1.Kiến thức:
- Học sinh biết được: axit cacbonnic là axit yếu, kém bền.
- Muối cacbonnat có những tính chất của muối như: Tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm. Ngoài ra muối cacbonnat dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2 và H2O
- Muối cacbonnat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
71 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1896 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng Tiết : 37 axit cacbonic và muối cacbonat tuần 20, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
** HỌC KỲ II **
Tuần :20 Ngày soạn:4/1/2013
Tiết : 37 AXIT CACBONIC VÀ MUỐI CACBONAT
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được: axit cacbonnic là axit yếu, kém bền.
- Muối cacbonnat có những tính chất của muối như: Tác dụng với axit, với dd muối, với dd kiềm. Ngoài ra muối cacbonnat dễ bị nhiệt phân hủy giải phóng khí CO2 và H2O
- Muối cacbonnat có ứng dụng trong đời sống và sản xuất.
2.Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng quan sát và thực hành thí nghiệm.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên.- Dụng cụ : giá ống nghiệm, ống nghiệm, ống hút, kẹp gỗ.
- Hóa chất: Na2CO3, K2CO3, NaHCO3, HCl, Ca(OH)2, CaCl2.
2.Học sinh: -Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ.
III. Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ:
2. Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Axit cacbonnic
GV: yêu cầu HS đọc SGK
? Vậy H2CO3 tồn tại ở đâu
GV: Thuyết trình về tính chất hóa học của H2CO3
* Hoạt động 2 : Muối cacbonnat :
? Nhận xét về thành phần các muối Na2CO3, NaHCO3, CaCO3, Ba(CO3)2
? Quan sát bảng tính tan nhận xét tính tan của muối cacbonnat và muối hiđro cacbonnat?
GV: Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm: cho dd NaHCO3 và dd Na2CO3 tác dụng với dd HCl
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được
? Viết PTHH xảy ra
? Kết luận
GV : Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm : cho dd K2CO3 tác dụng với dd Ca(OH)2
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được
? Viết PTHH xảy ra
? Kết luận
GV : Giới thiệu với HS muối hiđrocacbonnat tác dụng với kiềm tạo thành muối trung hòa và nước.
GV : Hướng dẫn HS làm thí nghiệm theo nhóm : cho dd Na2CO3 tác dụng với dd CaCl2
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được
? Viết PTHH xảy ra
? Kết luận
* Hoạt động 3 :
? Hãy nêu ứng dụng của muối cacbonnat tóm tắt vào vở
* Hoạt động 4 : Chu trình cacbon trong tự nhiên :
GV : Giới thiệu chu trình cacbon trong tự nhiên dựa vào hình vẽ 3.7.
I. Axit cacbonnic
- Trạng thái tự nhiên và tính chất vật lý:
H2CO3 có trong nước mưa
- Tính chất hóa học:
+ Là một axit yếu, làm quì tím chuyển thành màu đỏ nhạt.
+ Là một axit không bền, dễ bị phân hủy ngay ở nhiệt độ thường thành CO2 và H2O
II . Muối cacbonnat
1.Phân loại:
+ Muối axit
+ Muối trung hòa
2. Tính chất:
a. Tính tan
- Đa số muối cacbonnat không tan, trừ muối cacbonnat của kim loại kiềm.
- Hầu hết các muối hiđrocacbonnat đều tan.
b. Tính chất hóa học:
- Tác dụng với axit
Muối cácbonat tác dụng với axit tạo thành muối và giải phóng CO2
NaHCO3 + HCl ® NaCl + H2O + CO2
- Tác dụng với dd bazơ tạo
Một số dung dịch muối cacbonnat phản ứng với dung dich bazơ thành muối cacbonnat và bazơ không tan
K2CO3 +Ca(OH)2 ® KOH + CaCO3
- Tác dụng với dd muối
Dung dịch muối các bon nát có thể tác dụng với một số dung dịch muối khác tạo thành 2 muối mới.
