I. MỤC TIÊU:
- Củng cố các kiến thức về chất
- Phân biêt thành thạo: chất tinh khiết và hỗn hợp
- Biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp
II. ĐỒ DÙNG DẠY VÀ HỌC
- GV: Chuẩn bị một số bài tập về chất
- HS:Ôn kĩ lí thuyết về chất
158 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1148 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết 3: bài về chất, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 22/8/2013
Ngày dạy: 8B : 28 /8/2013
8A :29/8/2013
Tiết 3: Chất
I. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức về chất
- Phân biêt thành thạo: chất tinh khiết và hỗn hợp
- Biết cách tách chất ra khỏi hỗn hợp
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Chuẩn bị một số bài tập về chất
- HS :Ôn kĩ lí thuyết về chất
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định – kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra bài cũ
+ Hãy phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo? lấy ví dụ minh hoạ?
+ Làm thế nào để biết tính chất của chất?
3. Bài mới
Hoạt động 1: kiến thức cần nhớ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: cho hs nhắc lại lí thuyết
+ Hãy cho biết , Chất có ở những đâu?
+ Phân biệt vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo?
+ Em cho biết, làm thế nào để biết tính chất của một chất?
+ Thế nào là chất tinh khiết? thế nào là hỗn hợp?
+ Căn cứ vào đâu để có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp?
GV: mở rộng: bài này chúng ta mới chỉ biết được tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. sau này khi học đến tính chất hoá học của các chất ta còn có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất hoá học
HS: thực hiện nhắc lại lí thuyết
- ở đâu có vật thể, ở đó có chất
- Vật thể tự nhiên: có sẵn trong tự nhiên, vật thể nhân tạo do con người tạo ra.
- Để biết tính chất của chất ta phải quan sat, dùng dụng cụ đo, làm thí nghiệm...
- Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác.
- Hỗn hợp gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn với nhau
- Căn cứ vào tính chất vật lí khác nhau để tách chất ra khỏi hỗn hợp
Hoạt động 2:II. luyện tập
GV: cho hs làm các bài tập sau:
Bài tập 1:
Hãy chỉ ra đâu là vật thể, đâu là chất trong các câu sau:
a. Quả chanh có nước, axit xitric và một số chất khác
b. Thuốc đầu que diêm được trộn 1 ít bột lưu huỳnh
c. Quặng apatit có chứa Canxiphotphat
d. Bóng đèn điện được làm từ thuỷ tinh, đồng, Vonfram
Bài tập 2
Kim loại Thiếc có nhiệt độ nóng chảy xác định là 2320c. thiếc hàn có nhiệt độ nóng chảy là 1800c. Vậy thiếc hàn có phải là chất tinh khiết không?
(GV: gợi ý cho hs để làm bài tập
+ Chất tinh khiết có tính chất ntn?)
Bài tập 3:
Câu sau đây có 2 ý nói về nước cất: " Nước cất là chất tinh khiết, sôi ở 1020c" Hãy chọn phương án đúng:
a. Cả 2 ý đều đúng
b. Cả 2 ý đều sai
c. ý 1 đúng, ý 2 sai.
d. ý 1 sai, ý 2 đúng
Bài tập 4:
Cho biết axit là một chất làm cho quỳ tím" đỏ. Hãy chững tỏ rằng trong nước vắt quả chanh có chứa axit (axit xitric)
Bài tập 5:
Cồn (Rượu etylic) là chất lỏng sôi ở 78,30c và tan nhiều trong nước. Làm thế nào để tách riêng được cồn ra khỏi hỗn hợp cồn và nước
(GV: gợi ý cho hs
+ Nhiệt độ sôi của nước là bao nhiêu?
