Bài giảng Tiết 30 Sinh sản và sinh dưỡng tự nhiên

I/ Mục tiêu

 - Học sinh hiểu được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Tìm được 1 số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên.

 Hiểu được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp đó.

 - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh phân tích mẫu; kĩ năng hoạt động nhóm.

 - Giáo dục lòng say mê môn học.

 

doc8 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1406 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 30 Sinh sản và sinh dưỡng tự nhiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương V: Sinh sản sinh dưỡng Tiết 30 Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu được khái niệm đơn giản về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Tìm được 1 số ví dụ về sinh sản sinh dưỡng tự nhiên. Hiểu được các biện pháp tiêu diệt cỏ dại hại cây trồng và giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp đó. - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh phân tích mẫu; kĩ năng hoạt động nhóm. - Giáo dục lòng say mê môn học. II/ Chuẩn bị: - Tranh H26.4- Sgk. - Mẫu vật: Rau má, sài đất, củ gừng, củ nghệ, cỏ gấu, củ khoai lang có chồi, lá bỏng, lá hoa đá có mầm,... - HS: Chuẩn bị mẫu vật và kẻ bảng- Tr88. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Có những loại lá biến dạng phổ biến nào? Chức năng của mỗi loại là gì? - Sự biến dạng của lá cớ ý nghĩa gì? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV yêu cầu HS quan sát H26.1, ... 26.4- Sgk và kết hợp quan sát mẫu vật đ Thảo luận, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr87. - GV cho các nhóm trao đổiđ Thống nhất ý kiến. - Yêu cầu HS hoàn thành bảng- Tr88, Sgk. - GV gọi đại diện các nhóm lên điền bảng (GV chuẩn bị sẵn). - GV chốt lại đáp án đúng. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS thực hiện mục6 - Sgk-tr88. - GV gọi 1 vài HS đọc bài tập đã hoàn thành đ HS khác theo dõi để nhận xét. - GV chốt kiến thức chuẩn. - GV hỏi: + Vậy thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây? + Nêu những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp? - GV chốt kiến thức chuẩn. - GV hỏi tiếp: + Trong thực tế những cây nào có khả năng sinh sản sinh dưỡng tự nhiên? + Tại sao trong thực tế tiêu diệt cỏ dại rất khó (nhất là cỏ gấu)? Vậy cần có biện pháp gì? Dựa trên cơ sở khoa học nào để diệt hết cỏ dại? 1/ Tìm hiểu: Sự tạo thành cây mới từ rễ, thân, lá ở một số cây có hoa. - HS quan sát H26.1, ... 26.4- Sgk và kết hợp quan sát mẫu vật đ Thảo luận, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr87. - Các nhóm trao đổiđ Thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS hoàn thành bảng- Tr88, Sgk. - Đại diện các nhóm lên điền bảng đ HS khác quan sát bổ sung. * Kết luận: Một số cây trong điều kiện đất ẩm có khả năng tạo được cây mới từ cơ quan sinh dưỡng. 2/ Tìm hiểu: Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây. - HS thực hiện mục6 - Sgk-tr88. