- Từ phương trình hoá học và những số liệu của bài toán , học sinh biết cách xác định thể tích của những chất khí tham gia hoặc thể tích chất khí sản phẩm
(tạo thành )
-Rèn kĩ năng tính theo phương trình hoá học . chuyển đổi các đại lượng : lượng chất , thể tích , khối lượng .
7 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1702 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 33 tính theo phương trình hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 17
Tiết 33
Tính theo phương trình hoá học ( t2)
Ngày:
A. Mục tiêu .
- Từ phương trình hoá học và những số liệu của bài toán , học sinh biết cách xác định thể tích của những chất khí tham gia hoặc thể tích chất khí sản phẩm
(tạo thành )
-Rèn kĩ năng tính theo phương trình hoá học . chuyển đổi các đại lượng : lượng chất , thể tích , khối lượng .
B. Đồ dùng dạy học
Bảng phụ ghi bài , số 4 trang 75-76 ( phần c )
C. Tiến trình tiết dạy .
I. Tổ chức
II. Kiểm tra bài cũ .
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
1- làm bài 3 a trang 75 (SGK) ?
2 Bài 22.2 (SBT)
Cho 2 KClO3 đ 2KCl + 3O2
Nếu có 1,5 mol KClO3 tham gia phản ứng thì thu được bao nhiêu gam khí oxi
3. Nêu công thức tính thể tích khí ở (đktc) ?
GV. Đánh giá - lưu bảng câu 3.
HS1 . CaCO3 đ CaO + CO2
1mol 1mol
nCaO = 11,2/56 = 0,2 (mol)
nCaCO3 = nCaO =0,2 (mol)
HS2.2KClO3 đ 2KCl + 3O2
2mol 3mol
1,5mol 2,25 mol
mO2 = 2,25 .32 = 72 (gam)
HS3. V = 22,4 .n (l)
HS. Nhận xét .
III. Bài mới .
HĐ 1: Cách tìm thể tích chất khí tham gia hoặc tạo thành trong PTHH
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Yêu cầu học sinh xem ví dụ 1 ở SGK
? Nêu các bước để tìm được thể tích khí CO2 sinh ra khi có 4g O2 tham gia phản ứng .
- Gọi 1 số học sinh đọc bài giải.
Gợi ý tương tự như cách làm ở tiết học trước.
Chú ý. Công thức
V= 22,4 . n (lít)
ở góc bảng để vận dụng giáo viên nhắc lại cách làm ví dụ 1.
? Hãy nêu cách tính thể tích chất khí tham gia hay tạo thành trong phản ứng khi cho biết khối lượng hoặc thể tích của 1 chất .
- Yêu cầu học sinh nêu ra công thức tính số mol
- Xem ví dụ ở SGK.
- Cho biết từng bước làm thí dụ 1 (SGK)
+ Viết đúng phương trình hoá học
Đặt tỷ lệ .
+ n O2 = ? (mol)
+ nCO2 = ? (mol)
+ VCO2 = ? (l)
Điều kiện tiêu chuẩn
-. Lắng nghe từng thao tác để tìm được VCO2
*Thảo luận đưa ra 4 bước làm .
- Các nhóm báo cáo .
- Nhóm khác bổ sung .
+. n= m /M ,
+ n = v/22,4
2-Bằng cách nào có thể tìm được thể tích chất khí tham gia và sản phẩm
a. Thí dụ . Các bon cháy trong oxi hoặc trong không khí sinh ra khí cacbonic : C + O2 đ CO2
Nếu có 4 gam khí oxi tham ra: Hãy tìm thể tích CO2 sinh ra (đktc)
Bài làm
Phương trình hoá học .
C + O2 đ CO2
1mol 1mol
nO2 = 4/32 = 0,125 (mol)
- Theo PTHH . n CO2 = nO2 = 0,125 (mol)
- Thể tích khí CO2 sinh ra sau phản ứng .