+ Giữa nước và cồn thì chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn?)
bài tập 5:
Làm thế nào để tách riêng được cát từ hỗn hợp đường và cát
GV: Gọi hs trả lời, nhận xét
" Chốt lại đáp án đúng
Bài tập 1:
HS: ghi đề bài " làm bài tập và vở
yêu cầu
Câu
Vật thể
Chất
a
Quả chanh
nước, axit xitric
b
Que diêm
Lưu huỳnh
c
Quặng
Canxi photphat
d
Bóng đèn điện
Thuỷ tinh, đồng, vonfam
Bài tập 2:
HS: ghi đề bài,
" trả lời câu hỏi gợi ý của gv: mỗi chất tinh khiết có tính chất vật lí và tính chất hoá học nhất định
HS: dựa vào gợi ý hoàn thành:
- Thiếc hàn có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn " Nó là hỗn hợp
Bài tập 3:
HS: vận dụng lí thuyết về chất tinh khiết " lựa chọn đáp án đúng
Đáp án: c. ý 1 đúng, ý 2 sai
Bài tập 4:
HS: đọc kĩ đề bài , suy nghĩ " trả lời
Dùng giấy quỳ tím nhúng vào nước vắt qủa chanh. Nếu quỳ tím " đỏ chứng tỏ trong nước vắt quả chanh có axit
Bài tập 5:
HS: thực hiện thảo luận nhóm, dựa vào hướng dẫn của gv và kiến thức đã học " Hoàn thành bài tập:
Đun nóng đến khoảng 800c, thì cồn bay hơi " Cho ngưng tụ ta thu được cồn. nước khi đó chưa sôi
Bài tập 5:
HS: thực hiện thảo luận nhóm thống nhất ý kiến trả lời:
Hoà hỗn hợp vào trong nước, lọc qua giấy lọc, cát bị giữ lại vì không tan. Đun phần nước lọc cho bay hơi hết " đường
HS: Đại diện nhóm phát biểu "lớp nhận xét, bổ sung
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi mục I
- Yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp làm các bài tập đã học
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học kĩ lại các dạng bài đã chữa trong giờ học
- Ôn lại các kiến thức đã học
Ngày soạn: 23/8/2013
Ngày dạy: 8B : 29/8/2013
8A : 30/8/2013
Tiết 4 : luyện tập
I. Mục tiêu:
- Củng cố các kiến thức có liên quan đến chất
- Rèn kĩ năng nhân biết, phân biệt các hiện tượng liên quan đến tính chất vật lí, tính chất hoá học
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Chuẩn bị bài tập luyện tập
- HS :Ôn kĩ lí thuyết về chất
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: kiến thức cần nhớ
GV: Cho học sinh nhắc lại lý thuyết
+ Chất có những loại tính chất gì?
+ Làm thế nàođể có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp?
GV: mở rộng: bài này chúng ta mới chỉ biết được tách chất ra khỏi hỗn hợp dưa vào tính chất vât lí. sau này khi học đến tính chất hoá học của các chất ta còn có thể tách chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất hoá học
HS; THực hiện trả lời :
- Tính chất của chất gồm:
+ Tính chất vạt lí
+ Tính chất hoá học
- Căn cứ vào tính chất vật lí khác nhau để tách chất ra khỏi hỗn hợp
Hoạt động 2:II. luyện tập
GV: cho hs làm các bài tập sau:
Bài tập 1
Hãy xem xét các hiện tượng sau và chỉ ra hiện tượng nào có liên quan đến tính chất vật lí của chất
a. Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi
b. Khi đốt đèn cồn, cồn cháy sinh ra khí cácbinic và hơi nước
c. Dây sắt được cắt nhỏ và tán thành đinh.
d. Nhôm có khối lượng riêng nhỏ nên được dùng làm vỏ máy bay
Bài tập 2:
Hãy cho biết trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào liên quan đến tính chất hoá học:
a. Hoà tan đường vào nước.
b. Đồ dùng bằng sắt để lâu ngoài không khí bị gỉ.
c. Dây đồng đốt lên có màu đen
d. Cây gỗ được xẻ ra đóng thành bàn
e. Củi, than đem đốt sẽ cháy
Bài tập 3:
Điền chữ Đ (đúng) hoặc S (sai) vào
trước các câu sau:
a. Paraphin có nhiệt đô nóng chảy thấp hơn lưu huỳnh
b. Lưu huỳnh tan được trong nước
c. Dựa vào nhiệt đô sôi khác nhau có thể tách chất ra kỏi hỗn hợp
d. Muốn biết được tính chất hoá học, ta có thể quan sát hoặc làm thí nghiệm
Bài tập 1:
HS: ghi đề bài,
" Vận dụng những hiểu biết về tính chất vật lí, lựa chọn các hiện tượng có liên quan đến tính chất vât lí
Các hiện tượng: a, c, d
Bài tập 2
HS: ghi đề bài,
" Vận dụng những hiểu biết về tính chất hoá học, lựa chọn các hiện tượng có liên quan đến tính chất hoá học
Các hiện tượng: b, c, e
Bài tập 3:
HS: Ghi đề bài
HS: thựchiện thảo luận nhóm thống nhất ý kiến " hoàn thành bài tập
a - Đ
b - S
c - Đ
d - S
4. Củng cố
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi muc I
- Yêu cầu học sinh nhắc lại phương pháp làm các bài tập đã học
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Học thuộc lý thuyết phần I
- Làm lại các bài tập trong tiết học
Ngày soạn:27/8/2013
Ngày dạy: 8B: 4/9/2013
8A: /9/2013
Tiết 5:Củng cố luyện tập về nguyên tử
I. Mục tiêu
- Củng cố khắc sâu kiến thức về nguyên tử
- Rèn kĩ năng tìm số p, e, n trong nguyên tử
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Chuẩn bị một số câu hỏi và bài tập
- HS: Ôn kĩ nội dung bài học
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
HS 1: Hãy phân biệt tính chất vật lí với tính chất hoá học của chất? Lấy ví dụ minh họa?
HS 2: Làm thế nào để tách chất ra khỏi hỗn hợp?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: i. kiến thức cần nhớ
GV: Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên tử là gì?
+Nguyên tử gồm những loại hạt nào?
+Thế nào là nguyên tử cùng loại?
HS: trả lời lý thuyết:
+ Định nghĩa: nguyên tử
+ Nguyên tử gồm:
- Proton
- Nơtron
- Electron
+ Nguyên tử cùng loại có cùng số proton trong hạt nhân
Hoạt động 2: II. luyện tập
GV: Yêu cầu hs làm các bài tập sau:
bài tập 1:
Điền tên hạt tạo thành nguyên tử vào (...) trong các câu sau:
a. ... và... có điện tích như nhau chỉ khác dấu.
b. ... và ... có cùng khối lượng còn ... có khối lương vô cùng nhỏ.
c. Nguyên tử cùng loại có cùng số ... trong hạt nhân
Bài tập 2:
Cho sơ đồ các nguyên tử
7+ 10+
Ni tơ Neon
14+ 19+
Si lic Kali
Hãy chỉ ra số p, e và số lớp e, số e lớp ngoài cùng của các nguên tử đó?
GV: gợi ý
+Căn cứ vào đâu để biết được số p?
+ Số p và số e có quan hệ với nhau ntn?
GV: Gọi hs chữa bài " nhận xét và chốt lại những đáp án đúng
HS: Ghi lại đề bài
Vận dụng kiến thức vè nguyên tử " điền tên hạt vào chỗ (...)
Yêu cầu:
a. Proton...electron ...
b. Proton ... nơtron ... electron...
c. ...Proton....
d. Electron
Bài tập 2:
HS: Cá nhân vẽ sơ đồ và ghi đề bài
HS: Thực hiện thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi gơi ý của gv " thống nhất ý kiến hoàn thành bài tập
Tên
nguyên tử
Ni tơ
Neon
Silic
Kali
Số P
7
10
14
19
Số e
7
10
14
19
HS: Đại diện 1 nhóm lên bảng hoàn thiện bài
" Lớp nhận xét, bổ sung
HS: Rút ra kết luận
4. Củng cố:
- GV: Cho học sinh trả lời lại những câu hỏi phần I
- Tóm tắt lại những phương pháp làm các bài tập trên.
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học thuộc lòng lí thuyết về nguyên tử.
- làm lại các bài tập đã chữa.
- Chuẩn bị bài " Nguyên tố hoá học"
Ngày soạn:4/9/2013
Ngày dạy: 8B: /9/2013
8A: /9/213
Tiết 6: Củng cố luyện tập về nguyên tố hoá học
I. Mục tiêu
- Củng cố khắc sâu kiến thức về nguyên tố hoá học
- Rèn cách viết kí hiệu của nguyên tố
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Chuẩn bị một số câu hỏi và bài tập
- HS: Ôn kĩ nội dung bài học
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
HS 1:Vì sao nói khối lượng của hạt nhân được coi là khối lượng của nguyên tử?