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung . - HS thảo luận đ Trả lời câu hỏi . - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Sinh sản sinh dưỡng tự nhiên là hiện tượng hình thành cá thể mới từ một phần của cơ quan sinh dưỡng (rễ, thân, lá). * Các hình thức S2SD tự nhiên thường gặp ở cây có hoa là: S2 bằng thân bò, thân rễ, rễ củ, lá,... - HS tiếp tục thảo luận đ Trả lời câu hỏi . Bảng- Trang 88, Sgk. STT Tên cây Sự tạo thành cây mới Mọc từ phần nào của cây? Phần đó thuộc loại cơ quan nào? Trong điều kiện nào? 1 Rau má Thân bò Cơ quan sinh dưỡng Có đất ẩm 2 Gừng Thân rễ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 3 Khoai lang Rễ củ Cơ quan sinh dưỡng Nơi ẩm 4 Lá thuốc bỏng Lá Cơ quan sinh dưỡng Đủ độ ẩm C/ Củng cố - HS đọc kết luận SGK- Tr88. D/ Kiểm tra, đánh giá - GV yêu cầu HS : + Trả lời câu hỏi 1,2- Sgk, tr88. E/ Hướng dẫn - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr88. - Đọc trước bài 27- tr89. Tiết 31 Sinh sản sinh dưỡng do người. I/ Mục tiêu - Học sinh hiểu được thế nào là giâm cành, chiết cành và ghép cây, nhân giống vô tính trong ống nghiệm. Hiểu được những ưu việt của hình thức nhân giống vô tính trong ống nghiệm . - Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết, so sánh; kĩ năng hoạt động nhóm. - Giáo dục lòng say mê môn học. II/ Chuẩn bị: - GV: +Mẫu vật: Cành dâu, ngọn mía, rau muống giâm đã ra rễ. + Tư liệu về nhân giống vô tính trong ống nghiệm. - HS: Chuẩn bị cành rau muống giâm trong bát đất, cành sắn, ngọn mía. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Thế nào là sinh sản sinh dưỡng tự nhiên của cây? - Nêu những hình thức sinh sản sinh dưỡng tự nhiên thường gặp? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV yêu cầu HS quan sát H27.1- Sgk và kết hợp quan sát mẫu vật đ Thảo luận, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr89. - GV cho các nhóm trao đổiđ Thống nhất ý kiến. - GV giới thiệu mắt của cành sắn ở đoạn cành bánh tẻ (không non, không già). - GV chốt lại đáp án đúng. - GV lưu ý: Nếu HS không trả lời được câu 3 thì GV giải thích: Cành của những cây này có khả năng ra rễ phụ rất nhanh. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS quan sát H27.2- Sgk đ Thảo luận, trả lời câu hỏi mục 6- Sgk-tr90. - GV chốt lại đáp án đúng. - GV lưu ý: Nếu HS không trả lời được câu 3 thì GV giải thích: Cây này chậm ra rễ phụ nên nếu giâm thì cành sẽ chết. Hoạt động 3: - GV yêu cầu HS nghiên cứu <mục 3, quan sát H27.3- Sgk đ Thảo luận: + Em hiểu thế nào là ghép cây? + Có mấy cách ghép cây? + Ghép mắt gồm những bước nào? - GV chốt lại đáp án đúng. Hoạt động 4: - GV yêu cầu HS nghiên cứu <mục 4, quan sát H27.4 - Sgk-tr90,91đ Thảo luận: + Nhân giống vô tính là gì? + Em hãy cho biết thành tựu nhân giống vô tính mà em biết qua các phương tiện thông tin? - GV chốt lại đáp án đúng. - GV lưu ý: Nếu HS không biết thành tựu nhân giống vô tính thì GV thông báo: + Từ 1 củ khoai tây bằng P2 nhân giống vô tính thu đươc 2000 triệu mầm giống đủ trồng trên 40 ha. + Nhân giống phong lan đ cho hàng trăm cây mới. 1/ Tìm hiểu: Giâm cành. - HS quan sát H27.1- Sgk và kết hợp quan sát mẫu vật đ Thảo luận, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr89. - Các nhóm trao đổiđ Thống nhất ý kiến. Yêu cầu nêu được: + Cành sắn hút ẩm mọc rễ. + Cắm cành xuống đất ẩm đ ra rễ đ Cây con. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sungđ Rút ra kết luận: * Giâm cành là cắt một đoạn cành có đủ mắt, chồi cắm xuống đất ẩm cho cành đó bén rễ, phát triển thành cây mới. 2/ Tìm hiểu: Chiết cành. - HS thực hiện mục6 - Sgk-tr90. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Chiết cành là làm cho cành ra rễ ngay trên cây rồi mới cắt đem trồng thành cây mới. 3/ Tìm hiểu: Ghép cây. - HS nghiên cứu <mục 3, quan sát H27.3- Sgk đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Ghép cây là dùng một bộ phận sinh dưỡng (mắt ghép, chồi ghép, cành ghép) của một cây gắn vào một cây khác (gốc ghép) cho tiếp tục phát triển. 