Na2CO3 +CaCl2 ® 2NaCl + CaCO3
- Muối cacbonnat bị nhiệt phân hủy:
t0
CaCO3 CaO + CO2
III. Ứng dụng: (SGK)
IV: Chu trình cacbon trong tự nhiên
- Cacbon trong tự nhiên chuyển từ dạng này sang dạng khác thành một chu trình khép kín
4.Củng cố:
1. Trình bày phương pháp để phân biệt các chất bột CaCO3 , NaHCO3, Ca(HCO3), NaCl
2. Hoàn thành PTHH theo sơ đồ sau:
C CO2 Na2CO3
BaCO3 NaCl
5.Hướng dẫn học bài ở nhà:
- Về nhà làm bài tập và học bài ở nhà
- T thu thập thông tin về silic, silic điôxit và công nghiệp silicát
hu thập thông tin về silic, silic điôxit và công nghiệp silicát
RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 20 Ngày soạn :04/1/2013
Tiết 38 SILIC. CÔNG NGHIỆP SILICAT
I. Mục tiêu
1.Kiến thức:HS biết được
- Silic là phi kim hoạt động hóa học yếu. Silic là chất bán dẫn
- Silic đioxit là chất có nhiều trong tự nhiên ở dạng đất sét trắng, cao lanh, thạch anh…Silicđioxit là một oxit axit
- Từ các vật liệu chính là đất sét, cát kết hợp với các vật liệu khác và với kỹ thuật khác nhau, công nghiệp silicát đã sản xuất ra nhiều sản phẩm có ứng dụng như: đồ gốm, sứ, thủy tinh…
2.Kỹ năng:
- Đọc để thu thập thông tin về silic, silic điôxit và công nghiệp silicát
- Biết sử dụng kiến thức thực tế để xây dựng kiến thức mới
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:- Vật mẫu: đồ gốm sứ, thủy tinh, xi măng, đất sét, cát trắng.
- Tranh sản xuất đồ gốm sứ.
2. Học sinh: - Bảng phụ, bảng nhóm, bút dạ.
III.Tiến trình dạy và học
1. Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: - Nêu tính chất hóa học của muối cacbonat. Viết các PTHH xảy ra?
- Gọi HS chữa bài tập 3, 4 SGK trang 90
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1 Silic
Gv: thuyết trình
* Hoạt động 2: Silicđioxit
* Hoạt động nhóm:
? Silic thuộc loại hợp chất nào? Vì sao
? Tính chất hóa học của nó
? Viết các PTHH minh họa
HS làm bài theo nhóm
HS trình bày
GV nhận xét và tổng kết
*Hoạt động 3: Sơ lược về công nghiệp silicat
GV: giới thiệu: công nghiệp silicat gồm sản xuất đồ gốm đồ sứ, xi măng tù hợp chất thiên nhiên của silic
GV: Yêu cầu HS quan sát mẫu vật, tranh ảnh. Đọc SGK
* Hoạt động nhóm:
Câu 1:Kể tên các sản phẩm đồ gốm
Nguyên liệu sản xuất
Các công đoạn chính
Kể tên các cơ sở sản xuất chính ở Việt Nam
Câu2: Thành phần chính của xi măng
Nguyên liệu sản xuất
Các công đoạn chính
Kể tên các cơ sở sản xuất chính ở Việt nam
Câu 3: Thành phần chính của thủy tinh
Nguyên kiệu sản xuất
Kể tên các cơ sở sx chính ở V Nam
I/ Silic
- Là kim loại hoạt động yếu hơn cacbon, clo
- Tác dụng với oxi ở nhiệt độ cao
Si+O2®SiO2 - Silic dùng làm chất bán dẫn trong kỹ thuật điện tử, chế tạo pin mặt trời
II/ Silicđioxit
- Là oxit axit.