HS 2: Trong nguyên tử, electron chuyển động và sắp xếp như thế nào? Lấy thí dụ minh họa với nguyên tử oxi?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: i. kiến thức cần nhớ
GV: yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên tố hoá học là gì?
+ Cách biểu diễn nguyên tố hoá học như thế nào? cho ví dụ?
HS: thực hiện trả lời:
- Định nghĩa:
- Dùng KHHH để biểu diễn nguyên tố VD: Canxi - Ca, Kali - K
Hoạt động 2: II. luyện tập
GV: yêu cầu hs làm các bài tập:
bài tập 1:
Hãy dùng các chữ số và kí hiệu hoá học để biểu diễn các ý sau:
a. Chín nguyên tử Magiê
b. Sáu nguyên tử Clo
c. Tám nguyên tử Neon
d. Bảy nguyên tử Đồng
e. Một nguyên tử Kali
g. Năm nguyên tử Nhôm
GV: gợi ý
+ Các nguyên tố Magiê, clo, Neon, Đồng, Kali, Nhôm được kí hiệu như thế nào?
+ Để chỉ số nguyên tử ta dùng chỉ số hay hệ số?
Bài 2:
Cách viết sau đây chỉ ý gì?
a. 3Ca d. 6 Na
b. 3Fe e. Zn
c. 5Ba g. 2Cr
Bài tập 3:
Hãy khoanh tròn vào ý đúng nhất:
các nguyên tử cùng loại có cùng số Proton trong hạt nhân, có ý nghĩa là chúng:
a. Có cùng thành phần hạt nhân
b. Có cùng khối lượng hạt nhân
c.Có cùng điện tích hạt nhân
Bài tập 1:
HS: ghi lại đề bài
HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên
HS: Vận dụng kiến thức đã học và phần trả lời bên trên " hoàn thiện bài
a. 9 Mg d. 7 Cu
b. 6 Clo e. K
c. 8 Ne g. 5Al
Bài tập 2:
HS: Dựa vào bài tập 1 để hoàn thành:
a. Ba nguyên tử Canxi
b. Ba nguyên tử Sắt
c. Năm nguyên tử Bari
d. Sáu nguyên tử Natri
e. Một nguyên tử Kẽm
g. Hai nguyên tử Crom
Bài tâp 3:
HS: Thực hiện thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến " chọn đáp án đúng
c. Có cùng điện tích hạt nhân
4. Củng cố:
- GV: Cho học sinh trả lời lại những câu hỏi phần I
- Hãy viết tên, kí hiệu hoá học của các nguyên tố mà nguyên tử có số Proton từ 1 đến 10
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học thuộc lòng lí thuyết, thuộc kí hiệu nguyên tố ở bảng / 42
- làm lại các bài tập đã chữa.
- Chuẩn bị " Phần II và III bài Nguyên tố hoá học"
Ngày soạn: 6/9/2013
Ngày dạy: 8B: /9/2013
8A: /9/2013
Tiết 7: Củng cố luyện tập về nguyên tố hoá học( tiếp)
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng dựa vào nguyen tử khối để xác định nguyên tố
- Rèn cách viết kí hiệu hoá học
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Chuẩn bị một số câu hỏi và bài tập
- HS: Ôn kĩ nội dung bài học
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
+Hãy cho biết nguyên tố hoá học là gì?
+Cách biểu diễn nguyên tố hoá học ntn? Cho ví dụ minh hoạ?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: i. kiến thức cần nhớ
GV: yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên tử khối là gì?
+ Đơn vị Cacbon được xác định như thế nào?
+ Nguyên tử khối của các nguyên tố có giống nhau không?
HS: thực hiện trả lời:
- Nguyên tử khối là khối lượng nguyên tử tính bằng đơn vị Cacbon.
-1 đvc = 1/12 khối lượng của nguyên tử các baon
- Mỗi nguyên tố có một nguyên tử khối riêng biệt
Hoạt động 2: II. luyện tập
GV: yêu cầu hs làm các bài tập:
bài tập 1:
Hai nguyên tử Magie nặng bằng mấy nguyên tử oxi?
GV: gợi ý
+Hai nguyên tử Magiê nặng bao nhiêu đvc?
+ Nguyên tử Oxi nặng bao nhiêu đvc?
+ Vậy 2 nguyên tử Magiê nặng bằng mấy nguyên tử oxi?
