1/ Kiến thức :
- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tính chất của các loại hợp chất vô cơ, kim loại để học sinh thấy được mối quan hệ giữa đơn chất và hợp chất vô cơ
- Biết thiết lập sơ đồ biến đổi từ kim loại thành các chất vô cơ và ngược lại, đồng thời xác định được các mối liên hệ giữa từng loại chất.
- Biết chọn đúng các chất cụ thể làm ví dụ và viết các PTHH biểu diễn sự chuyển đổi giữa các chất.
4 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1294 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 35 – bài 24: ôn tập học kỳ I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt
Ngày soạn: ......./12 /2011.
Ngày giảng: :....... / 12 / 2011.
TIẾT 35 – BÀI 24: ÔN TẬP HỌC KỲ I
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức :
- Củng cố, hệ thống hoá kiến thức về tính chất của các loại hợp chất vô cơ, kim loại để học sinh thấy được mối quan hệ giữa đơn chất và hợp chất vô cơ
- Biết thiết lập sơ đồ biến đổi từ kim loại thành các chất vô cơ và ngược lại, đồng thời xác định được các mối liên hệ giữa từng loại chất.
- Biết chọn đúng các chất cụ thể làm ví dụ và viết các PTHH biểu diễn sự chuyển đổi giữa các chất.
- Từ các biến đổi cụ thể rút ra được mối quan hệ giữa các loại chất.
2/ Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng viết PTHH, giải các bài toán về hóa học.
3/ Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, thái độ nghiêm túc trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Hệ thống câu hỏi và bài tập.
2/ Học sinh:
- Chuẩn bị bài.
3/ Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp đàm thoại kết hợp vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....;
2/ Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ học)
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV
1/ Hoạt động 1:
- Treo bảng phụ ghi bài tập 1 - a: Viết PTHH thực hiện các chuyển đổi sau
1/ Bài tập 1:
- Học sinh tự viết PTHH
NaCl
Na NaOH Na2SO4 NaCl
Na2O NaOHNa2CO3 Na2SO4 Na2CO3 NaOH NaCl.
HS
GV
?
HS
?
HS
GV
GV
HS
?
HS
GV
Thảo luận nhóm: Hoàn thành bài tập.
Treo bảng của 1 số nhóm lên bảng để h/s cả lớp nhận xét, sửa chữa.
Từ kim loại có thể chuyển hoá thành những loại hợp chất nào?
Xác định được: từ kim loại có thể chuyển hoá thành các loại hợp chất vô cơ (Oxit bazơ, bazơ, muối)
Chuyển đổi từ kim loại thành bazơ chỉ xảy ra đối với những kim loại nào?
Kim loại mạnh: K, Na (t/d với nước)
Chốt lại phần kiến thức cần nhớ qua bài tập 1a
- Treo bảng phụ ghi bài tập 1- b: Viết PTHH thực hiện các chuyển đổi sau:
Zn
ZnCl2 Zn(OH)2 ZnO Zn
ZnSO4 Zn
Hoạt động như phần a
Kim loại có thể được tạo thành từ những loại hợp chất nào?
Xác định được: Từ các loại hợp chất vô cơ (Oxit bazơ, bazơ, muối) có thể chuyển đổi thành kim loại.
Chốt lại phần kiến thức cần nhớ qua bài tập 1b.
GV
?
HS
2/ Hoạt động 2:
Yêu cầu h/s đọc đề bài, xác định dạng bài tập => Xác định cách nhận biết 3 kim loại Al, Fe, Ag dựa vào tính chất hoá học khác nhau của chúng.
1 em lên bảng làm bài tập => Lớp nhận xét
Để nhận biết ra kim loại nhôm dùng p/ư nào?
Dùng p/ư nhôm t/d với dd kiềm
2/ Bài tập 3 / 72:
- Trích ở mỗi lọ 1 ít mẫu chất để thử
- Dùng dd NaOH để nhận ra Al, dùng dd HCl để nhận ra Fe
Thuốc
thử
Al
Fe
Ag
dd NaOH
H2
kop/ư
kop/ư
dd HCl
H2
kop/ư
PTHH: Fe + 2HCl FeCl2 + H2
GV
HS
GV
HS
3/ Hoạt động 3:
Yêu cầu h/s đọc và tóm tắt đề bài => Xác định dạng bài tập
Xác định được: Dạng bài xác định công thức phân tử dựa vào PTHH
Hướng dẫn cách giải
1 học sinh lên bảng làm => lớp nhận xét, sửa chữa.
3/ Bài tập 9 / 72:
- Gọi hoá trị của sắt trong muối là x:
FeClx + xAgNO3 xAgCl + Fe(NO3)x
(56+35,5x)g x(108+35,5)g
3,25g 8,61g
Ta có:
Giải phương trình ta được: x = 3
Vậy công thức của muối là: FeCl3
4. Tổng kết – đánh giá:
? Tính chất của Cacbon? Ứng dụng của Cacbon?
? Làm bài tập số 2/84?
5. Hướng dẫn về nhà.
- Bài tập về nhà 2, 4, 5, 6, 7, 8, 10 – SGK / 72.
- Chuẩn bị nội dung: “Kiểm tra chất lượng Học kỳ I” – Theo đề của Sở GD&ĐT.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ký duyệt
Ngày soạn:......../ 12 / 2011.
Ngày giảng:........./ 12 / 2011.
TIẾT 36: KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỌC KỲ I.
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức :
- Kiểm tra kết quả học tập, nhận thức của học sinh trong học kỳ I .
2/ Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng trình bày vấn đề về hóa học, kỹ năng tính toán, viết PTHH.
3/ Thái độ:
- Giáo dục tính trung thực trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Nội dung ôn tập.
2/ Học sinh:
- Nội dung kiến thức.
3/ Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp kiểm tra, đánh giá.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....;
2/ Kiểm tra bài cũ: (không tiến hành)
3/ Kiểm tra: (Giáo viên phát đề cho HS theo bộ đề chung nhà trường)
IV/ CỦNG CỐ - DẶN DÒ:
- Thu bài, nhận xét.
- Chuẩn bị bài: “Axit cacbonic và muối cacbonat”.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
File đính kèm:
- TIẾT 35 + 36 - BÀI 24 - ÔN TẬP , KIỂM TRA HỌC KỲ I.doc