Bài giảng Tiết 32 Công nghệ tế bào

I/ Mục tiêu

 - HS hiểu được khái niệm công nghệ tế bào.

 - Nêu được các công đoạn chính của công nghệ tế bào và vai trò của từng công đoạn. HS thấy được những ưu điểm của việc nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống.

 - Rèn kỹ năng tư duy phân tích, kỹ năng hoạt động nhóm.

 II/ Chuẩn bị : - Tranh H 31- Sgk tr 90.

 

doc12 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1738 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 32 Công nghệ tế bào, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
chương vi: ứng dụng di truyền học Tiết 32 Công nghệ tế bào. I/ Mục tiêu - HS hiểu được khái niệm công nghệ tế bào. - Nêu được các công đoạn chính của công nghệ tế bào và vai trò của từng công đoạn. HS thấy được những ưu điểm của việc nhân giống vô tính trong ống nghiệm và phương hướng ứng dụng phương pháp nuôi cấy mô và tế bào trong chọn giống. - Rèn kỹ năng tư duy phân tích, kỹ năng hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị : - Tranh H 31- Sgk tr 90. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : GV giới thiệu chương VI. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS đọc < mục I- Tr89-SGK đ Thảo luận: + Công nghệ tế bào là gì? + Để nhận được mô non, cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh hoàn toàn giống với cơ thể gốc, người ta phải thực hiện những công đoạn gì? + Tại sao cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh lại có kiểu gen như dạng gốc? - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 2: - Yêu cầu HS đọc < mục II - Tr89, SGKđ Thảo luận: + Hãy nêu thành tựu công nghệ tế bào trong sản xuất? - GV yêu cầu HS đọc < mục II.1 - Tr89, SGKđ Thảo luận: + Nêu các công đoạn nhân giống vô tính trong ống nghiệm? + Nêu ưu điểm và triển vọng của nhân giống vô tính trong ống nghiệm? + Nêu ví dụ minh hoạ? - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. - GV thông báo các khâu chính trong tạo giống cây trồng gồm: + Tạo vật liệu mới để chọn lọc. + Chọn lọc, đánh giá đ Tạo giống mới. - Yêu cầu HS HS đọc < mục II.2 - Tr89, SGKđ Thảo luận: +Người ta đã tiến hành nuôi cấy mô tạo vật liệu mới cho chọn giống cây trồng bằng cách nào? Nêu ví dụ? - GV yêu cầu HS đọc < mục II.3 - Tr89- SGKđ Thảo luận: + Nhân giống vô tính thành công ở động vật có ý nghĩa gì? + Nêu những thành tựu nhân bản vô tính ở VN và trên thế giới? - GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV thông báo thêm: + Đại học Texas ở Mỹ nhân bản thành công ở hươu sao, lợn. + Italy nhân bản thành công ở ngựa. + Trung quốc, tháng 8 năm 2001 dê nhân bản đã sinh đôi. I/ Tìm hiểu:Khái niệm công nghệ tế bào. - HS đọc < mục I- Tr89-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra nhận xét: *Công nghệ tế bào là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng phương pháp nuôi cấy tế bào hoặc mô để tạo ra cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. * Công nghệ tế bào gồm 2 công đoạn: - Tách tế bào hoặc mô từ cơ thể rồi mang nuôi cấy để tạo mô sẹo. - Dùng hooc môn sinh trưởng kích thích mô sẹo phân hoá thành cơ quan hoặc cơ thể hoàn chỉnh. II/ Tìm hiểu: ứng dụng công nghệ tế bào. - HS đọc < mục II - Tr89, SGKđ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Yêu cầu nêu được 3 thành tựu chính... 