Bài 2:
Biết rằng 4 nguyên tử Magiê nặng bằng 3 nguyên tử nguyên tố X. Hãy viết tên, kí hiệu hoá học của nguyên tố X?
GV: - Yêu cầu hs xác định: đề bài cho những giữ kiện nào và yêu cầu gì?
GV: Gọi hs lần lượt lên bảng tính
- Khối lượng của 4 nguyên tử Magiê
- Tính nguyên tử khối của X " gọi tên và viết kí hiệu của nguyên tử X
Bài tập 3:
Nguyên tử của nguyên tố R có13 Prôton trong hạt nhân. Hãy xác đinh:
a. Tên, kí hiệu của R
b. Số e trong nguyên tử R,
Bài 4:
Nguyên tử của nguyên tố X nặng gấp 4 lần nguyên tử oxi. Hỏi X là nguyên tố nào?
GV: yêu cầu hs tự làm tương tự như bài tập 2
Bài tập 1:
HS: ghi lại đề bài
HS: Trả lời câu hỏi của giáo viên
" hoàn thiện bài
- Khối lượng của 2 nguyen tử Magiê:
2 x 24 = 48(đvc)
- Số nguyên tử Oxi nặng bằng 2 nguyên tử Magiê là:
( Nguyên tử)
Bài tập 2:
HS: ghi lại đề bài
HS: Xác địch yêu cầu của đề bài
" hoàn thiện bài
- Khối lượng của 4 nguyên tử Magiê là:
4 x 24 = 96 đvc
- Nguyên tử khối của X là:
96 : 3 = 32 đvc
" X là nguyên tố Lưu Huỳnh (S)
Bài tâp 3:
HS: dựa vào kiến thức đã học ở bài 2 " Hoàn thiện bài
a. R là nguyên tố Nhôm ( Al)
b. Số P = 13 " số e = 13
Bài tập 4:
HS: tự làm " đại diện hs lên bảng chữa bài:
- Khối lượng của 4 nguyên tử Oxi
4 x 16 = 64 đvc
" NTK của X = 64 đvc
" X là nguyên tử Đồng ( Cu)
4. Củng cố:
- GV: Cho học sinh trả lời lại những câu hỏi phần I
- Tóm tắt cách làm các bài tập phần II
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- làm lại các bài tập đã chữa.
- Chuẩn bị bài " Đơn chất - hợp chất - phân tử "
Ngày soạn: 11/9/2013
Ngày dạy: 8A: /9/2013
8B: /9/2013
Tiết 8: Củng cố luyện tập về đơn chất - hợp chất phân tử
I. Mục tiêu
- Củng có khắc sâu kiến thức về : Đơn chất - hợp chất - phân tử và biết phân biệt đơn chất với hợp chất
- Củng cố kĩ năng làm bài tập về chất
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: Chuẩn bị một số câu hỏi và bài tập
- HS: Ôn kĩ nội dung bài học
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
+Hãy cho biết nguyên tử khối là gì?
+Đơn vị Cácbon được xác định như thế nào? Đvc của các nguyên tử có giống nhau không?
3. Bài mới:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1: i. kiến thức cần nhớ
GV: Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:
+ Thế nào là đơn chất? Hợp chất? Cho ví dụ?
+ Phân loại đơn chất? Hợp chất?
+ Trong đơn chất các nguyên tử sắp xếp như thế nào?
+ Trong hợp chất các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào?
HS: Thực hiện trả lời:
- Định nghĩa đơn chất, hợp chất
- Phân loại đơn chất, hợp chất
- Trong đơn chất kim loại các nguyên tử sắp xếp khít nhau
- Trong đơn chất phi kim, các nguyên tử liên kết với nhau theo 1 số nhất định, thường là 2
- Trong hợp chất các nguyên tử liên kết theo thứ tự và tỉ lệ nhất định
Hoạt động 2: II. luyện tập
GV: cho học sinh làm các bài tập sau:
Bài tập 1:
Điền cụm từ thích hợp vào (...) trong các câu sau:
" Khí Hiđro, khí Oxi là những (1)... đều tạo nên từ một (2) ... Nước, muối ăn là những(3) ... đều tạo nên từ hai (4) .....
