Kiến thức:
- Nắm khái niệm về chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.
2.Kĩ năng:
- Quan sát TN và rút ra nhận xét cách phân biệt chất và hỗn hợp.
- Biết cách tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý ( lắng, gạn, lọc, làm bay hơi )
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2633 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 3 bài 2: chất (tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 Bài 2: CHẤT (tt)
ND:…/…./……….
I.Mục tiêu:
1. Kiến thức:
- Nắm khái niệm về chất tinh khiết và hỗn hợp.
- Cách phân biệt chất và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí..
2.Kĩ năng:
- Quan sát TN và rút ra nhận xét cách phân biệt chất và hỗn hợp.
- Biết cách tách chất tinh khiết ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lý ( lắng, gạn, lọc, làm bay hơi )
3.Thái độ:
- Có ý thức vận dụng kiến thức đã học vế tính chất của chất để phân biết chất.
II.Chuẩn bị:
- GV: Hình vẽ 1.4/ 10 sgk, chưng cất nước tự nhiên; ống nước cất; cốc thủy tinh; bình nước, chén sứ; đế đun; lưới; đèn cồn; đũa thủy tinh; muối ăn
- Học sinh: chai nước khoáng ( chọn thứ có ghi thành phần trên nhãn )
III.Phương pháp dạy học:
- Thí nghiệm thực hành. Trực quan, vấn đáp.
IV.Tiến trình
1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS (1 phút)
8A1
8A2
2. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Câu hỏi
Đáp án
? a/ Trong số các tính chất của chất :màu sắc, tính tan trong nước, tính dẫn điện, tính cháy được, trạng thái ,nhiệt độ nóng chảy, KLR.Biết được tính chất nào bằng quan sát trực tiếp, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm.(6đ)
b/ Khí CO2 có khả năng làm đục nước vôi trong, làm thế nào để nhận biết khí này có trong hơi thở của ta?(4đ)
a/-Quan sát: màu sắc, trạng thái
-Dùng dụng cụ đo: nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng.(3đ)
-Làm thí nghiệm: Tính tan trong nước, tính cháy được (3đ)
b/ -Hà hơi vào trong cốc nước vôi trong, cốc nước vôi vẫn đục.(4đ)
3.Bài mới: (30 phút)
Ở tiết trước ta đã biết chất có ở đâu, tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất. Trong tiết học này chúng ta sẽ tìm hiểu về “ chất tinh khiết”.
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG BÀI
*HĐ3:Tìm hiểu về chất tinh khiết (30p)-GV: trực quan chai nước khoáng và nước cất, Yêu cầu HS quan sát chai nước khoáng và nước cất đã chuẩn bị và cho biết sự giống và khác nhau về tính chất và thành phần của chúng?
+HS:- Giống nhau:Thể lỏng, trong suốt, không màu.
- Khác nhau: Nước khoáng có lẫn chất khác còn nước cất không lẫn chất khác.
? Tại sao nước cất được sử dụng để pha chế thuốc tiêm và dùng trong PTN, còn nước khoáng thì không?
+HS:Nước cất là loại nước không có lẫn chất khác. Nước khoáng có lẫn một số chất tan"hỗn hợp.
? Hỗn hợp là gì?
+Gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau
-GV mô tả quá trình chưng cất nước, cho HS nhớ lại và liên hệ với những giọt nước đọng lại trên nắp ấm" Gv giúp HS đưa ra KL: Nước cất là chất tinh khiết
? Thế nào là chất tinh khiết?
? Làm thế nào để khẳng định nước cất là chất tinh khiết?
+HS:Tiến hành đo nhiệt độ sôi bằng 1000C,
Nhiệt độ nóng chảy bằng 00C, KLR bằng 1g/cm3.
? nước tự nhiên là loại nước như thế nào?
+ Gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau, là 1 hỗn hợp.
? Câu hỏi tư duy:Vậy nước tự nhiên (ao, sông..) có những tính chất như nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng giống nước cất không? Vì sao?
