Bài giảng Tiết 34 –Bài 28: cac oxit của cacbon tuần 17

1.1 Kiến thức:

 HS biết được:

- Cacbon có 2 oxit tương ứng là: CO và CO2

 HS hỉu được:

- CO là oxit khơng tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao

- CO2 cĩ những tính chất của oxit axit, tương ứng với axit H2CO3

 

docx6 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1565 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 34 –Bài 28: cac oxit của cacbon tuần 17, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 17 Ngày dạy: 8 /12 / 2012 Tiết 34 –Bài 28: u MỤC TIÊU Kiến thức: HS biết được: - Cacbon có 2 oxit tương ứng là: CO và CO2 HS hiểu được: - CO là oxit khơng tạo muối, độc, khử được nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao - CO2 cĩ những tính chất của ø oxit axit, tương ứng với axit H2CO3 1.2 Kỹ năng: HS thực hiện được: - Quan sát thí nghiệm, hình ảnh thí nghiệm và rút ra tính chất hĩa học của CO, CO2 HS thực hiện thành thạo: - Nhận biết khí CO2 - Tính thành phần % thể tích khí CO, CO2 trong hỗn hợp 1.3 Thái độ: Giáo dục thái độ nghiêm túc, cẩn thận trong khi làm và nghiên cứu thí nghiệm hóa học. Có ý thức bảo vệ môi trường. v NỢI DUNG BÀI HỌC: Cacbon oxit Cacbon đioxit w CHUẨN BỊ: 3.1 GV: Bảng phụ, tranh vẽ thí nghiệm: CO tác dụng với CuO Thí nghiệm CO2 + H2O gồm các hóa chất và dụng cụ sau: đá vôi, dd HCl, nước, quỳ tím, ống nghiệm, bình kíp đơn giản, đèn cồn. 3.2 HS:đọc bài mới ở nhà:” Các oxit của cacbon” SGK/85; và xem lại bài cũ: tính chất hóa học của oxit axit. x TỞ CHỨC CÁC HOẠT ĐỢNG HỌC TẬP 4.1 Ổn định tổ chức &kiểm diện :KTSS 4.2 Kiểm tra miệng Câu hỏi: 1. Nêu tính chất hóa học của C. viết PTHH (8đ) 2. Bài tập: Ở nhiệt độ cao C tác dụng với CaO theo phương trình sau: 3C + CaO CaC2 + CO Hỏi: phải lấy bao nhiêu kg C để thu được 128 kg CaC2 ? (9đ) Trả lời: GV: gọi 2 HS làm bài. HS1: tính chất hóa học của C - Khi đốt C, cháy trong không khí hay trong oxi và tỏa nhiều nhiệt. PTHH: C + O2 CO2 + Q - C có tính khử mạnh, nó khử nhiều oxit kim loại. PTHH: 2CuO + C 2Cu + CO2 HS2: giải bài tập: Đáp số: cần lấy 72 kg C để thu được 128 kg canxicacbua GV: gọi 1 HS khác ở lớp nhận xét. Bổ sung nếu có và sau đó GV kết luận chấm điểm cho 2 HS. 4.3 Tiến trình bài học HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS NỘI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Tìm hiểu TCVL CO GV: em hãy nêu CTPT và PTK của cacbon oxit. HS: CTPT: CO = 28 GV:nghiên cứu SGK, cho biết CO có tính chất vật lý nào? HS:chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí và rất độc. Bước 2: Tích hợp GD hướng nghiệp GV:CO rất độc, có nhiều ở khí lò cao, than cháy thiếu oxi tạo ra khí CO bị ngạt thở, nguy hiểm đến tính mạng nguyên nhân là do CO kết hợp với hemoglobin trong máu ngăn cản không cho máu tiếp nhận oxi để cung cấp oxi cho các tế bào nên gây ra tử vong. Vì vậy, tuyệt đối không để bếp than để sưởi ấm trong phòng kín. GV: cho HS nhắc lại tính chất vật lý của CO? Bước 3: Tìm hiểu TCHH CO Gv:cacbon oxit có những