- Trong đơn chất (5) ... Các nguyên tử sắp xếp khít nhau theo trật tự, còn trong đơn chất (6)... các nguyên tử thường liên kết nhau theo 1 số nhất định
G V: Yêu cầu hs vận dụng kiến thức phần I " hoàn thiện bài
Bài tập 2:
Trong các chất dưới đây, hãy chỉ ra chất nào là đơn chất, chất nào là hợp chất
a. Khí Ozon phân tử gồm 3O liên kết với nhau
b. Axit Photphoric có phân tử gồm: 3H, 1P, 4O liên kết với nhau
c. Natri Cacbonat có phân tử gồm: 2Na, 1C, 3O liên kết với nhau
d. Khí Flo gồm 2F liên kết với nhau
GV: Dấu hiệu nào để phân biệt đơn chất và hợp chất?
+ Chỉ ra trong các câu trên đâu là hợp chất, đâu là đơn chất
Bài tập 3:
Dựa vào dấu hiệu nào để phân biệt đơn chất với hợp chất
a. Số lượng nguyên tử trong phân tử
b. Nguyên tử khác loại liên kết với nhau
c. Hình dạng phân tử
Bài tạp 1
HS: Ghi lại đề bài " vận dụng định nghĩa đơn chất, hợp chất hoàn thành bài
+ Yêu cầu:
(1) Đơn chất
(2) Nguyên tố hoá học
(3)Hợp chất
(4) Nguyên tố hoá học
(5)Kim loại
(6)Phi kim
Bài tập 2:
HS: Chỉ ra dấu hiệu phân biệt đơn chất và hợp chất( Dựa vào số nguyên tố hoá học tham gia cấu tạo nên chất)" Hoàn thiện bài
- Các đơn chất a và d
- Các hợp chất b và c
Bài tập 3:
HS; lựa chọn
Dấu hiệu
b. Nguyên tử khác loại liên kết với nhau
4. Củng cố:
- GV: Cho học sinh trả lời lại những câu hỏi phần I
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
-Xem lại bài và làm các bài tập vào vở.
- Ôn lại lí thuyết về" Đơn chất - hợp chất - phân tử "
Ngày soạn:12/9/2013
Ngày dạy: 8B: /9/2013
8B: /9/2013
Tiết 9: Củng cố luyện tập về đơn chất - hợp chất phân tử ( tiếp)
I. Mục tiêu
- Củng cố khái niệm phân tử, khoảng cách phân tử trong từng trạng thái của chất
- Tính thành thạo phân tử khối và dựa vào phân tử khối so sánh sự nặng nhẹ giữa các phân tử
II. Chuẩn bị:
- GV: Chuẩn bị một số câu hỏi và bài tập
- HS: Ôn kĩ nội dung bài học
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức
2. Kiểm tra bài cũ:
+Hãy cho biết đơn chất, hợp chất là gì?
+ Trong đơn chất và trong hợp chất các nguyên tử liên kết với nhau như thế nào?
3. Bài mới:
Hoạt động 1: i. kiến thức cần nhớ
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu hs trả lời các câu hỏi:
+ Định nghĩa phân tử?
+ So sánh nguyên tử với phân tử?
+ Phân tử khối là gì?
HS: Thực hiện trả lời:
-Phân tử là hạt đại diện cho chất, gồm 1 số nguyên tử liên kết với nhau và thể hiện đầy đủ tính chất hóa học của chất
- Phân tử khối là khối lượng phân tử tính bằng đơn vị cacbon
Hoạt động 2: II. luyện tập
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: cho học sinh làm các bài tập sau:
Bài tập 1:
Tính phân tử khối của các chất sau:
a. Natri cacbonat, biết phân tử gồm: 2Na, C, 3O
b. Axit sunfuric, biết phân tử gồm: 2H, S, 4O
c. Canxi cacbonat, biết phân tử gồm: 1Ca, 1C, 3O
d. Rượu etylic, biết phân tử gồm: 2C, 6H,O liên kết với nhau
Bài tập 2:
a. Khi hòa tan đường vào nước, tại sao không nhìn thấy đường nữa
b. Hỗn hợp nước đường gồm mấy loại phân tử?
GV; Yêu cầu hs thảo luận nhóm
GV: Gọi địa diện nhóm trả lời → nhận xét chốt lại đáp án đúng
Bài tập 3:
a. Có nhận xét gì về số phân tử trong 1kg nước lỏng so với số phân tử trong 1kg hơi nước?
b. Giải thích tại sao khi đun nước lỏng ta thấy thể tích nước tăng lên chút ít?
