A. Mục tiêu : Học sinh phải .
- Biết cách xác định tỉ khối của khí này đối với khí kia; và tỉ khối của 1 chất khí đối với không khí .
- Biết cách giải các bài toán hoá học có liên quan đến tỉ khối chất khí
- Rèn kí năng tính toán
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1363 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 29 tỉ khối của chất khí tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 15
Tiết 29
Tỉ khối của chất khí
Ngày:
A. Mục tiêu : Học sinh phải .
- Biết cách xác định tỉ khối của khí này đối với khí kia; và tỉ khối của 1 chất khí đối với không khí .
- Biết cách giải các bài toán hoá học có liên quan đến tỉ khối chất khí
- Rèn kí năng tính toán
B - Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi bài 3 tr.69 ( dùng kiểm tra - đánh giá)
C - Tiến trình tiết dạy
I - Tổ chức
II - Kiểm tra bài cũ
Đề bài
Nội dung
1-Xác định khối lượng mol của khí O2; H2 ; CO2 ?
2- Nêu công thức tính khối lượng chất khi biết lượng chất ?
3- Viết công thức tính thể tích khí ở đktc
GV: Nhận xét - đánh giá
HS1 MO2 = 32 gam
MH2 = 2 gam
MCO2 = 44 gam
HS2 m = n.M
( lưu bảng)
HS3: Vđktc = 22,4.n (l)
( lưu bảng)
HS khác nhận xét.
III. Bài mới
Hoạt động 1- Tìm hiểu cách so sánh độ nặng nhẹ giữa các khí
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
GV. Dùng câu hỏi 1.
? Hãy so sánh khí oxi và khí hiđrô (theo khối lượng mol )
? Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hơn khí B.
- Chỉ vào câu 2,3 phần kiểm tra bài cũ .
Cùng V - cùng số mol ( n) nhưng khối lượng các khí là khác nhau đso sánh m mà cùng nđ thực chất là so sánh M.
Đặt dA/B = MA/MB *
( tỉ khối của khí A đối với khí B )
? Hãy nêu cách tìm MA(hoặc MB) từ công thức *
- Mo2/MH2 = 32/ 2= 16
Khí oxi nặng hơn khí hiđrô là 16 lần
* Thảo luận
- 1 nhóm báo cáo
+ so sánh khối lượng mol của khí A đối với khí B
+ MA/MB
HS. Bổ sung .
dA/B = MA/MB
Đọc là : Tỉ khối của khí A đối với khí B
HS nêu
1. Bằng cách nào có thể biết đượckhí A nặng hay nhẹ hơn khí B
Công thức tính tỉ khối của khí A đối với khí B
dA/B = MA/MB
đ MA = dA/B .MB
Ví dụ . dO2/H2 = 32/2 = 16
Vậy khí o2 nặng hơn khí H2 là 16 lần
Hoạt động 2 Bài tập vận dụng
? Cho biết khí CO2 nặng hơn khí hiđrô bao nhiêu lần
Gợi ý . vận dụng công thức
- Thay số
- Trả lời hoặc đáp số
- Yêu cầu học sinh làm bài 2a (1 phần )
- Tự làm
1 em lên bảng làm
dA/B = MA/MB
dco2/H2 = 44/2 =22
co2 nặng gấp H2 là 22 (lần )
HS lên bảng làm
HS. MA = dA/B .MB
MA = 1.375 .32=
*Vận dụng .
Thí dụ 1.
Cho biết khí co2 nặng hơn khí H2 bao nhiêu lần
Bài giải .
áp dụng công thức
dA/B= MA/MB
dco2/H2 =44/2 =22
vậy khí co2 nặng gấp 2 lần khí H2
Thí dụ 2. ( bài 2a tr.69)
Bài giải
.ADCT . MA =dA/B .MB
MA = 1,375 .32 =44 (g)
Vậy khối lượng mol khí A là 44(g)
Hoạt động 3 . Tìm hiểu tỉ khối giữa khí A với không khí và vận dụng
-. Khi nghiên cứu chất khí bao giờ ta cũng cần tìm hiểu sự nặng nhẹ của khí đó với không khí .
