Bài giảng Tiết 3 chất(tiếp)

1. Kiến thức:

- Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp.

- Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí.

2. Kĩ năng

 - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất. rút ra được nhận xét về tính chất của chất.

- Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 3 chất(tiếp), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 24/8/2013 Tuaàn 2 Ngaứy daùy 27/8/2013 Tiết 3 CHẤT(tiếp) I. Mục đích yêu cầu. 1. Kiến thức: - Khái niệm về chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp. - Cách phân biệt chất nguyên chất (tinh khiết ) và hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. 2. Kĩ năng - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu chất... rút ra được nhận xét về tính chất của chất. - Tách được một chất rắn ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí. Tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp muối ăn và cát. 3. Thái độ: - GD cho HS yêu thích môn học, ý thức chăm chỉ học tập. II. Chuẩn bị: 1. Giáo viên: - Dụng cụ để làm thí nghiệm đo nhiệt độ nóng chảy của S và đun nóng hỗn hợp nước muối. - Dụng cụ thử tính dẫn điện. 2. Học sinh: Làm bài tập ở nhà và đọc trước bài mới. III. Tiến trình dạy học: 1Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: - Chữa bài 5 ( tr 11 ). - Muốn học tốt môn hoá học em phải làm gì ? 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: - Cho HS hoạt động nhóm : Quan sát nước khoáng và ống nước cất. + Vậy nước khoáng và nước cất chúng có những gì giống nhau ? + Nêu ứng dụng của nước khoáng và nước cất ? - Bổ sung phân tích sự khác nhau từ việc sử dụng nước cất. Vậy nước cất dùng để tiêm và pha chế thuốc, còn nước khoáng thì không.Rút ra kết luận. - Hoạt động nhóm . Quan sát. - Cử đại diện nhóm trả lời . Nhóm khác bổ sung III. Chất tinh khiết. 1, Hỗn hợp. - Nước cất là chất tinh khiết ( không có lẫn chất khác ). - Nước khoáng có lẫn 1 số chất tan gọi lá hỗn hợp. Hoạt động 2: - Giới thiệu hình vẽ 1.4a quá trình chung cất nước tự nhiên. - Cho HS hoạt động nhóm thảo luận: + Làm thế nào để khẳng định được nước cất là chất tinh khiết ? - Nhận xét. - Dẫn dắt để HS hiểu được chất tinh khiết có những tính chất nhất định. - Lắng nghe. - Cử đại diện trả lời . - Nhóm khác bổ sung. - Liên hệ thực tế khi đun nước những giọt nước đọng trên ấm đun nước chứng tỏ nước cất là chất tinh khiết. 2, Chất tinh khiết tonc = 0oc , tos = 100oc D = 1g / cm3 Hoạt động 3: Tách chất ra khỏi hỗn hợp - Cho HS hoạt động nhóm: Hướng dẫn cách làm theo từng bước. + Bỏ muối vào nước khuấy cho tan. + Đun nóng, nước sôi và bay hơi. + Muối ăn kết tinh. - Dựa vào đâu để ta có thể tách riêng được 1 chất ra khỏi hỗn hợp ? - Bổ sung rút ra kết luận. - Hoạt động theo nhóm làm thí nghiệm. Quan sát hiện tượng. - Trả lời 3, Tách chất ra khỏi hỗn hợp. Thí nghiệm : SGK ( tr 10 ) - Dựa vào tính chất vật lí khác nhau ta có thể tách riêng 1 chất ra khỏi hỗn hợp. 4. Củng cố - Gọi 2 em đọc ghi nhớ ( tr 11 ) - GV củng cố toàn bài : + Chất có ở đâu? Mỗi chất có những tính chất gì? + Thế nào là chất tinh khiết? Chất hỗn hợp? - Học sinh hoạt động nhóm: Làm bài tập 7 ( tr 11 ) . Đại diện lên trình bày . Gv thống nhất đáp án . 