tính chất hóa học nào? Giống và khác gì so với C mà các em đã học? GV:khẳng định:CO không có khả năng tác dụng với nước, kiềm, axit ở nhiệt độ thường.Nĩi cách khác khí CO khơng tạo muối. GV: CO có tính chất hóa học giống với C là gì? HS: tính khử. GV: em hãy nhớ lại và nêu nguyên tắc sản xuất gang trong lò luyện gang. Qua đó CO có vai trò gì? Viết PTHH HS: dùng khí CO khử oxit sắt ở nhiệt độ cao để tạo ra sắt. CO có vai trò là chất khử PTHH: Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2 GV: đưa tranh 3.11 lên bảng yêu cầu HS quan sát và hỏi: - Hỗn hợp chất phản ứng có màu gì? Sản phẩm có màu gì? - Tại sao nước vôi trong vẩn đục? - Vậy, sản phẩm của phản ứng gồm những chất nào? - Viết PTHH xảy ra và nêu kết luận. HS: khí CO khử nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao tạo ra các kim loại tương ứng PTHH: CuO + CO Cu + CO2 GV: ngoài ra khí CO cháy trong không khí hay trong oxi tạo ra khí cacbonic cho ngọn lửa màu xanh nhạt và tỏa nhiều nhiệt. HS: PTHH: 2CO + O2 2CO2 GV:gọi HS nêu lại tính chất hóa học của CO. Bước 4: tìm hiểu ứng dụng CO GV:qua tính chất của CO, em hãy nêu ứng dụng của nó. HS: Dùng làm nhiên liệu, chất khử, làm nguyên liệu trong công nghiệp I. Cacbon oxit (CO = 28 đ.v.C) 1. Tính chất vật lý: Chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí và rất độc. 2. Tính chất hóa học: a. CO là oxit trung tính: - Điều kiện thường CO không phản ứng với nước, kiềm, axit… ( trơ về mặt hóa học) b. CO là chất khử: - CO khử nhiều oxit kim loại ở nhiệt độ cao. PTHH: CuO + CO Cu + CO2 Fe3O4 + 4CO 3Fe + 4CO2 - CO cháy trong không khí cho ngọn lửa màu xanh nhạt tỏa nhiều nhiệt. PTHH: 2CO + O2 2CO2 F CO có tính khử mạnh hơn C. 3. Ưùng dụng: Dùng làm nhiên liệu, chất khử, làm nguyên liệu trong công nghiệp. HOẠT ĐỢNG CỦA GV VÀ HS NỢI DUNG BÀI HỌC Bước 1: Tìm hiểu TCVL CO2 GV: em hãy giới thiệu về tính chất vật lý của CO2 mà em biết. HS:chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí GV: làm thí nghiệm rót CO2 từ cốc này sang cốc khác để chứng minh CO2 nặng hơn không khí. - Điều chế CO2: lần lượt cho NaHCO3, dd axit HCl vào bình kíp cải tiến, thu khí CO2. rót khí CO2 vào cốc thủy tinh có sẳn ngọn nến đang cháy. Quan sát và nêu nhận xét hiện tượng xảy ra. GV: khí CO2 bị nén và làm lạnh ở nhiệt độ thấp được gọi là tuyết cacbonic (nước đá khô) Bước 2: Tìm hiểu TCHH của CO2 GV:Nhận biết khí CO2 bằng cách nào ? HS: Dẫn khí qua dd nước vơi trong dư, nước vơi trong chuyển đục thì cĩ khí CO2 bị giữ lại trong dd. GV: dây cũng là một trong những tính chất hĩa học của CO2 , phản ứng với dd bazo GV:CO2 có axit tương ứng không? HS: là H2CO3 GV: vậy CO2 là oxit gì? Có TCHH của hợp chất vô cơ nào? HS: là oxit axit nên nó có TCHH của oxit axit. GV:tiếp tục dẫn khí CO2 sục vào ống nghiệm chứa nước có sẳn mẩu quỳ tím. -Tiếp tục đun nhẹ ống nghiệm. - Quan sát hiện tượng xảy ra,giải thích, rút ra nhận xét. HS: quan sát thấy quỳ tím chuyển sang màu đỏ. Còn khi đun nhẹ thì quỳ tím màu đỏ thành màu