Bài tập 4:
a. Tính phân tử khối của
- Hiđro
- Nitơ
b. So sánh xem phân tử Nitơ nặng hơn phân tử Hiđro bao nhiêu lần
Bài tạp 1
HS: Ghi lại đề bài " vận dụng định nghĩa phân tử khối hoàn thành bài
a. PTK= 2.23 + 12 +3.16 = 106 (đvC)
b. PTK= 2.1 + 32 +4.16 = 98 (đvC)
c. PTK= 1.40 + 12 +3.16 = 100 (đvC)
d. PTK= 2.12 + 6.1 +16 = 46 (đvC)
Bài tập 2:
HS: thực hiện thảo luận, thống nhất ý kiến hoàn thiện bài
a. Khi hòa tan trong nước, đường bị chia nhỏ thành phân tử và chộn lẫn cùng phân tử nước
b. Hỗn hợp nước đường gồm hai loại phân tử
HS: Đại diện nhóm phát biểu → lớp nhận xét, bổ sung
Bài tập 3:
HS: Làm bài vào vở
a. Số phân tử trogn 1 kg nước lỏng bằng số phân tử trong 1kg hơi nước
b. Khi đun nóng, nhiệt độ tăng, khoảng cách giữa các phân tử tăng → Thể tích tăng lên
Bài tập 4:
HS: Làm bài vào vở
a. Phân tử khối của Hiđro là:
1 x 2= 2 (đvC)
- Phân tử khối của Nitơ là:
14 x 2 = 28 ( đvC)
b. Phân tử Nitơ nặng gấp 14 lần phân tử Hiđro
4. Củng cố:
- GV: Cho học sinh trả lời lại những câu hỏi phần I
- Nêu lại cách tính phân tử khối
5. Hướng dẫn học bài ở nhà
- Học và trả lời các câu hỏi ở mục I
- Làm lại các bài tập trong tiết học và cách tính phân tử khối cho thành thạo
Ngày soạn: 18/9/2013
Ngày dạy: 8B:25/9/2013
8A: 26/9/2013
Tiết 10: luyện tập
I. Mục tiêu
- Củng cố kiến thức về cấu tạo nguyên tử, nguyên tố hóa học, đơn chất, hợp chất, phân tử...
- Rèn kĩ năng tính toán và giải một số dạng bài toán hóa học có liên quan đến NTHH
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: chuẩn bị hệ thống câu hỏi + bài tập
- HS: Ôn tập lại các kiến thức về đơn chất, hợp chất, phân tử...
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn định – Kiểm tra sĩ số
8B:
8A
2. Kiểm tra
+ Kết hợp giờ học
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
I. kiến thức cần nhớ
Giáo viên cho học sinh trả lời các câu hỏi:
+ Nguyên tử là gì? Nguyên tử được cấu tạo nên từ các hạt nào?
+ Nguyên tố hóa học là gì?
+ Hãy phân biệt đơn chất với hợp chất?
+ Nguyên tử khối là gì?
+ Phân tử khối là gì?
HS: Nhắc lại lí thuyết
+ Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ và trung hòa về điện.
+ Phân tử là những hạt đại diện cho chất và mang đầy đủ tính chất hóa học của chất.
+ Nguyên tố hóa học:...
Đơn chất do 1 NTHH tạo nên còn hợp chất do 2 NTHH trở lên tạo nên
+ Khối lượng nguyên tử tính bằng đvC -> Nguyên tử khối
Hoạt động 2: II. luyện tập
Giáo viên lần lượt cho học sinh làm các bài tập sau:
Bài tập 1: Cho biết tổng số hạt p, n, e trong nguyên tử của một nguyên tố X là 52. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 16 hạt. Hỏi X là nguyên tố nào?
GV: gợi ý
+ Muốn biết X là NTHH nào ta phải biết được điều gì?
+ Trong nguyên tử, có những hạt nào mang điện?
GV: gọi lần lượt HS lên bảng chữa từng bước của bài.
Bài tập 2: Biết nguyên tố X có nguyên tử khối bằng 5/2 nguyên tử khối của oxi. X là nguyên tố nào?