1/ Nhân giống vô tính trong ống nghiêm (vi nhân giống) ở cây trồng. - HS đọc < mục II.1-Tr89-SGKđ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Quy trình nhân giống vô tính: Sgk- Trang 89. * Ưu điểm: + Tăng nhanh số lượng giống cây con. + Rút ngắn thời gian tạo giống cây con. + Bảo tồn 1 số nguồn gen thực vật quý hiếm. 2/ ứng dụng nuôi cấy tế bào và mô trong chon giống cây trồng.. - HS đọc < mục II.2 - Tr89, SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: *Tạo giống cây mới bằng cách chọn tế bào xôma biến dị. * Ví dụ: Sgk- Tr 90. 3/ Nhân bản vô tính ở động vật . - HS đọc < mục II.3-Tr89-SGKđ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * ý nghĩa: + Nhân nhanh nguồn gen động vật quý hiếm có nguy cơ bị tuyệt chủng. + Tạo cơ quan nội tạng ĐV từ các tế bào động vật đã được chuyển gen người đ Chủ động cung cấp cơ quan thay thế cho các bệnh nhân bị hỏng cơ quan tương ứng. C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận- SGK, tr91. D/ Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời: + Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? + Câu 2- Tr 91,sgk. E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi- SGK, tr91. - Đọc trước bài 32. Tiết 33 Công nghệ gen. I/ Mục tiêu - HS hiểu được khái niệm kỹ thuật gen, trình bày được các khâu trong kỹ thuật gen. - HS hiểu được công nghệ gen, công nghệ sinh học. Từ đó HS biết ứng dụng của kỹ thuật gen, các lĩnh vực của công nghệ sinh học hiện đại và vai trò của từng lĩnh vực trong sản xuất và đời sống. - Rèn kỹ năng tư duy phân tích, kỹ năng hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức, lòng yêu thích bộ môn, quý trọng thành tựu khoa học. II/ Chuẩn bị : - Tranh H 32- Sgk tr 92. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Công nghệ tế bào là gì? Gồm những công đoạn thiết yếu nào? - Công nghệ tế bào dựa vào hoạt động sống nào của tế bào để tiến hành? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS đọc < mục I- Tr92-SGK đ Thảo luận: + Kỹ thuật gen là gì? + Mục đích của kỹ thuật gen? + Kỹ thuật gen gồm những khâu nào? + Công nghệ tế bào là gì? - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 2: - GV giới thiệu 3 lĩnh vực chính được ứng dụng công nghệ gen có hiệu quả. - GV yêu cầu HS đọc < mục II.1 - Tr93, SGKđ Thảo luận: + Mục đích tạo ra chủng vi sinh vật mới là gì? + Nêu ví dụ minh hoạ? - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. - Yêu cầu HS HS đọc < mục II.2 – Tr93, SGKđ Thảo luận: + Công việc tạo giống cây trồng biến đổi gen là gì? Nêu ví dụ? - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. - GV yêu cầu HS đọc < mục II.3 - Tr94- SGKđ Thảo luận: + ứng dụng công nghệ gen để tạo động vật biến đổi gen thu được kết quả như thé nào? - GV chốt lại kiến thức chuẩn. - GV thông báo thêm về hạn chế của công việc này. Hoạt động 3: - Yêu cầu HS đọc < mục III - Tr94, SGKđ Thảo luận, trả lời câu hỏi mục –6- SGK, Tr 94. - GV nhận xét và chốt lại kiến thức chuẩn. I/ Tìm hiểu:Khái niệm kỹ thuật gen và công nghệ gen. - HS đọc < mục I- Tr92-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi và trình bày trên sơ đồ H32- Tr 92, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Kỹ thuật gen là tập hợp những phương pháp tác động định hướng lên ADN cho phép chuyển gen từ một cá thể của một loài sang cá thể của loài khác. * Kỹ thuật gen gồm 3 khâu cơ bản: SGK- Tr92. * Công nghệ gen là ngành kỹ thuật về quy trình ứng dụng kỹ thuật gen. II/ Tìm hiểu: ứng dụng công nghệ gen. 1/Tạo ra các chủng vi sinh vật. - HS đọc < mục II.1-Tr93-SGKđ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Các chủng vi sinh vật mới có khả năng sản xuất nhiều loại sản phẩm sinh học cần thiết: Axit amin, Prôtêin, kháng sinh,... với số lượng lớn và giá thành rẻ. * Ví dụ: SGK. 2/ Tạo giống cây trồng biến đổi gen. - HS đọc < mục II.2 - Tr93, SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: *Tạo giống cây trồng biến đổi gen là lĩnh vực ứng dụng chuyển các gen quý vào cây trồng. * Ví dụ: Sgk- Tr 93. 3/ Tạo động vật biến đổi gen . - HS đọc < mục II.3-Tr94-SGKđ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Thành tựu chuyển gen vào động vật còn hạn chế vì các hiệu quả phụ do gen được chuyển gây ra ở động vật biến đổi gen. * Ví dụ: Sgk- Tr 94. III/ Tìm hiểu:Khái niệm công nghệ sinh học. - HS đọc < mục III- Tr94-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Công nghệ sinh học (SH) là một ngành công nghệ sử dụng tế bào sống và các quá trình SH để tạo ra các sản phẩm SH cần thiết cho con người. * Các lĩnh vực của công nghệ sinh học: SGK- Tr94. C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận- SGK, tr95. D/ Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời: + Phát biểu khái niệm: Kỹ thật gen? Công nghệ gen? Công nghệ sinh học? E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi- SGK, tr95. - Đọc trước bài 33, ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. Tiết 34 Ôn tập học kỳ I. I/ Mục tiêu - Hệ thống hoá kiến thức cơ bản về di truyền và biến dị đã học ở học kỳ I. - Từ đó HS vận dụng lý thuyết vào thực tiễn sản xuất và đời sống. - Rèn kỹ năng tư duy phân tích, khả năng tổng hợp và hệ thống kiến thức ;kỹ năng hoạt động nhóm. II/ Chuẩn bị : - Các bảng 40.1- 6- Sgk tr 116, 117. - HS kẻ các bảng 40.1- 6- Sgk tr 116, 117. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Kiểm tra kết hợp khi ôn tập. 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV chia lớp thành 5 nhóm và yêu cầu các nhóm hoàn thành bảng kiến thức. Cụ thể: + Nhóm 1: Bảng 40.1- Tr116. + Nhóm 2: Bảng 40.2- Tr116. + Nhóm 3: Bảng 40.3- Tr116. + Nhóm 4: Bảng 40.4- Tr117. + Nhóm 5: Bảng 40.5- Tr117. - GV yêu cầu từng nhóm lên dán kết quả (giấy trang khổ to) lên bảng. - GV ghi ý kiến bổ sung của các nhóm vào bên cạnh. - Sau khi HS thảo luận, GV cho HS nhắc lại toàn bộ kiến thức đã học. - GV chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS trả lời một số câu hỏi- SGK tr117, còn một số câu HS tự trả lời. + Câu 1: Hãy giải thích sơ đồ: ADN (gen) đ mARNđ Prôtêin đ Tính trạng? + Câu 2: Hãy giải thích mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình? Người ta vận dụng mối quan hệ này vào thực tiễn sản xuất như thế nào? + Câu 3: Vì sao nghiên cứu DT người phải có những phương pháp thích hợp? Nêu những điểm cơ bản của các phương pháp đó? + Câu 5: Trình bày những ưu thế của công nghệ tế bào? - GV đánh giá hoạt động của HS và chốt lại kiến thức chuẩn. I/ Hệ thống hoá kiến thức. - Các nhóm tiến hành thảo luận theo nội dung trong bảng được phân công. - Đại diện nhóm lên thuyết minh kết quả của nhóm. - Các nhóm khác theo dõi, nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: *Nội dung các bảng từ 40.1- 40.5 SGV- Tr129, 130. 