I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (Rễ, thân, lá)
Nêu được các ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng.
2. Kĩ năng.
Quan sát, hoạt động nhóm.
Tìm kiếm và xử lí thông tin.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 3744 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 30: sinh sản sinh dưỡng trong tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 21/11/2012
Ngày giảng: 6B: 28/ 11
Tiết 30: SINH SẢN SINH DƯỠNG TỰ NHIÊN
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức.
Phát biểu được sinh sản sinh dưỡng là sự hình thành cá thể mới từ một phần cơ quan sinh dưỡng (Rễ, thân, lá)
Nêu được các ví dụ về các hình thức sinh sản sinh dưỡng.
2. Kĩ năng.
Quan sát, hoạt động nhóm.
Tìm kiếm và xử lí thông tin.
Kĩ năng trình bày.
3. Thái độ.
Có ý thức phát triển cây trồng, tiêu diệt cây có hại từ cơ quan sinh dưỡng
Tránh tác động vào giai đoạn sinh sản của sinh vật vì đây là giai đoạn nhạy cảm.
II. Đồ dùng dạy học.
- Mẫu vật : Cây rau má, cây lá bỏng, cây gừng.
- Tranh H26.4, kẻ bảng trang 88 SGK.
- Phiếu học tập: Bài tập trong mục 2 SGK
III. Phương pháp dạy học.
Trực quan, thảo luận nhóm; Vấn đáp.
IV. Tổ chức dạy và học.
* Khởi động: 3'
GV giới thiệu: Trong trồng trọt và trong tự nhiên có rất nhiều loài cây được phát triển từ cơ quan sinh dưỡng (thân, rễ, lá). Vậy sự tạo thành cây mới như thế nào? Người ta gọi đó là gì chúng ta tìm hiểu trong bài hôm nay:
* Hoạt động 1: Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.
- Mục tiêu : Biết được cơ quan sinh dưỡng ở một số cây có khả năng mọc chồi tạo thành cây mới.
- Thời gian: 20’
- Đồ dùng: H 26.1 -> 26.4 SGK. Bảng phụ mục 1 trang 88.
- Tiến hành :
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* Làm việc theo nhóm.
GV: Cho hoạt động nhóm quan sát mẫu vật
1. Cây rau má khi bò trên mặt đất ẩm, ở mỗi mấu thân có hiện tượng gì ? Mỗi mấu thân như vậy khi tách ra có thể thành cây mới không ? Vì sao ?
2. Củ gừng để nơi đất ẩm có thể tạo thành cây mới được không ? Vì sao ?
3. Củ khoai lang để nơi đất ẩm có thể tạo thành cây mới được không ?
4. Lá cây thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm có thể mọc thành cây mới được không ? Vì sao ?
HS: Quan sát mẫu vật, thảo luận; Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác nhận xét.
*Hướng đáp án.
1.Ở mỗi mấu thân mọc lên một cây. Có thể tách ra thành cây mới. Vì ở mỗi mấu thân có đủ thân, rễ, lá.
2. Củ gừng tạo thành cây mới vì củ gừng là thân rễ, trên củ gừng có chồi ngọn=> Phát triển thành cây.
3. Củ khoai lang để nơi đất ẩm vẫn nảy mầm thành cây mới.
4. Lá cây thuốc bỏng rơi xuống đất ẩm nẩy mầm thành cây mới vì ở mỗi mép lá có cây mới mọc ra.
GV; Nhận xét, kết luận.
GV: Hãy điền nội dung bảng trong SGK.
HS: Thực hiện.
GV: Từ nội dung thảo luận em có nhận xét gì?
HS: Nhận xét
1. Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa.
( Ghi nội dung bảng)
- Từ các phần khác nhau của cây thuộc cơ quan sinh dưỡng( Thân, rễ, lá) trong điều kiện có độ ẩm, có thể phát triển thành cây mới.
TT
Tên cây
Sự tạo thành cây mới
Mọc từ phần nào của cây
Phần đó thuộc loại cơ quan nào
Trong điều kiện nào ?
1
Rau má
Thân bò
Cơ quan sinh dưỡng
Có độ ẩm
2
Gừng
Thân rễ
Cơ quan sinh dưỡng
Nơi ẩm
3
Khoai lang
Rễ củ
Cơ quan sinh dưỡng
Nơi ẩm
4
Lá thuốc bỏng
Lá
Cơ quan SD
Đủ độ ẩm
* Hoạt động 2: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Mục tiêu : HS hiểu được khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.
- Thời gian: 17’
- Đồ dùng: Phiếu học tập: Bài tập trong mục 2 SGK
- Tiến hành :
Hoạt động của GV & HS
Nội dung
* Làm việc cá nhân.
GV: Cho HS làm bài tập điền từ SGK.
HS: Thực hiện lệnh , trình bày, nhận xét, bổ sung.
GV: Nhận xét và hoàn thành bài tập.
GV: Gọi HS hoàn thành khái niệm sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
HS: Trình bày.
GV: Tìm trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
HS: Khoai lang, rau muống, riềng, cỏ tranh...
GV: Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó ? Vậy cần có biện pháp gì để diệt hết cỏ dại ?
HS: Vì chỉ cần sót lại một chút rễ là có thể phát triển thành cây mới. Muốn diệt cỏ dại phải nhặt bỏ được toàn bộ phần thân rễ ngầm dưới mặt đất.
GV: Hình thức sinh sản sinh dưỡng là phương pháp bảo tồn các nguồn gen quí hiếm, các nguồn gen này sẽ bị mất đi nếu sinh sản hữu tính. Do vậy để quá trình này được đảm bảo cần Tránh tác động vào giai đoạn sinh sản của sinh vật vì đây là giai đoạn nhạy cảm.
2. Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây.
Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
- Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là : Sinh sản bằng thân bò, rễ, củ, lá, …
IV. Tổng kết và hướng dẫn học ở nhà (5’).
1. Tổng kết : 4'
- GV gọi HS đọc kết luận chung
GV: HS trả lời câu hỏi phần cuối bài.
2. Hướng dẫn học ở nhà: 1'
- Học bài.
- Làm bài tập 3, 4 SGK.
- Tự trả lời các câu hỏi cuối bài.
- Đem một cành sắn cắm xuống đất ẩm (đã lên mầm).
* Kết quả mong đợi:
- GV nêu câu hỏi:
+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là gì?
+Những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên?
- Trả lời:
+ Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá).
+ Những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là : Sinh sản bằng thân bò, rễ, củ, lá, …
- Dự kiến HS trả lời:6A : 89% ; 6B: 87% ;6C: 88%
- Kết quả đạt được: 6A : ............; 6B:......... ;6C: ........
Y Tý, Ngày: 21/11/ 2012
Duyệt của tổ trưởng:
Nguyễn Thành Nam
File đính kèm:
- SINH6 - T 30.doc