GV: Gọi 1 HS lên bảng chữa nhanh bài tập
Bài tập 3:GV đọc đề bài
Hai nguyên tử X kết hợp với 1 nguyên tử O tạo nên phân tử có phân tử khối = 94 ( đvC)
X thuộc nguyên tố nào?
b. Xác định số p, e trong nguyên tử của nguyên tố X?
GV: Bài toán này có gì khác với bài 2?
Muốn tìm nguyên tố X ta làm ntn?
Bài tập 4: Một loại muối có phân tử khối là 136; trong đó phân tử có 1 nguyên tử Ca, 1 nguyên tử S, còn lại là oxi. Xác định số nguyên tử O trong 1 phân tử muối trên
GV: gọi hs lên bảng chữa bài
HS: Ghi lại đề bài -> suy nghĩ và hoàn thành bài
Bài 1:
HS: Trả lời các câu hỏi gợi ý của giáo viên -> hoàn thành bài
- Gọi số hạt không mang điện là x
-> Số hạt mang điện là 52 – x
Ta có: (52 – x) – x = 16 -> x = 18
Vậy số hạt mang điện là 52 – 18 = 34
-> Số p = số e = 34 : 2 = 17
-> X thuộc nguyên tố Clo (Cl)
Bài 2:
HS: Đại diện 1 hs lên bảng chữa bài->
lớp nhận xét bổ sung
- Nguyên tử khối của x là
x 16 = 40 (đvC)
-> X thuộc nguyên tố Canxi ( Ca )
Bài 3:
HS: Hoàn thành bài tương tự bài tập 2
a. Khối lượng của 2X là
94 – 16 = 78 (đvC)
-> NTK của X là 78 : 2 = 39 (đvC)
-> X thuộc nguyên tố Kali ( K )
b. Số p = số e = 19
Bài 4:
HS: Ghi lại đề bài -> hoàn thành
Khối lượng của O trong 1 phân tử muối là: 136 – ( 40 + 32) = 64 (đvC)
-> Số nguyên tử O là
64 : 16 = 4 (nguyên tử)
4. Củng cố
- GV: cho học sinh trả lời lại các câu hỏi phần I
- Chốt lại cách làm các dạng bài tập đã chữa trong bài
? 5. Hướng dẫn học bài ở nhà
Làm lại các bài tập vào vở cho thành thạo
Sưu tầm và làm các bài tập về nguyên tử, phân tử trong các sách tham khảo, nâng cao để rèn kĩ năng giải bài tập
Ngày soạn: 19/9/2013
Ngày dạy: 8B: 26/9/2013
8A: 3/10/2013
Tiết 11: luyện tập ( Tiếp)
I. Mục tiêu
- Rèn kĩ năng tính phân tử khối của chất, kĩ năng xác định nguyên tố dựa vào nguyên tử khối
II. Đồ dùng dạy và học
- GV: chuẩn bị một số bài tập vận dụng
- HS: Ôn tập kiến thức về nguyên tử, phân tử
III. Tiến trình bài giảng
1. ổn địn- Kiểm tra sĩ số
2. Kiểm tra
+ Nhắc lại định nghĩa nguyên tử, phân tử?
+ Nêu cách tính phân tử khối?
3. Bài mới
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Cho học sinh làm các bài tập sau:
Bài tâp 1:
Tính phân tử khối của các hợp chất sau:
a, Khí Sunfurơ, biết phân tử gồm 1S, 2O
b. Nhôm oxit, biết phân tử gồm 2Al, 3O
c, Kali nitrar, biết phân tử gồm: 3Na, 1P, 4O
GV: Gọi 4 học sinh lần lượt lên bảng chữa bài
Bài tập 2:
Phân tử axit Sunfuric có 2H, 1S còn lại là oxi, có phân tử khối là 98 đvC. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử O trong phân tử?
Bài tập 3:
GV: Gọi học sinh lên bảng chữa bài:
Hai nguyên tử X kết hợp với 1O tạo thành phân tử oxit có phân tử khối là 62 đvC. Xác định tên, KHHH của X?
Bài tập 4:
Một nguyên tử kim loại R kết hợp với 1O tạo ra phân tử oxit trong đó oxi chiếm 20% về khối lượng. R là kim loại nào
File đính kèm:
- giao an tu chon hoa 8.doc