- Tác dụng với dd kiềm (ở nhiệt độ cao)
SiO2 + 2NaOH ® Na2SiO3 + H2O
Natri silicat
- Tác dụng với oxit bazơ
SiO2 + CaO ® CaSiO3
- Không tác dụng với nước
III/Sơ lược về công nghiệp silicat
1.Sản xuất đồ gốm, sứ:
a. Nguyên liệu chính: đất sét, thạch anh, fenpat.
b. Các công đọan chính: nhào đất sét, thạch anh và fenpat với nước để tạo thành bột dẻo rồi tạo hình sấy khô. Nung trong lò ở nhiệt độ cao
c. Cơ sở sản xuất: bát tràng, công ty sứ Hải Dương, Đồng Nai, Sông bé…
2. Sản xuất xi măng
a. Nguyên liệu: Đất sét, đá vôi, cát…
b. Các công đoạn chính: (SGK)
c. các cơ sở sản xuất : Hải Dương, Hải Phòng, Thanh Hóa…
3. Sản xuất thủy tinh
a. Nguyên liệu chính: Cát thạch anh ( cát trắng, đá vôi, sôđa
c. Các cơ sở sản xuất: Hải Phòng, Hà Nội, Bắc Ninh, Đà Nẵng…
4. Củng cố:
1. Nhắc lại nội dung chính của bài
2. Đọc phần em có biết
3. BTVN 1, 2, 3, 4
5.Hướng dẫn học bài ở nhà: Chuẩn bị mỗi em một Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học và đọc trước bài: Sơ lược về Bảng hệ thống tuần hoàn các nguyên tố hóa học
RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 21 Ngàysoạn:11/01/2013
Tiết 39: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS biết được
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì nhóm, nhóm.
- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm. áp dụng với chu kỳ 2,3 nhóm I, VII
- Dựa vào vị trí nguyên tố (20 nguyên tố đầu). Suy ra cấu tạo nguyện tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
2.Kỹ năng:
- Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
- Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố, chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII, sơ đồ cấu tạo nguyên tử ( phóng to)
2. Học sinh: Học bài cũ và chuẩn bị bài mới
III. Tiến trình dạy học:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Kể tên một số nghành công nghiệp silicat và nguyên liệu chính?
Đáp án
1. Một số ngành công nghiệp silicat
a.Sản xuất đồ gốm, sứ: Nguyên liệu chính: đất sét, thạch anh, fenpat.
b. Sản xuất xi măng Nguyên liệu: Đất sét, đá vôi, cát…
c. Sản xuất thủy tinh Nguyên liệu chính: Cát thạch anh ( cát trắng, đá vôi, sôđa
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn:
- GV treo bảng tuần hoàn và giới thiệu cách sắp xếp trong bảng tuần hoàn
*Hoạt động 2: Cấu tạo bảng tuần hoàn
I. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- Bảng tuần hoàn có hơn 100 nguyên tố được sắp xếp theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
II. Cấu tạo bảng tuần hoàn
- GV giới thiệu khái quát bảng tuần hoàn
Ô, chu kỳ, nhóm
GV treo sơ đò lên bảng ô 12 phóng to
? Hãy quan sát và nhận xét
? Ô nguyên tố cho biết những gì
GV: số hiệu nguyên tử có trị số bằng đơn vị điện tích hạt nhân, bằng số e trùng với số thứ tự của nguyên tố
? Quan sát ô 13 cho biết ý nghĩa các con số và ký hiệu trong ô đó.
* HĐ nhóm: quan sát bảng tuần hoàn trang 169 SGK, quan sát sơ đồ cấu tạo nguyên tố H, O, Na. Thảo luận theo nội dung sau:
- Bảng tuần hoàn có bao nhiêu chu kỳ, mỗi chu kỳ có bao nhiêu hàng?
- Điện tích hạt nhân các ng tử trong một chu kỳ thay đổi như thế nào?