131. II/ Thảo luận câu hỏi - HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời, nhóm khác bổ sung đ Rút ra kết luận: * Câu 1: Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa gen và tính trạng. Cụ thể: - Gen là khuôn mẫu để tổng hợp mARN. - mARN là khuôn mẫu để tổng hợp chuỗi Axit amin cấu thành nên Prôtêin. - Prôtêin chịu tác động của môi trường biểu hiện thành tính trạng. * Câu 2: - Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường. - Vận dụng: Bất kỳ 1 giống nào (kiểu gen) muốn có năng suất (số lượng- kiểu hình) cần được chăm sóc tốt (ngoại cảnh). * Câu 3:Nghiên cứu di truyền người phải có phương pháp thích hợp vì: - ở người sinh sản muộn, đẻ ít con. - Không thể áp dụng các phương pháp lai và gây đột biến vì lí do xã hội. * Câu 5: ưu thế của công nghệ tế bào là: - Chỉ nuôi cấy tế bào, mô trên môi trường dinh dưỡng nhân tạo – Tạo ra cơ quan hoàn chỉnh. - Rút ngắn thời gian tạo giống. - Chủ động tạo các cơ quan thay thế các cơ quan bị hỏng ở người. C/ Củng cố: - GV nhấn mạnh các kiến thức cơ bản của chương. D/ Kiểm tra, đánh giá - GV nhận xét quá trình ôn tập của các nhóm, cho điểm 1-2 nhóm có kết quả tốt. E/ Hướng dẫn: - VN: Tiếp tục ôn tập, chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. - Đọc trước bài 33. Tiết 35 Kiểm tra học kỳ I. I/ Mục đích, yêu cầu của đề kiểm tra - Kiểm tra kiến thức của HS sau khi học xong học kỳ I đ Từ đó có kế hoạch giảng dạy tốt những chương sau. - Rèn kỹ năng làm bài cho HS. - Giáo dục tính trung thực cho HS khi làm bài kiểm tra. II/ Chuẩn bị: Câu hỏi, đáp án và biểu điểm. III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/Kiểm tra : GV phát đề cho HS đ Yêu cầu HS làm bài kiểm tra. Đề bài Phần I: trắc nghiệm: (3 điểm ). Em hãy khoanh tròn vào chữ cái ở đầu câu trả lời mà em cho là đúng nhất. 1/ Sự tự nhân đôi của nhiễm sắc thể diễn ra ở kỳ nào của quá trình nguyên phân? a- Kỳ đầu. d- Kỳ cuối. b- Kỳ giữa. e- Kỳ trung gian. c- Kỳ sau. 2/ Sự hình thành thể đa bội do hoạt động không bình thường nào trong phân bào gây ra? a- Nhiễm sắc thể tự nhân đôi không bình thường. b- Quá trình phân bào bị rối loạn. c - Cả bộ nhiễm sắc thể tự nhân đôi không bình thường. d - Các nhiễm sắc thể không nhân đôi ở kỳ sau. 3/ ở cà chua, tính trạng quả màu đỏ là trội hoàn toàn so với quả màu vàng. Lai giống cà chua quả đỏ thuần chủng với giống quả vàng, F1 thu sẽ được kết quả như thế nào? a- 1 cà chua quả đỏ: 1 cà chua quả vàng. b- Toàn cà chua quả đỏ. c- 3 cà chua quả đỏ: 1 cà chua quả vàng. d- 3 cà chua quả vàng: 1 cà chua quả đỏ. e- Toàn cà chua quả vàng. 4/ Những đặc điểm nào của NST trong giảm phân là cơ chế tạo ra nhiều loại giao tử khác nhau? a- Tự nhân đôi ở kỳ trung gian. c- Phân ly ở kỳ sau. b- Phân ly độc lập và tổ hợp tự do. d- Câu a,b,c,đúng. 5/ Nhiễm sắc thể chỉ có khả năng tự nhân đôi khi ở trạng thái nào? a- ở trạng thái duỗi xoắn. c- ở trạng thái đóng xoắn cực đại. b- ở trạng thái đóng xoắn. d- Đang phân ly về hai cực tế bào. 6/ Đột biến gen là gì? a- Là những biến đổi kiểu hình của cá thể. b- Là những biến đổi kiểu gen của cá thể. c- Là những biến đổi kiểu gen và kiểu hình của cá thể. d- Là những biến đổi xảy ra ở trong gen, tại một điểm trên phân tử ADN. Phần II: Tự luận Câu 1/ (2,5 điểm) a- Em hãy cho biết phân tử ARN được tổng hợp dựa