Vco2 = 22,4 . 0,125 = 2,8 (l)
b. Các bước làm
Viết phương trình hoá học
- Chuyển số liệu (gam;lít ) về số mol (n)
( n = m/M hoặc n = V/22,4 (mol)
- Dựa vào PTHH tìm số mol chất tham ra hay tạo thành .
Chuyển đổi số mol thành thể tích khí ở đktc
( V = 22,4 .n )
Hoạt động 2: Bài tập vận dụng
.* Yêu cầu học sinh làm bài 2a; phần 2 của 2b (trang 75 )
Gợi mở.
? Lưu huỳnh đã tác dụng với khí nào trong không khí.
- Quan sát các nhóm làm .
- Hướng dẫn các em dựa vào 4 bước làm để nhận xét.
Từ bài đã làm .
? Nêu cách tìm thể tích khí SO2 sinh ra ở đktc.
* Treo bảng phụ bài 4 trang 75,76.
? Viết phương trình phản ứng khi cho CO tác dụng với khí O2 tạo ra CO2 .
? Đốt cháy 20 mol CO thì phải dùng bao nhiêu mol O2 để thu được 1 chất khi duy nhất .
? Nếu ban đầu khí CO và O2 lấy đúng tỷ lệ số mol thì ta điền bảng ở thời điểm nhiệt độ như thế nào .
-. Gợi ý số mol ở bảng là số mol chưa phản ứng muốn tìm số mol CO2 ta phải tìm số mol CO đã phản ứng như hướng dẫn.
- Thảo luận làm bài 2 .
S + O2 đ SO2
- 1 nhóm cử đại diện làm
- Nhóm khác nhận xét .
Đáp Số : VKK = 5,6 (l)
(ĐKTC)
HS. NSO2 = nS = 0.05 (mol)
VSO2 = 0,05 .22,4 = 1,12 (l)
(ĐKTC)
- 1 học sinh viết phản ứng.
+ Nhận xét - bổ xung .
- Khí duy nhất CO2
đ CO , O2 phải phản ứng vừa đủ với nhau.
nO2 = 1/2 nCO = 10(mol)
- Thảo luận để điền bảng phần c
-. nO2(t0 ) = 10 (mol )
nO2 (t1 ) = 7,5 (mol)
ở( t1 ) nCO2 = 5(mol) vì bằng đúng số mol CO đã phản ứng .
(20 - 15 = 5 (mol) )
- HS: Hoàn chỉnh bảng như hướng dẫn
c- Vận dụng
Bài 2 trang 75 .
Bài làm .
a. PTHH
S + O2 - SO2
1mol 1mol 1mol
- ns = 1,6/32 = 0,05 mol
-Theo PTHH nO2 = nS = 0,05 (mol)
thể tích khí O2 cần dùng
Vo2 = 22,4 .0,05 = 1,12 (l)
Vì Vo2 = 1/5 VKK ta được VKK = 5 Vo2
Vậy VKK = 5 . 1,12 = 5,6 (l)
Bài 4 Trang 75, 76 .(SGK)
a. PTHH .
2Co + O2 - 2CO2
2mol 1mol 2mol
b. Để thu được 1 khí duy nhất ( CO2 ) thì CO và O2 phản ứng vừa đủ vơíư nhau theo tỉ lệ ở PTHH
nO2 = 1/2 nCO2 = 1/2 .20 (mol) = 10 (mol )
c-. Hoàn chỉnh bảng.
IV. Hướng dẫn học ở nhà.
- Học lí thuyết và làm bài 1a, 2(phần còn lại : 3 cd tr 75 và bài 5 tr 76)
- Bài 22.2 a , 22.3cd
Gợi ý bài 5 tr 76.
Tìm MA : MA = MKK .0,552 = ? (g)
+ mC = MA . % mc đ nC = mC /12 = ?
+ mH = MA .%mH đ nH = mH /1 = ?
- Kết luận - CTHH của hợp chất A.