HS quan sát bảng tuần hoàn sơ đồ cấu tạo các nguyên tố Na, K, H,Cl, F.......thảo luận trả lời các nội dung sau
? Bảng hệ thống tuần hoàn có bao nhiêu nhóm
?Trong cùng một nhóm điện tích hạt nhân nguyên tử của các nguyên tố thay đổi như thế nào
Đại diện nhóm trình bày
Đại diên nhóm khác nhận xét
1. Ô nguyên tố:
- Số hiệu nguyên tử (STT của nguyên tố) số hiệu nguyên tử có số trị bằng số đơn vị điện tích hạt nhân và bằng số electron trong nguyên tử
- Kí hiệu hóa học
- Tên nguyên tố
- Nguyên tử khối
VD: ô nguyên tử Mg
2. Chu kì: Bảng có 7 chu kỳ : Chu kỳ 1,2,3 là chu kỳ nhỏ. 4,5,6,7,là chu kỳ lớn .
Trong mỗi chu kỳ từ trái qua phải điện tích hạt nhân tăng dần
- Chu kì là dãy các nguyên tố bắt đầu là kim loại mạnh kết thúc là khí hiếm.
3.Nhóm
Bảng hệ thống tuần hoàn có 8 nhóm được đánh số từ I đến VIII
Nhóm gồm các nguyên có tính chất tương tự nhau.
4. Củng cố: 1. Nhắc lại nội dung chính của bài
2. Đọc phần em có biết 3. Làm bài tập 1 (SGK)
5. Hướng dẫn học bài ở nhà: Về nhà học bài làm bài tập SGK
RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Tuần 21 Ngày soạn:11/01 /13
Tiết 40: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC (tiếp)
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: HS biết được
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân nguyên tử
- Cấu tạo bảng tuần hoàn gồm: ô nguyên tố, chu kì nhóm, nhóm.
- Quy luật biến đổi tính chất trong chu kỳ, nhóm. áp dụng với chu kỳ 2,3 nhóm I, VII
- Dựa vào vị trí nguyên tố (20 nguyên tố đầu). Suy ra cấu tạo nguyện tử, tính chất cơ bản của nguyên tố và ngược lại.
2.Kỹ năng:
- Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nó trong bảng tuần hoàn.
- Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố suy ra vị trí và tính chất của nó
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:
- Bảng tuần hoàn, ô nguyên tố, chu kỳ 2, 3, nhóm I, VII, sơ đồ cấu tạo nguyên tử ( phóng to)
2. Học sinh: Học bài cũ và chẩn bị bài mới
III. Tiến trình dạy học:
Kiểm tra bài cũ:
Câu hỏi: Nêu cấu tạo bảng tuần hoàn
Đáp án : Cấu tạo bảng tuần hoàn
1. Ô nguyên tố cho biết:Số hiệu nguyên tử, kí hiệu hóa học, tên nguyên tố, nguyên tử khối
2. Chu kì: Chu kì là dãy các nguyên tố bắt đầu là kim koại mạnh và kết thúc là khi hiếm và nguyên tử của chúng được xếp theo chiều điện tích hạt nhân tăng dần
3.Nhóm: Nhóm gồm các nguyên tố có tính chất tương tự nhau được xếp thành một cột theo chiều tăng của điên tích hạt nhân nguyên tử
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
- HS hoạt động nhóm: các nhóm thaỏ luận theo nội dung: quan sát bảng tuần hoàn chu kì 2, 3 trong SGK. Hãy nhận xét theo nội dung sau:
?Tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố thay đổi như thế nào
GV gọi đại diện các nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét bổ sung.
GV chốt kiến thức
- Số e của các nguyên tố tăng dần từ 1 đến 8 và lặp lại tuần hoàn ở các chu kì sau:
III: Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
1.Trong một chu kỳ:
- Tính kim loại của các nguyên tố giảm dần, tính phi kim tăng dần
2. Trong một nhóm
- Tính kim loại của các nguyên tố tăng dần, tính phi kim giảm dần.