Tại sao khí H2 ,khí CO2 cùng bơm vào quả bóng bay, thì quả bóng chứa H2 bay được , quả bóng CO2 không bay được .
- Người ta so sánh các chất khí đó với không khí (80% N2 : 20% O2 )
? Tính khối lượng mol của không khí .
? Vận dụng mục 1 , tính tỉ khối của A đối với không khí .
- Nếu biết dA/KK
? Hãy tìm MA từ công thức (**)
- Yêu cầu các nhóm tự làm
? Ta có đựng khí oxi trong ống nghiệm đặt ngửa hay không
? Nêu cách thu khí oxi khi điều chế
? Những khí nhẹ hơn không khí thì khi thu ta đặt ống nghiệm như thế nào
- Cho học sinh làm bài 2b (1 phần )
- Tiếp tục yêu cầu học sinh làm bài 3 trang 69 (ở bảng phụ )
? Thu khí H2 , Cl2 , CO2 và CH4 theo phương pháp nào . giải thích .
- Đánh giá- cho điểm
* Dự kiến
- Khí hiđrô nhẹ
- Khí CO2 nặng .
-. Đọc SGK
MKK =28.0,8 = 32.0,2 =29 (g)
Thảo luận đưa ra kết luận
dA/KK = MA/29 **
-MA = 29.dA/KK
- Thảo luận rồi làm bài tương tự mục 1.
+Đựng được vì khí oxi nặng hơn không khí
+Thu khí oxi , đặt ngửa ống nghiệm
Thu khí nhẹ hơn không khí ( d < 1 ) , ta đặt ống nghiệm úp.
- Làm bài 2b.
+ 1 em lên bảng làm
+ Em khác nhận xét
- Thảo luận nhóm
- 1 em lên bảng làm
a. Đặt đứng bình Cl2 CO2
vì dCl2/KK , dCO2/KK >1
b. Đặt ngửa bình vì.
dH2/KK, dCH4/KK< 1
-HS nhận xét.
2. Bằng cách nào có thể biết được khí A nặng hay nhẹ hơn không khí
* Biết MKK = 29 (gam)
Công thức tính tỉ khối của khí A đối với không khí
dA/KK =MA/29 đMA=29.dA/KK
* Vận dụng .
Thí dụ 1. Khí O2 nặng hay nhẹ hơn không khí bao nhiêu lần
Bài giải.
áp dụng công thức .
dA/KK = MA/29
do2/KK = 32/29 = 1,103
vậy khí O2 nặng hơn không khí là 1,103 lần.
Thí dụ 2. Tìm khối lượng mol của khí đối với không khí , biết tỉ khối là 2,207
Bài làm . ADCT.
MA = dA/kk .29
M =29 .2,207 =69 (g)
Vậy khối lượng mol khí đó là 64 (g).
IV- Hướng dẫn học ở nhà
- Làm các phần còn lại của bài 1;2; hoàn thiện bài 3 trang 61
- Làm bài 20.1(SBT tr. 23)
- Đọc trước bài” Tính theo công thức hoá học”
- Xem lại ý nghĩa của CTHH
Tuần 15
Tiết 30
Tính theo công thức hoá học ( Tiết1)
Ngày:
A. Mục tiêu.
- Từ công thức hoá học đã cho , các em biết cách xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nghuyên tố hoá học tạo lên hợp chất.
- Rèn kĩ năng tính toán .
Giáo dục sự hứng thú đối với bộ môn qua phần tính theo công thức hoá học , đưa hoá học vào cuộc sống .
B. Đồ dùng học tập.
C. Tiến trình tiết dạy.
I - Tổ chức .
II- Kiểm tra bài cũ
Kiểm tra
Nội dung
1. Tính tỉ khối của khí N2 đối với H2 ; đối với không khí ?
2. Tìm khối lượng mol của khí?
a. Đối với khí oxi có d= 2
b. đối với khí hiđrô có d= 22
GV. Đánh giá - cho điểm.