trên những nguyên tắc nào? Nêu bản chất của mối quan hệ gen đ ARN. b- Một đoạn mach ARN có trình tự các Nuclêôtit như sau: - G- U- G- X- U- U- G- X- X- Em hãy xác định trình tự các Nuclêôtit của đoạn gen có mạch khuôn mẫu đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN nói trên. Câu 2/ (3 điểm) a/ Thường biến là gì? Nêu ví dụ? b/ Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến? Câu 3/(1,5 điểm) Thế nào là trẻ đồng sinh? Trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng khác nhau cơ bản ở những đặc điểm nào? Đáp án và biểu điểm Phần I: trắc nghiệm: (3 điểm ). Mỗi ý trả lời đúng: cho 0,5 điểm. HS nêu được: 1- e; 2- c; 3- b; 4- b; 5- a; 6- d. Phần II: Tự luận Câu 1/ (2,5 điểm) HS nêu được: a/Những nguyên tắc tổng hợp phân tử ARN: (cho 1 điểm) + Nguyên tắc khuôn mẫu: Quá trình tổng hợp phân tử ARN dựa trên mạch khuôn là 1 mạch đơn của gen. + Nguyên tắc bổ sung: Sự liên kết giữa các nuclêôtit trên mạch khuôn với các nuclêôtit trong môi trường nội bào theo nguyên tắc bổ sung: A- U, G- X, X - G, T- A. - Nêu bản chất của mối quan hệ gen đ ARN: ( cho 0,5 điểm) Trình tự các nuclêôtit trên mạch khuôn của gen quy định trình tự các nuclêôtit trên mạch ARN. b- Một đoạn mạch ARN có trình tự các Nuclêôtit như sau: - G- U- G- X- U- U- G- X- X- Xác định được trình tự các Nuclêôtit trong mạch khuôn mẫu của đoạn gen đã tổng hợp ra đoạn mạch ARN nói trên là: Mạch khuôn: X- A- X- G- A- A- X- G- G Mạch bổ sung: G- T- G- X- T- T- G - X- X (Cho 1 điểm) Câu 2/ (3 điểm) a/ - HS nêu được khái niệm thường biến: SGK Sinh học 9- Trang 73. ( cho 1 điểm) - HS nêu được ví dụ. (0,5 điểm) b/ Phân biệt đặc điểm khác nhau cơ bản giữa thường biến và đột biến:(cho 1,5 điểm ) Thường biến Đột biến - Thường biến là những biến đổi kiểu hình do tác động của môi trường, không liên quan đến vật chất di ttruyền. - Không di truyền được. - Thường biến phát sinh đồng loạt theo hướng xác định, tương ứng với điều kiện ngoại cảnh. - Thường biến có lợi, giúp sinh vật thích nghi với môi trường sống. - Đột biến là những biến đổi trong vật chất di ttruyền (ADN, NST) dưới ảnh hưởng của các tác nhân vật lí, hoá học,... - Di truyền được. - Đột biến xuất hiện với tần số thấp, ngẫu nhiên, mang tính cá thể. - Đa số đột biến có hại, một số ít có lợi cho chọn giống và tiến hoá. Câu 3/ (1,5 điểm): HS nêu được: - Khái niệm trẻ đồng sinh: Trẻ đồng sinh là những đứa trẻ được sinh ra ở 1 lần sinh. (0,5 điểm) - Đặc điểm khác nhau cơ bản giữa trẻ đồng sinh cùng trứng và khác trứng là: + Đồng sinh cùng trứng có cùng kiểu gen đ Cùng giới. (0,5 điểm) + Đồng sinh khác trứng khác kiểu gen đ Cùng giới hoặc khác giới (0,5 điểm) 3/ Kiểm tra, đánh giá - GV thu bài, nhận xét giờ kiểm tra 4/ Hướng dẫn - Tiếp tục ôn học kỳ I. Tiết 36 Gây đột biến nhân tạo trong chọn giống. I/ Mục tiêu - HS trình bày được sự cần thiết phải chọn tác nhân cụ thể khi gây đột biến và phương pháp gây sử dụng tác nhân vật lí và hoá học để gây đột biến. - HS giải thích được sự giống và khác nhau trong việc sử dụng các thể đột biến trong chọn giống vi sinh vật và thực vật - Rèn kỹ năng tư duy phân tích, kỹ năng hoạt động nhóm. - Giáo dục ý thức tìm hiểu thành tựu sinh học. II/ Chuẩn bị : HS kẻ phiếu học tập Tác nhân Tiến hành Kết quả ứng dụng Tia phóng xạ Tia tử ngoại Sốc nhiệt III/ Hoạt động dạy và học 1/ Tổ chức : Lớp 9A1 9A2 9A3 9A4 Ngày dạy Sĩ số 2/ Kiểm tra : - Tế nào là đột biến? Đột biến có ý nghĩa gì trong thực tiễn? 3/ Bài mới A/ Mở bài : GV đặt vấn đề vào bài. B/ Phát triển bài Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: - GV yêu cầu HS đọc < mục I- Tr96-SGK đ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi mục6- T96 và hoàn thành phiếu học tập. - GV kẻ phiếu học tập lên bảng cho các nhóm ghi nội dung. - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn. I/ Tìm hiểu: Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân vật lý. - HS đọc < mục I- Tr96-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi mục6- T96 và hoàn thành phiếu học tập. - Đại diện nhóm chữa phiếu học tập trên bảng, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: Nội dung trong phiếu học tập Tác nhân Tiến hành Kết quả ứng dụng Tia phóng xạ - Chiếu tia, các tia xuyên qua màng, mô (xuyên sâu) đ Tác động lên ADN hoặc gây chấn thương NST - Gây đột biến gen. - Chấn thương gây đột biến ở NST. - Chiếu xạ vào hạt nảy mầm, đỉnh sinh trưởng. - Chiếu xạ vào mô thực vật nuôi cấy. Tia tử ngoại - Chiếu tia, các tia xuyên qua màng (xuyên nông) - Gây đột biến gen. - Xử lý vi sinh vật, bào tử và hạt phấn. Sốc nhiệt Tăng giảm nhiệt độ môi trường đột ngột - Mất cơ chế tự bảo vệ cân bằng hoặc tổn thương thoi phân bào gây rối loạn QT phân bào đ ĐB số lượng NST. - Gây hiện tượng đa bội ở thực vật. Hoạt động 2: - GV yêu cầu HS đọc < mục II- Tr96-SGK đ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi mục6- T96. - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn. Hoạt động 3: - GV giới thiệu việc sử dụng đột biến nhân tạo trong chọn giống gồm: + Chọn giống vi sinh vật. + Chọn giống cây trồng. + Chọn giống vật nuôi. - GV yêu cầu HS đọc < mục III- Tr97-SGK đ Thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi mục6- T97. - GV đánh giá hoạt động nhóm và chốt lại kiến thức chuẩn. II/ Tìm hiểu: Gây đột biến nhân tạo bằng các tác nhân hoá học. - HS đọc < mục II- Tr96-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi mục6- T96. - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: *Hoá chất: EMS, NMU, NEU, Cônsixin. *Phương pháp: Ngâm hạt khô, hạt nảy mầm vào d2 hoá chất...; Tiêm d2 vào bầu nhụy; quấn bông tẩm d2 hoá chất vào đỉnh sinh trưởng của thân, chồi (Vật nuôi: Cho hoá chất tác động lên tinh hoàn hoặc buồng trứng). đ D2 hoá chất tác động lên phân tử ADN làm thay thế cặp Nuclêôtit, mất cặp Nu... hoặc cản trở sự hình thành thoi vô sắc. III Tìm hiểu: Sử dung đột biến nhân tạotrong chọn giống. - HS đọc < mục III- Tr97-SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi. - Đại diện nhóm trả lời câu hỏi, các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận: * Trong chọn giống VSV: SGK tr 97 * Trong chọn giống cây trồng: Sử dụng trực tiếp các cơ thể mang đột biến có lợi để nhân lên hoặc sử dụng trong các tổ hợp lai kết hợp với chọn lọc để tạo giống mới. (chú ý các đb: kháng bệnh, khả năng chống chịu...) * Trong chọn giống vật nuôi: Chỉ sử dụng hạn chế với các nhóm ĐV bậc thấp C/ Củng cố: - HS đọc phần kết luận- SGK, tr98. D/ Kiểm tra, đánh giá - HS trả lời: + Con người đã gây ĐB nhân tạo bằng các tác nhân nào và đã tiến hành như thế nào? E/ Hướng dẫn: - Học bài, trả lời câu hỏi- SGK, tr98.

File đính kèm:

  • docTiet 32- 36.doc