Bài tập:
1.Sắp xếp lại các nguyên tố sau theo thứ tự
a. Tính kim loại giảm dần: Si, Mg, Al, Na
b. Tính phi kim giảm dần: C, O, N, F
Giải thích ngắn gọn
HS tiếp tục thảo luận nhóm theo nội dung:
Quan sát nhóm I và VII, dựa vào tính chất hóa học của các nguyên tố đã biết, hãy cho biết:
- Tính kim loại và tính phi kim của các
nguyên tố trong cùng một nhóm thay đổi như thế nào?
Đại diện các nhóm báo cáo
GV nhận xét bổ sung, chốt kiến thức
*Hoạt động 2: Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học :
- Ví dụ 1: Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17 chu kì 3, nhóm VII.
Hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố và so sánh với nguyên tố lân cận.
- HS lên bảng làm bài
- HS khác nhận xét bổ sung
GV bổ sung và chốt kiến thức
Ví dụ 2: nguyên tử, nguyên tố X có điện tích hạt nhân là +12 . Cho biết vị trí của X trong bảng tuần hoàn và tính chất cơ bản của nó
IV. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất nguyên tố
Cấu tạo của nguyên tố A như sau:
A có số hiệu nguyên tử là 17 nên:
+ Điện tích hạt nhân là 17+
+ Có 17p, 17e
2. Biết cấu tạo của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của nguyên tố đó
Vị trí X trong bảng tuần hoàn : Số thứ tự:
12, chu kì 3, nhóm II. X là kim lọai mạnh
4. Củng cố:
1. Nhắc lại nội dung chính của bài
2. Hoàn thành nội dung còn thiếu ở bảng dưới đây
TT
Kí hiệu
Vị trí trong bảng HTTH
Cấu tạo nguyên tử
Tính chất HH cơ bản
Thứ tự
Chu kì
Nhóm
Số p
Số e
1
Na
11
3
I
2
Br
35
35
3
Mg
12
3
II
4
O
8
8
5.Hướng dẫn học bài ở nhà:
Về nhà học và là bài tập SGK
RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tuần 22
Tiết 41 Ngày soạn: 11/01/2013
LUYỆN TẬPCHƯƠNG III
PHI KIM. SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN
CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Giúp HS hệ thống lại kiến thức trong chương
- Tính chất của phi kim, tính chất của clo, cacbon, silic, oxitcacbon, axitcacbonic, muối cacbonat
- Cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn và sự biến đổi tuần hoàn, tính chất của các nguyên tố trong chu kỳ, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn
2.Kỹ năng:
- Chon chất thích hợp, lập sơ đồ dãy biến đổi các chất. Viết PTHH cụ thể.
- Biết xây dựng sự biến đổi giữa các loại chất và cụ thể hóa thành biến đổi và ngược lại.