5, Hướng dẫn học ở nhà - Học thuộc ghi nhớ sgk ( 11 ) - Về làm bài tập 2.2 + 2.6 ( trang 4 ) - Nhắc các nhóm giờ sau mang : Nến, S, muối ăn, cát, nước sạch. Ngày soạn 27/8/2013 Tuaàn 2 Ngaứy daùy 29/8/2013 Tiết 4 BÀI THƯC HÀNH SỐ 1 I. Mục đích yêu cầu 1. Kiến thức - Nội quy và một số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm hoá học; Cách sử dụng một số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm. - Mục đích và các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện một số thí nghiệm cụ thể: + Quan sát sự nóng chảy và so sánh nhiệt độ nóng chảy của parafin và lưu huỳnh. + Làm sạch muối ăn từ hỗn hợp muối ăn và cát. 2. Kĩ năng - Sử dụng được một số dụng cụ, hoá chất để thực hiện một số thí nghiệm đơn giản nêu ở trên. - Viết tường trình thí nghiệm. . 3. Thỏi độ Cú thỏi độ nghiờm tỳc khi thực hành Bào đảm tớnh an toàn II. Chuẩn bị 1. Giáo viên - Hoá chất: S, parafin, muối ăn, nước, cát. - Dụng cụ: ống nghiệm, cặp gỗ, phễu thuỷ tinh, đũa thuỷ tinh, cốc thuỷ tinh, nhiệt kế, đèn cồn, giấy lọc (1 số dụng cụ thuỷ tinh khác). 2. Học sinh: Học bài cũ và đọc trước bài mới. III. Tiến trình dạy học 1. Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ - Tính chất của chất được thể hiện như thế nào? - Muốn tách 1 chất ra khỏi hỗn hợp ta dựa vào đâu? 3.Bài mới: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung Hoạt động 1: Giới thiệu quy tắc an toàn và sử dụng 1 số dụng cụ, hoá chất trong phòng thí nghiệm. - Hướng dẫn học sinh đọc phần phụ lục 1 trong SGK để nắm được 1 số quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm. - Giới thiệu với HS 1 số dụng cụ như: ống nghiệm, các loại bình cầu - Một số kí hiệu nhãn đặc biệt ghi trên các lọ hoá chất độc, dễ nổ, dễ cháy - Giới thiệu 1 số thao tác cơ bản như: lấy hoá chất, châm và tắt đèn cồn - Kiểm tra hoá chất các nhóm mang đi. - Lắng nghe. - Lắng nghe và quan sát. + Làm thực hành theo nhóm. * Một số quy tắc an toàn, cách sử dụng hoá chất. Hoạt động 2: Thí nghiệm 1 - Hướng dẫn HS các thao tác làm thí nghiệm. - Gọi đại diện các nhóm đọc nhiệt độ nóng chảy của parafin và của S ? - Nhận xét và kết luận - Hoạt động theo nhóm tiến hành làm thí nghiệm : - Lấy 1 ít hoá chất cho vào 2 ống nghiệm. - Đặt 2 ống nghiệm vào cốc đựng nước. Cắm nhiệt kế vào cốc. - Để cốc lên giá thí nghiệm dùng đèn cồn đun nóng cốc. HS: Cử dại diện nhóm đọc. Nhóm khác bổ sung. Thí nghiệm 1 - Theo dõi sự nóng chảy của các chất parafin và S. parafin có tonc = 42oc S có tonc = 113oc Hoạt động 3: Thí nghiệm 2 - Hướng dẫn HS các thao tác thí nghiệm. - Hướng dẫn HS trong quá trình làm thí nghiệm. - Yêu cầu các nhóm nêu hiện tượng và so sánh chất rắn thu được ở đáy ống nghiệm với muối ăn lúc đầu, so sánh chất giữ lại trên giấy lọc với cát lúc đầu. - Nhận xét và kết luận. HS: Hoạt động nhóm tiến hành làm thí nghiệm . - Cho vào ống nghiệm chừng 3g hỗn hợp muối ăn và cát rồi rót tiếp 5 ml nước lắc nhẹ. - Lọc nước qua phễu có giấy lọc. Đun nóng phần hỗn hợp trên ngọn lửa đèn cồn. - Cử đại diện trả lời . Các nhóm khác bổ sung. Thí nghiệm 2 Tách riêng chất từ hỗn hợp muối ăn và cát. 4. Củng cố - Cho các nhóm thu dọn đồ dùng thí nghiệm. - Gv nhận xét ý thức học tập của các nhóm. - Hướng dẫn HS làm tường trình theo mẫu sau: STT Mục đích thí nghiệm Hiện tượng quan sát được Kết quả thí nghiệm - Gv thu tường trình của HS. 5. Hướng dẫn học ở nhà - Xem lại bài thực hành. - Về nhà đọc trước bài 4.

File đính kèm:

  • docTuan 2.doc