4/ Tìm hiểu: Nhân giống vô tính trong ống nghiệm. - HS nghiên cứu <mục 4, quan sát H27.4 - Sgk-tr90,91đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Nhân giống vô tính là phương pháp tạo rất nhiều cây mới từ một mô. C/ Củng cố - HS đọc kết luận SGK- Tr91. D/ Kiểm tra, đánh giá - GV yêu cầu HS : + Trả lời câu hỏi 1,2- Sgk, tr91. E/ Hướng dẫn - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr91. - Làm bài tập- Sgk Tr 92 đ Báo cáo kết quả sau từ 2- 4 tuần. - Đọc trước bài 28- tr94. Chương VI: Hoa và Sinh sản hữu tính. Tiết 32 Cấu tạo và chức năng của hoa. I/ Mục tiêu - Học sinh phân biệt được các bộ phận chính của hoa, các đặc điểm cấu tạo và chức năng của từng bộ phận. Giải thích được vì sao nhị và nhụy là những bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích và tách bộ phận của thực vật; kĩ năng hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa. II/ Chuẩn bị: - GV: + Một số hoa như hoa Râm bụt, hoa bưởi, hoa loa kèn , hoa cúc, hoa hồng,...; kính lúp, dao lam. + Mô hình hoa đào. - HS: Chuẩn bị mẫu một số hoa, kính lúp, dao. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Chiết cành khác với giâm cành ở đặc điểm nào? - Cách nhân giống nào nhanh nhất và tiết kiệm cây giống nhất? Vì sao? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV yêu cầu HS quan sát hoa thật, mô hình hoa đào đ Xác định các bộ phận của hoa. - GV yêu cầu HS đối chiếu với H28.1- Sgk đ Ghi nhớ các bộ phận của hoa. - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV cho HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc, nhị, nhụy,... đThảo luận, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr94. - GV cho các nhóm trao đổiđ Thống nhất ý kiến (chủ yếu là bộ phận nhị, nhụy). - GV chốt lại kiến thức bằng cách treo tranh giới thiệu hoa, cấu tạo nhị, nhụy. - Yêu cầu HS rút ra kết luận. - GV gọi 2 HS lên bàn tách hoa loa kèn và hoa râm bụt, các nhóm khác cũng tách 2 loại hoa này đ HS trình bày các bộ phận của hoa loa kèn và hoa râm bụt, các nhóm khác theo dõi và bổ sung. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 2- Sgk đ thảo luận, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr95. - GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. - GV chốt kiến thức chuẩn. - GV giới thiệu thêm về hoa cúc, hoa hồng cho cả lớp quan sát. 1/ Tìm hiểu: Các bộ phận của hoa. - HS quan sát hoa thật, mô hình hoa đào, đối chiếu với H28.1- Sgk đ Xác định các bộ phận của hoa. - Các nhóm trao đổiđ Thống nhất ý kiến. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS tách hoa để quan sát các đặc điểm về số lượng, màu sắc, nhị, nhụy,... đThảo luận, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr94. Yêu cầu: + Quan sát nhị: Đếm số nhị, tách riêng 1 nhị dùng dao lam cắt ngang bao phấn, dầm nhẹ bao phấn đ dùng kính lúp quan sát hạt phấn. + Q. sát nhụy: Tách riêng nhụy dùng dao cắt ngang bầu, kết hợp H28.3 xem: Nhụy gồm những phần nào? Noãn nằm ở đâu? - Đại diện các nhóm trình bày kết quả các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Hoa gồm các bộ phận chính: Đài, tràng, nhị, nhụy. + Tràng gồm nhiều cánh hoa, màu sắc khác nhau tuỳ loại. + Nhị gồm: Chỉ nhị, bao phấn (chứa hạt phấn). + Nhụy gồm: Đầu, vòi, bầu nhụy, noãn (trong bầu nhụy). 2/ Tìm hiểu: Chức năng các bộ phận của hoa. - HS nghiên cứu mục 2- Sgk đ thảo luận, trả lời câu hỏi mục 6 - Sgk-tr95. Yêu cầu xác định được: + TBSD đực trong hạt phấn của nhị. + TBSD cái trong noãn của nhụy. + Đài, tràng đ Bảo vệ nhị, nhụy. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Đài, tràng làm thành bao hoađ Bảo vệ các bộ phận bên trong. * Nhị và nhụy là 2 bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa đ Sinh sản duy trì nòi giống. C/ Củng cố - HS đọc kết luận SGK- Tr95. D/ Kiểm tra, đánh giá - GV yêu cầu HS : + Trả lời câu hỏi - Sgk, tr95. E/ Hướng dẫn - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr95. - Làm bài tập- Tr95. - Đọc trước bài 29- tr96. Tiết 33 Các loại hoa. I/ Mục tiêu - Học sinh phân biệt được 2 loại hoa: hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Phân biệt được 2 cách xếp hoa trên cây biết được ý nghĩa sinh học của cách xếp hoa thành cụm. - Rèn kỹ năng quan sát, so sánh; kĩ năng hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật, hoa. II/ Chuẩn bị: - GV: + Một số hoa như hoa Râm bụt, hoa bưởi, hoa loa kèn , hoa cúc, hoa hồng,...; kính lúp, dao lam. + Mô hình hoa đào. - HS: Chuẩn bị mẫu một số hoa, kính lúp, dao. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 6A1 6A2 6A3 6A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Hãy nêu tên, đặc điểm, chức năng của những bộ phận chính ở hoa? Bộ phận nào quan trọng nhất? Vì sao? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động1: - GV yêu cầu HS đặt hoa lên bàn quan sátđ Hoàn thành cột 1, 2, 3- bảng Tr97. - GV yêu cầu HS chia hoa thành 2 nhóm. - GV yêu cầu đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV thống nhất cách phân chia theo bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. - GV yêu cầu HS làm bài tập điền từ- Tr 97, sgk đ Hoàn thiện cột 4 bảng Tr97. - GV cho các nhóm trao đổiđ Thống nhất ý kiến. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV hỏi: Dựa vào bộ phận sinh sản chia thành mấy loại hoa? Thế nào là hoa đơn tính? Thế nào là hoa lưỡng tính? - GV gọi 2 HS lên bảng nhặt lên bàn để riêng những hoa đơn tính và hoa lưỡng tính. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS nghiên cứu mục 2 và quan sát H29.2- Sgk đ Nhận biết 2 cách xếp hoa chính trên cây. - GV hỏi: Dựa vào cách xếp hoa trên cây, người ta chia hoa thành mấy nhóm? - GV gọi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác bổ sung. - GV chốt kiến thức chuẩn. - GV giới thiệu thêm về hoa mọc thành cụm: Hoa ngâu, hoa huệ, hoa phượng. 1/ Phân chia các nhóm hoa căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu của hoa. - HS quan sát hoa của nhóm đ Hoàn thành cột 1, 2, 3- bảng Tr97. - HS chia hoa thành 2 nhómđ Viết ra giấy. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung. Yêu cầu nêu được: + Nhóm 1: có đủ nhị, nhụy. + Nhóm 2: có nhị hoặc nhụy. - HS làm bài tập điền từ- Tr 97, sgk đ Hoàn thiện cột 4 bảng Tr97. - Đại diện các nhóm trình bày kết quả các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Căn cứ vào bộ phận sinh sản chủ yếu chia thành 2 loại hoa: + Hoa lưỡng tính: Có đủ nhị và nhụy. + Hoa đơn tính: Chỉ có nhị là hoa đực hoặc chỉ có nhụy là hoa cái. 2/ Phân chia các nhóm hoa dựa vào các xếp hoa trên cây. - HS nghiên cứu mục 2 và quan sát H29.2- Sgk đ Nhận biết 2 cách xếp hoa chính trên cây. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành 2 nhóm: + Hoa mọc đơn độc. + Hoa mọc thành cụm. C/ Củng cố - HS đọc kết luận SGK- Tr98. D/ Kiểm tra, đánh giá - GV yêu cầu HS : + Trả lời câu hỏi 1,2- Sgk, tr98. E/ Hướng dẫn - Học bài, trả lời câu hỏi SGK-Tr98. - Ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kì I. - Đọc trước bài 30- tr99.

File đính kèm:

  • docTiet 30-33.doc