tím. - CO2 tác dụng với nước tạo thành H2CO3 không bền, bị phân hủy khi đun nóng tạo thành CO2 và H2O nên quỳ tím đỏ chuyển sang màu tím. PTHH: CO2 + H2O D H2CO3 (k) (l) (dd) GV: yêu cầu HS nhắc lại phản ứng của oxit axit với dd bazơ HS: oxit axit tác dụng với dd bazơ tạo ra muối và nước. GV: em hãy viết PTHH của CO2 tác dụng với dd bazơ. HS: CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O GV: gọi 1 HS khác nhận xét- kết luận. GV: giới thiệu: ngoài ra PTHH trên còn được tạo ra một sản phẩm khác, đó là: CO2 + NaOH " NaHCO3 GV:thông báo: tùy theo tỉ lệ số mol giữa CO2 và NaOH mà phản ứng có thể tạo ra muối trung hòa hay muối axit hoặc cả 2 muối. GV: yêu cầu HS viết PTHH giữa CO2 với oxit bazơ. HS:PTHH: CO2 + CaO " CaCO3 GV:Em hãy rút ra kết luận về tính chất của CO2 HS: CO2 có những tính chất hóa học của một oxit axit. Bước 3: Bài tập phân biệt CO và CO2 GV: đưa bài tập thảo luận lên bảng:” làm thế nào để phân biệt hỗn hợp gồm 2 khí CO và CO2” HS: thảo luận nhóm khoảng 4 phút. Kết quả: dùng nước vôi trong nhận ra khí CO2, dẫn khí còn lại qua CuO đun nóng… để nhận ra khí CO. Bước 4: Tìm hiểu ứng dụng GV: tại sao trong thưc tế người ta dùng CO2 để dập tắt đám cháy? - Gợi ý cho HS đọc mục “ em có biết” trang 87 SGK. GV: Có những đám cháy ta khơng dùng CO2 được đó là đám cháy do kim loại mạnh gây ra vì nếu dùng CO2 dập tắt thì đám cháy sẽ tiếp tục cháy mạnh và sáng hơn. GV: CO2 còn có ứng dụng gì trong sản xuất? - nồng độ CO2 cao trong không khí có tác hại gì? GV: lưu ý CO2 cũng gây ra ô nhiễm môi trường và hiện tượng hiệu ứng nhà kính. II. Cacbon đioxit (CO2 : 44 đ.v.C) 1. Tính chất vật lý: - Chất khí không màu, nặng gấp 1,5 lần không khí. - Khí CO2 bị nén và làm lạnh ở nhiệt độ thấp được gọi là tuyết cacbonic (nước đá khô) 2. Tính chất hóa học: a. Tác dụng với nước: PTHH: CO2 + H2O D H2CO3 (k) (l) (dd) b. Tác dụng với dung dịch bazơ PTHH: - CO2 + 2NaOH " Na2CO3 + H2O 1 mol 2 mol - CO2 + NaOH " NaHCO3 1 mol 1 mol c. Tác dụng với oxit bazơ: PTHH: CO2 + CaO " CaCO3 Kết luận: CO2 có những tính chất hóa học của một oxit axit 3. Ưùng dụng: - Dùng khí CO2 để chữa cháy, bảo quản thực phẩm. - CO2 còn được dùng trong sản xuất nước giải khát có gaz, sản xuất sôđa, phân đạm, urê y TỞNG KẾT VÀ HƯỚNG DẪN HỌC TẬP 5.1 Tởng kết - GV: hệ thống lại tính chất quan trọng của CO và CO2 để HS thấy rõ sự giống nhau và khác nhau về thành phần, tính chất và ứng dụng chính. - GV: đưa bài tập lên bảng: Hãy viết PTHH của CO2 với: dd NaOH, dd Ca(OH)2 trong trường hợp: a) Tỉ lệ số mol b) Tỉ lệ số mol Đáp án: PTHH: CO2 + NaOH " NaHCO3 ; 2CO2 + Ca(OH)2 " Ca(HCO3)2 5.2 Hướng dẫn học tập: Đới với bài học ở tiết học này: - Học bài: so sánh sự giống nhau và khác nhau về thành phần, tính chất và ứng dụng của CO và CO2 - Làm bài tập: 1,3,4,5 SGK / 87 Đới với bài học ở tiết học tiếp theo: - Xem bài 24: “ Ôn tập HK I” SGK /71 Chuẩn bị: kiến thức cần nhớ và làm bài tập 1,2,3,4,5 SGK /72 ‘ PHỤ LỤC

File đính kèm:

  • docxTiet 34 Cac oit cua Cacbon.docx