- Viết PT phản ứng với oxi ; (Xác định đúng chất tham ra; chất sản phẩm )
- Tính theo PTHH đ Vo2 (đktc) cần dùng
+ Ôn lại kiến thức chương 3 đ Giờ sau luyện tập.
Tuần 17
Tiết 34
Bài luyện tập 4
Ngày:
A. Mục tiêu.
Học sinh biết cách.
- Chuyển đổi qua lại giữa các đại lượng : Số mol chất (n) và khối lượng chất (m).
- Số mol khí (n) và thể tích chất khí ở đktc (v).
- Khối lượng của chất khí (m) và thể tích khí ở đktc (v).
- Biết được ý nghĩa về tỉ khối chất khí. Xác định được tỉ khối của chất khí này đối với chất khí kia và tỉ khối của chất khí đối với không khí .
-Rèn kĩ năng ban đầu về vận dụng những khái niệm đã học để giải các bài toán hoá học đơn giản tính theo công thức hoá học và PTHH.
B Đồ dùng dạy học.
-Bảng phụ (3bảng ) : Ghi nội dung các câu hỏi về khái niệm mol chất khí để học sinh tìm câu trả lời vào giấy nháp.
- Bảng phụ 4. + Ghi sơ đồ cân về sự chuyển đổi giữa n,m v (đktc)
+ Mảnh bìa gắn : n= m/M ; m = n. M , v = 22,4.n , n = v/22,4
C. Tiến trình tiết dạy
I. Tổ trức .
II. Kiểm tra bài cũ.
III.Bài mới.
i. kiến thức cần nhớ
HĐ của GV
HĐ của HS
- GV: Sử dụng câu hỏi để HS nhắc lại kiến thức đã học.
? Mol là gì?
? Trong 0,15 mol H2O có bao nhiêu phân tử nước, bao nhiêu nguyên tử H và bao nhiêu nguyên tử O?
? Khối lượng mol là gì?
? Tính M của H2O, H2, H?
? Thể tích mol chất khí là gì?
? Có nhận xét gì về thể tích mol của các chất khí khi ở cùng điều kiện và khi ở điều kiện chuẩn.
? Tỷ khối của chất khí là gì?
? Công thức tính tỷ khối của chất khí?
1. Mol
HS lần lượt nhắc lại
- Khái niệm:
- VD: 0,15 mol H2O:
+ 0,15.6.1023 H2O
+ 0,15.2.6.1023 H
+ 0,15.6.1023 O
2. Khối lượng mol
- Khái niệm:
- VD:
3. Thể tích mol chất khí
- Khái niệm:
- VD:
+ ở cùng đk:
+ ở cùng đkc:
- SĐ chuyển đổi giữa m, n, V: (SGK).4. Tỷ khối của chất khí
- HS: Lần lượt trả lời. Nhận xét, bổ sung.
- Khái niệm:
-
II. bài tập
- GV: Lần lượt treo bảng phụ các bài tập.
* Bài tập 1 (SGK - 79)
* Bài tập 2 (SGk - 79).
* Bài tập 5 (SGK - 79)
GV: Chốt lại kết luận đúng.
GV nhận xét bài làm của HS
- HS: Vận dụng làm bài, báo cáo, nhận xét và rút ra kết luận.
1. Bài tập 1 (SGK - 79):
2. Bài tập 2 (SGK - 79)
- Giả sử CTHH của hợp chất là FexSyOz.
CTHH: FeSO4
3. Bài tập 5 (SGK - 79)
CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O
a) Vì các khí đo ở cùng điều kiện nên 1 mol các chất khí đều chiếm thể tích bằng nhau:
- Theo PTHH:
b) Theo PTHH:
c)
CH4 nhẹ hơn KK.
HS khác nhận xét
IV. Hướng dẫn.
- Ôn và xem lại các bài tập đã làm.
- Làm bài tập: 3, 4 (SGK - 79).
- Ôn lại kiến thức từ đầu năm. Giờ sau ôn tập học kỳ.
Hết tuần 17:
File đính kèm:
- hoa8tuan17.doc