HS phân biệt được chất và hỗn hợp : Một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác mới có những tính chất nhất định, còn nhiều chất trộn lẫn thì không
- Biết được nước tự nhiên là hỗn hợp và nước cất là chất tinh khiết
- Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1469 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 3 bài 2 chất tuần 2, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 3 Bài 2 CHẤT
Tuần 2
- Ngày soạn :
- Ngày dạy :
- Dạy lớp :
A. Mục tiêu :
- HS phân biệt được chất và hỗn hợp : Một chất chỉ khi không lẫn chất nào khác mới có những tính chất nhất định, còn nhiều chất trộn lẫn thì không
- Biết được nước tự nhiên là hỗn hợp và nước cất là chất tinh khiết
- Biết dựa vào tính chất vật lí khác nhau của các chất để có thể tách riêng mỗi chất ra khỏi hỗn hợp
B. Đồ dùng dạy học :
Lớp chia làm 5 nhóm mỗi nhóm gồm :
+ Dụng cụ : 1 đèn cồn, 1 kiềng 3 chân, 1 đũa thuỷ tinh, 1đĩa thuỷ tinh, 1 cốc thuỷ tinh
+ Hoá chất : 1lọ muối ăn, 1 chai nước khoáng, 1 ống nước cất, 1 cốc nước .
C. Tiến trình bài giảng :
1- Mở bài : 5’
Kiểm tra bài cũ : Thế nào là tính chất vật lí ? Thế nào là tính chất hoá học ? Bằng cách nào để biết được tính chất của các chất ?
2- Phát triển bài : 30’
Tg
Nội dung
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
10’
10’
10’
III. Chất tinh khiết :
1 Hỗn hợp :
- Hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau gọi là hỗn hợp
Ví dụ : Nước khoáng, nước tự nhiên . . .
2. Chất tinh khiết :
- Chất tinh khiết có những tính chất nhất định
- Ví dụ : Nước tinh khiết có : tos : 100o , tonc : Oo , D = 1g/ cm3
3. Tách chất ra khỏi hỗn hợp :
Dựa vào sự khác nhau về tính chất vật lí của các chất, ta có thể tách một chất ra khỏi hỗn hợp .
- Yêu cầu các nhóm quan sát chai nước khóang và ống nước cất . Hỏi :
+ Chúng có gì giống nhau ?
+ Vậy tại sao nước cất dùng để pha chế với thuốc tiêm, dùng trong phòng thí nghiệm ? còn nước khoáng thì không ?
- Sửa chữa và giải thích
- Ta nói nước khoáng là hỗn hợp. Vậy hỗn hợp là gì ?
- Làm thế nào để có được nước cất ? Vẽ hình 1.4a, giới thiệu quá trình chưng cất nước .
- Bằng cách nào xác định được nước cất là chất tinh
khiết ? Ta tiến hành đo
nhiệt độ sôi, nhiệt độ nóng chảy, khối lượng riêng
- Thông báo các tính chất của nước .
- Vậy theo em thế nào là chất tinh khiết ?
- Sửa chữa- Kết luận
- Yêu cầu các nhóm tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối .
- Dựa vào đâu ta có thể tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn ?
- Nhận xét và kết luận
- Quan sát trả lời câu hỏi ( Chất lỏng , không màu )
- Các nhóm cùng trao đổi trả lời
- Phát biểu khái niệm về hỗn hợp
- Quan sát hình vẽ nắm được quá trình chưng cất nước
- Trả lời được chất tinh khiết có những tinh chất nhất định
- Các nhóm tiến hành
- Các nhóm cùng trao đổi trả lời
3. Củng cố : 4’
- Chất có ở đâu ?
- Làm thế nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp ?
- Thế nào là hỗn hợp ? Chất tinh khiết ?
4. Kiểm tra đánh giá :5’
Trộn đều nước cất , etilic , muối ăn . Làm thế nào để tách được từng chất ( Biết nhiệt độ sôi của rượu là 78oC )
5. Dặn dò : 1’
- Bài tập 6,7,8 SGK
- Chuẩn bị trước bài thực hành số 1
File đính kèm:
- Tiết 3 Bài CHẤT ( tt ).doc