1. Kiến thức :
- Từ PTHH và các dữ liệu bài cho HS biết cách xác định khối lượng, (thể tích, lượng chất) của những chất tham gia hoặc các SP.
2.Kỹ năng:
- HS tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập PTHH và kỹ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích khí và lượng chất.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1146 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 32 bài 22. tính theo phương trình hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/12/07
Ngày dạy :
Tiết : 32
BàI 22. tính theo phương trình hoá học
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức :
- Từ PTHH và các dữ liệu bài cho HS biết cách xác định khối lượng, (thể tích, lượng chất) của những chất tham gia hoặc các SP.
2.Kỹ năng:
- HS tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập PTHH và kỹ năng sử dụng các công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích khí và lượng chất.
II. Phương pháp :
- Nêu và giải quyết vấn đề .
III. Chuẩn bị của GV và HS.
- GV: Bảng nhóm
- HS: ôn lại bài “lập PTHH”.
IV. Hoạt động dạy – học:
1- ổn định: (1')
2. Kiểm tra bài cũ: (0)
3- Bài mới: ( 40')
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
Hoạt động 1: (20')
* GV: đưa ra VD:
- VD1: Đốt cháy hoàn toàn 1,3g bột Zn trong Oxi, người ta thu được kẽm Oxít (Zn0).
a) Lập PTHH trên
b) Tính khối lượng Zn0 được tạo thành.
* GV giới thiệu các bước tiến hành.
HS. tự nghiên cứu, làm bài.
? Nhắc lại công thức chuyển đổi giữa m và n.
n =
? Gọi HS tính khối lượng mol của Zn0.
HS. thực hiện.
MZn0 = 65 + 16 = 81(g)
VD2: Tìm khối lượng CaC03 cần dùng để điều chế được 42g Ca0.
GV. Yêu cầu HS đọc kỹ các bước giải toán và xem lại VD1 để giải VD2.
HS. Sau khoảng 3 – 5 phút lên bảng thực hiện.
1- Bằng cách nào tìm được khối lượng chất tham gia và sản phẩm.
* Các bước tiến hành:
a, Đổi số liệu đầu bài (tính số mol của chất mà đầu bài đã cho)
b, Lập PTHH.
c, Dựa vào số mol của chất đã biết để tính ra số mol của chất cần biết (theo PT).
d, Tính ra khối lượng (hoặc thể tích) theo yêu cầu của bài.
* áp dụng:
VD1.
a, Tìm số mol Zn PƯ
nZn =
b, Lập PTHH:
2Zn + 02 " 2Zn0
c, Theo PTHH:
nZn0 = nZn = 0,2(mol)
d, Khối lượng kẽm Oxít tạo thành
mZn0 = nZn x MZn0
= 0,2 x 81=16,2(g)
VD2.
a, Viết PTHH đ/c Ca0 từ CaC03
CaC03 Ca0 + C02
b, Tìm số mol Ca0 sinh ra sau PƯ
nCa0 = =
- Số mol CaC03, tham gia PƯ theo PTHH.
- Theo PT số n CaC03 = n CaO = 0,75 mol
- Khối lượng của CaC03 cần dùng là:
mCaC03 = n CaC03 x MCaC03
= 0,75 x 100 = 75 (g)
Hoạt động 2: (20')
Vận dụng
Bài tập 1: Trong phòng TN người ta có thể đ/c khí Oxi bằng cách nhiệt phân kali clorát theo sơ đồ PƯ.
KCl03 KCl + 02
a, Tính khối lượng KCl03 cần thiết để đ/c được 9,6 g Oxi.
b, Tính khối lượng KCl được tạo thành bằng 2 cách.
? Đề bài cho dữ kiện nào?
? Em hãy tóm tắt đề bài?
? 1 HS tính số mol của Oxi
GV. hướng dẫn HS phân tích và tóm tắt đầu bài.
GV. từ số mol của oxi, muốn biết số mol của KCl03 và KCl ta phải dựa vào phản ứng.
? Gọi HS cân bằng PTHH và tính số mol của KCl03 và KCl.
? Tính khối lượng của KCl03 và KCl.
HS. tính khối lượng KCl theo cách 2 (nội dung định luật bảo toàn khối lượng).
* Bài tập.
1, Bài tập 1.
Tóm tắt.
M02 = 9,6 g
mKCl03 = ?
mKCl = ?
Giải:
n02 =
2KCl03 2KCl + 302
2mol 2 mol 3mol
nKCl03 =
nKCl = nKCl03 = 0,2 (mol)
- Khối lượng của KCl03 cần dùng là:
mKCl03 = n.M
= 0,2x122,5 =24,5 (g)
(MKCl03 = 39+35,5+16.3=122,5 g)
- Khối lượng của KCl tạo thành là:
Cách 1:
MKCl = 39 + 35,5 = 74,5 (g)
mKCl = nKCl x MKCl
= 0,2 x74,5 =14,9(gam)
Cách 2: Theo định luật bảo toàn khối lượng:
mKCl = mKCl03 - m02
= 24,5 - 9,6 = 14,9(g)
4. Củng cố: (3')
GV. chốt lại toàn bài
HS. Nhắc lại các nội dung chính đã học trong bài.
5. Dặn dò: (1')
- BTVN. Bài 1 (b), 3 (a,b) SGK T75.
File đính kèm:
- Tiet 32.doc