HS1. dN2/H2 = 28/12= 14 lần
dN2/KK = 28/29 = 0,96 lần
HS2
a/ M = 32.2 = 64 gam
b/ M = 22.2 = 44 gam
HS : Nhận xét - đánh giá
III. Bài mới .
Hoạt động 1 Tính thành phần phần trăm về khối lượng của nguyên tố trong hợp chất
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
* Yêu cầu học sinh tính MKNO3 = ? (gam )
? Xác định số nguyên tử của mỗi nguyên tố trong 1 phân tử KNO3
- Gọi 1 học sinh đọc thí dụ SGK.
GV. Yêu cầu các nhóm tính thành phần phần trăm của các nguyên tố có trong KNO3
* Gợi ý . 1 mol KNO3 gồm bao nhiêu mol nguyên tử K, N và O
- Yêu cầu học sinh tìm cách khác tính % mO
Qua ví dụ trên , cho biết
? Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của nguyên tố trong hợp chất, ta làm như thế nào .
-Yêu cầu học bài theo ghi nhớ ở SGK tr. 31.
- MKNO3 = 101 (gam )
1 phân tử KNO3 -1K
- 1N
- 3O
HS. Đọc thí dụ ở SGK
HS. Thảo luận ghi ra nháp
- 1 số học sinh đọc lài giải
- %mO = 48/101.100% = 47,6%
HS. Thảo luận báo cáo
- Tìm khối lượng mol (M) của hợp chất .
- Tìm số mol nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong 1 mol hợp chất đ khối lượng chất .
- Tính thành phần phần trăm.
1. Biết CTHH của hợp chất , xác định thành phần phần trăm các nguyên tố trong hợp chất
a. Thí dụ .Xác định thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong KNO3.
Bài mới .
MKNO3 = 101 (g)
- 1mol KNO3 có 1 mol K , 1 mol N và 3 mol O.
Ta có mK = 1.39 = 39 (g)
mN = 1.14 =14 (g)
mO =101 -(39 +14 ) = 48 (g)
-Thành phần phần trăm theo khối lượng của mỗi nguyên tố trong KNO3 là
% mK = 39/101.100% =38.6 %
%mN = 14/101 .100% =13,8%
% mO =100% - ( 38,6 + 13,8 ) = 47,6%
b. Cách tiến hành (SGK Tr.71)
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
- Cho học sinh làm một số nội dung bài 1 tr. 71 (SGK)
? Tính thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố trong CO2; trong Fe2O3
* Nếu ta tìm phần trăm khối lượng của nguyên tố còn lại ; Ta lấy 100% trừ đi tổng phần trăm của nguyên tố đã biết
- Gọi học sinh tìm lời giải
* Đánh giá - cho điểm
- Cá nhân học sinh tự tìm lời giải
+ lần lượt học sinh đưa ra lời giải cho 2 thí dụ
+ Học sinh nhận xét- bổ sung
HS: Chấm điểm lời giải của 2 học sinh ban đầu
HS khác nhận xét.
2- Bài tập vận dụng
Thí dụ 1: Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong CO2
Bài làm
MCO2 = 44 gam
1 mol CO2 có 1mol C; 2mol O
- mC = 1.12 = 12 gam
- %mC = 12/44.100% = 27,3%
%mO = 100% - 27,3%= 72,7%
Thí dụ 2 Tìm thành phần phần trăm theo khối lượng của các nguyên tố có trong Fe2O3
Bài làm
- MFe2O3 = 160 gam
1mol Fe2O3 có 2 mol Fe; 3mol O
- mFe = 2.56=112gam
%mFe=112/160.100%=70%
%mO = 100%-70%= 30%
IV- Hướng dẫn học ở nhà
- Học và làm bài 1,3 trang 71; chú ý cách tiến hành làm dạng bài tập này
- Làm thêm bài 21.5; 21.6 (SBT tr.24)
Gợi ý bài 21.6 - Quy khối lượng chất về số mol ( n= m/M)
a- nFe2O3 = 32/160= ? mol
- Vận dụng bài học tìm số mol sắt; oxi
- Tìm khối lượng sắt ; oxi
b- Từ đó tính thành phần phần trăm về khối lượng của các nguyên tố....
* Đọc trước nội dung tiết 2 của bài “Tính theo CTHH”
Hết tuần 15:
File đính kèm:
- hoa8tuan15.doc