu lên màn hình bài làm của HS GV: Gọi các em HS khác bổ sung , nhận xét... GV: yêu cầu HS trao đổi nhóm để viết Phương trình hoá học minh hoạ cho các tính chất hoá học của các hợp chất trên GV:Gọi các HS khác nhận xét phần trình bày của cả 3 nhóm trên. HĐ 2: II.. Ôn tập cách điều chế oxi, hidro: GV:chiếu bài tập lên màn hình .Bài tập : Viết các Phương trình hoá học của các phản ứng sau: a.Nhiệt phân kalipemanganat. b.Nhiệt phân kaliclorat c. Kẽm + axit clohidric d.Nhôm + axit sunfuric(loãng) e.Natri + nước Trong các phản ứng trên, phản ứng nào được dùng để điều chế oxi,hidro trong PTN HĐ 3: III. Ôn tập các khái niệm oxit, bazơ , muối : HS: chúng ta đã được học về các chất oxi, hidro nước HS: thảo luận nhóm HS: Viết Phương trình hoá học : S + O2 SO2 4 Al +3 O2 2Al2O3 CH4+ 2O22H2O + CO2 HS: hoạt động theo nhóm 2H2 + O2 2H2O H2 + CuO Cu + H2O HS: hoạt động theo nhóm 2K + 2H2O 2KOH+H2 CaO + H2O Ca(OH)2 P2O5 + 3H2O 2H3PO4 HS: làm bài tập vào vở I . Ôn tập về tính chất hoá học của oxi, hidro, nước và định nghĩa các loại phản ứng : 1. Tính chất hoá học của oxi: a. Tác dụng với 1số phi kim b. Tác dụng với 1 số kim loại c. Tác dụng với 1 số hợp chất 2. Tính chất hoá học của hidro: a.Tác dụng với oxi. b. Tác dụng với oxit của 1 số kim loại 3. Tính chất hoá học của nước : a. tác dụng với 1số kim loại b. Tác dụng với 1 số oxit bazơ c. Tác dụng với 1 số oxit axit 4. * Viết Phương trình hoá học của oxi với các chất sau: S, Al, CH4 * Viết Phương trình hoá học minh hoạ cho các tính chất hoá học của hidro * Viết Phương trình hoá học minh hoạ cho tính chất hoá học của nước II.Ôn tập cách điều chế oxi, hidro: III. Ôn tập các khái niệm oxit, bazơ , muối : HĐ4: Hướng dẫn về nhà: HS ôn lại tất cả kiến thức đã học Tiết 69: ÔN TẬP HỌC KÌ II (tiết 2 ) A. Mục tiêu: 1. HS được ôn lại các khái niệm như dung dịch , độ tan , dung dịch bão hoà , nồng độ C% , nồng độ M 2. Rèn luyện khả năng làm các bài tập về tính nồng độ C% , nồng độ M , hoặc tính các đại lượng khác trong dung dịch 3. Tiếp tục rèn luyện cho HS kĩ năng làm các loại bài tập tính theo Phương trình hoá học có sử dụng đến nồng độ C% và nồng độ M. B. Chuẩn bị cúa GV và HS: GV: Máy chiếu , giấy trong , bút dạ , phiếu học tập HS : ôn lại các kiến thức cũ có liên quan C Hoạt động dạy học: Tg HOẠT ĐỘNG THẦY HOẠT ĐỘNG TRÒ NỘI DUNG HĐ1: I. Ôn tập các khái niệm về dung dịch , dung dịch bão hoà, độ tan: GV: Nêu mục tiêu của tiết ôn tập (GV chiếu lên màn hình) GV: * Yêu cầu các nhóm thảo luận , nhắc lại các khái niệm : dung dịch,dung dịch bãohoà,độ tan, nồng độ C% ,nồng độ M * GV : gọi lần lượt từng HS nêu các khái niệm đó. GV: chiếu đề bài tập 1 lên màn hình: Bài tập1: Tính số mol và khối lượng chất tan có trong: 47g dung dịch NaNO3 bão hoà ở nhiệt độ 200C GV: chiếu lên màn hình bài giải của vài nhóm , cho HS nhận xét GV: chiếu đề bài tập 2 lên màn hình : Bài tập 2: Hoà tan 8g CuSO4 trong 100 ml H2O.Tính nồng độ C% và nồng độ M của dung dịch thu được? GV: chiếu 1 số bài giải của các nhóm lên màn hình , nhận xét , cho điểm. HĐ2: II.Luyện tập các bài toán tính theo Phương trình hoá học có sử dụng đến CM , C% : GV: chiếu đề bài tập 3 lên màn hình: Bài tập 3: Hoà tan 8,4g Fe bằng dung dịch HCl 10,95%(vừa đủ) a. Tính thể tích khí thu được (ở đktc) b. Tính khối lượng dung dịch axit cần dùng? c.Tính nồng độ C% của dung dịch sau phản ứng . GV: gọi HS chữa trên bảng GV: chiếu đáp án lên màn hình HS: thảo luận nhóm HS: lần lượt nêu các khái niệm HS: làm bài tập 1 vào vở. HS : giải bài tập 2 theo nhóm HS: thảo luận theo nhóm I. Ôn tập các khái niệm về dung dịch , dung dịch bão hoà, độ tan: Bài tập1: Tính số mol và khối lượng chất tan có trong: 47g dung dịch NaNO3 bão hoà ở nhiệt độ 200C Giải: Ở 200C: Cứ trong 100g nước hoà tan được tối đa 88gNaNO3 , tạo thành 188gNaNO3 bão hoà Khối lượng NaNO3 có trong 47g dung dịch bão hoà (ở 200C)là: m = n = Bài tập 2: Hoà tan 8g CuSO4 trong 100 ml H2O.Tính nồng độ C% và nồng độ M của dung dịch thu được? Giải:n = CM () = Md d = 100 + 8 = 108 g C% = II.Luyện tập các bài toán tính theo Phương trình hoá học có sử dụng đến CM , C% : Bài tập 3: Hoà tan 8,4g Fe bằng dung dịch HCl 10,95%(vừa đủ) a. Tính thể tích khí thu được (ở đktc) b. Tính khối lượng dung dịch axit cần dùng? c.Tính nồng độ C% của dung dịch sau phản ứng . Giải: nFe = Fe + 2 HCl FeCl2 + H2 Theo Phương trình hoá học : n = n = nFe = 0,15 (mol) nHCl = 2 n = 2. 0,15 = 0,3 (mol) a. Ở đktc : V = 0,15.22,4 = 3,36 ( l) . b. mHCl = 0,3. 36,5 = 10,95 (g) Khối lượng dung dịch axit HCl 10,95% cần dùng là 100g c. Dung dịch sau phản ứng có FeCl2 : m= 0,15.127 = 19,05 g. m = 0,15.2 =0,3 g . Khối lượng dung dịch sau phản ứng : 8,4 + 100 - 0,3 = 108,1 g C% = HĐ3: Dặn dò - Bài tập về nhà : GV:Dặn dò HS ôn tập để chuẩn bị kiểm tra học kì II

File đính kèm:

  • docGiao an Hoa hoc 8 Tiet 2833 6568.doc
Giáo án liên quan