+HS:, các giá trị trên đều sai khác nhiều hay ít tùy theo các chất khác có lẫn nhiều hay ít.
? Theo em chất như thế nào mới có những tính chất nhất định?
+ HS: chất tinh khiết
-GV hướng dẫn học sinh tiến hành thí nghiệm: Bỏ muối ăn vào nước,khuấy cho tan ta được hỗn hợp nước và muối trong suốt (dd muối ăn).Đun nóng hỗn hợp nước muối trên ngọn lửa đèn cồn, HS quan sát nêu hiện tương, kết quả.
+HS: làm TN và báo cáo kết quả:Nước sôi và có hiện tượng bay hơi,thu được muối kết tinh.
p? Trong nước tự nhiên, có hòa tan một số chất rắn và chất khí. Hãy dự đoán kết quả khi ta đun nóng nước TN?
+HS: khí thoát đi, chất rắn lắng xuống, hơi nước bay lên và ngưng tụ lại thành nước cất.
p ? Tại sao nước ở nhiệt độ bằng 1000C bay hơi,còn muối lại kết tinh?
+HS:Nhiệt độ sôi của muối cao (GV:14500C)
p? Dựa vào đâu,người ta tách riêng muối và nước trong hỗn hợp nước muối?
+ Nhiệt độ sôi khác nhau
p?Ta tách riêng các chất đó bằng phương pháp gì?
+chưng cất
-*Gv :ngoài ra có thể dựa vào sự khác nhau về các tính chất khác nhau:KLR,tính tan… bằng cách thích hợp ta có thể tách riêng từng chất.
p Những tính chất của chất như: nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, KLR, tinh1tan… gọi chung là tính chất gì của chất.
+HS: Tinh1chất vật lí
pDựa vào đâu để tách riêng chất ra hỗn hợp?
+HS:Dựa vào tính chất vật lí khác nhau.
* Bài tập Mở rộng: Trộn hỗn hợp bột sắt và lưuhuynh với nhau. Làm thế nào để tách riêng bột sắt với lưuhuynh?
+HS: dùng nam châm hút sắt.
III.chất tinh khiết:
1.Hỗn hợp:
-Gồm nhiều chất trộn lẫn vào nhau
2.Chất tinh khiết:
-Chất tinh khiết là chất không lẫn chất khác. Có tính chất nhất định
Vd:Nước cất là chất tinh khiết
3.Tách chất ra khỏi hỗn hợp:
-Dựa vào tính chất vật lí khác nhau.( nhiệt độ sôi, tính tan..)
4. Củng cố và luyện tập: (5 phút)
Câu hỏi
Đáp án
1.Hãy kể 2 tính chất giống và 2 tính chất khác nhau giữa nước khoáng và nước cất?
-Một số chất tan trong nước có lợi cho cơ thể.Theo em nước khoáng hay nước cất, uống nước nào tốt?
2.BT8/11/SGK
1-Giống:đều ở thể lỏng, trong suốt không màu
-khác: nhiệt độ sôi, khối lương riêng.
-Nước khoáng uống tốt hơn.
2. Hóa lỏng không khí rồi nâng nhiệt độ của không khí lỏng -1960C.Nito lỏng sôi và bay lên trước oxi lỏng đến -1830C mới sôi,tách riêng được 2 khí.
5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (4 phút)
- Bài cũ: học kĩ : + chất tinh khiết?, hỗn hợp? cách tách chất ra khỏi hỗn hợp.
+-Làm BT:6,7,8 sgk/11
Bài mới: Xem trước bài” Thực hành 1” :
+Đọc trước”Một số quy tắc an toàn trong PTN”/154/SGK
+ Đọc kĩ nội dung các thí nghiệm nắm: dụng cụ hoá chất, thao tác chính của thí nghiệm.
+ Chuẩn bị muối ăn, bản viết tường trình thí nghiệm theo mẫu.:
Tên thí nhiệm
Cách tiến hành
Hiện tượng
Giải thích
Kết luận
V. Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- 3.doc