- Biết vận dụng bảng tuần hoàn.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên:- Bảng hệ thống tuần hoàn
2. Học sinh: - Bảng phụ, bảng nhóm
IV. Tiến trình dạy học:
1.Ổn định tổ chức lớp:
1. Kiểm tra bài cũ:
1. Nêu quy luật biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
2. Nêu ý nghĩa của bảng hệ thống tuần hoàn
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
*Hoạt động 1: Kiến thức cần nhớ
GV treo bảng phụ sơ đồ lên màn hình
Phi kim
Clo
HS thực hiện chuyển đổi SGK
GV nhận xét chuẩn kiến thức
? cấu tạo bảng tuần hoàn
? Sự biến đổi tc các nguyên tố trong bảng
* Hoạt động 2: Bài tập
GV: Ghi đề bài lên bảng
Bài tập 1: Trình bày phương pháp hóa học nhận biết cac chất khí không màu đựng trong các bình riêng biệt: CO, CO2, H2
Gọi HS lên bảng làm bài
GV: Sửa sai nếu có
Bài 5: (SGK)
Gọi HS đọc bài tập số 5 SGK
Gọi HS lên bảng làm bài
GV nhận xét, chuẩn kiến thức
I: Kiến thức cần nhớ
1. Tính chất hóa học của phi kim
- Tác dụng với Hiđro tạo thành hợp chất khí
- Tác dụng với kim loại tạo thành muối
- Tác dụng với oxi tạo thành oxit axit
2. Tính chất hóa học của clo:
- Tác dụng với :
+ Hiđro tạo thành khí Hiđroclorua
+ Nước tạo thành nước clo
+ Kim loại tạo thành muối clorua
+ DD NaOH tạo thành nước Javen
3.Tính chất hóa học của các bon và hợp chất của các bon
4. Bảng tuần hoàn các ngtố hóa học:
a. Cấu tạo bảng tuần hoàn
- Ô nguyên tố
- Chu kì
- Nhóm
b. Sự biến đổi tính chất của các nguyên tố trong bảng tuần hoàn
c.ý nghĩa của bảng tuần hoàn
II: Bài tập
Bài tập 1: Giải: Lần lượt dẫn các khí vào dd nước vôi trong dư . Nếu thấy nước vôi trong vẩn đục là khí CO2
Ca(OH)2 + CO2 ®CaCO3 + H2O
- Đốt cháy 2 khí còn lại rồi dẫn vào nước vôi trong dư nếu thấy nước vôi vẩn đục là khí CO
2CO + O2 ® CO2
Ca(OH)2 + CO2 ®CaCO3 + H2O
- Còn lại là H2
H2 + O2 ® H2O
Bài tập 5: (SGK)
a. Gọi CT của oxit sắt là FexOy ,có số mol là a
Ta có 56x + 16y = 160 (I)
a(56x + 16y) = 32 (II)
FexOy + yCO ® xFe + y CO2
a(mol) x.a (mol) y.a(mol)
Theo PT
56x.a = 22,4 (III)
Giải I,II,III ta có
x = 2, y = 3, a=0,2
Vậy CTHH của oxit là: Fe2O3
b. nCO2 = y.a = 3.0,2= 0,6mol
Ca(OH)2 + CO2 ®CaCO3 + H2
Theo PT nCaCO3(3) = nCO2 = 0,6(mol)
mCaCO3 3 = 0,6. 100 = 60g
4. Củng cố:
1. Nhắc lại nội dung chính của bài
5.Hướng dẫn học bài ở nhà:
BTVN: 6(SGK)
Bài tập : Cho 10,4g hỗn hơp gồm MgO, MgCO3 hoà tan hoàn toàn trong dung dịch HCl. Toàn bộ khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn trong dung dịch Ca(OH)2
dư, thấy được 10g kết tủa . Tính khối lượng mỗi chât trong hỗn hơp đầu
3. Chuẩn bị bài thực hành
RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tuần 22 Ngày soạn: 11/1/2013
Tiết : 42
THỰC HÀNH TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA PHI KIM
VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh khắc sâu kiến thức về phi kim, tính chất đặc trưng của muối cacbonnat, muối clorua.
2.Kỹ năng:
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng thực hành hóa học, giải bài tập thực hành hóa học
1.Giáo viên
Dụng cụ: ống nghiệm, giá đỡ, đèn cồn, pipep
Hóa chất: CuO, C, ddCa(OH)2 , NaHCO3 , Na2CO3 , NaCl, ddHCl, H2O
2. Học sinh: Học bài cũ, chuẩn bị bài mới
III.Tiến trình dạy- học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: (không)
3.Bài mới
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
* Hoạt động 1: Tiến hành thí nghiệm
GV hướng dẫn HS tiến hành thí nghiệm
HS quan sát hiện tượng xảy ra
Đại diện nhóm HS ghi lại kết quả trình bầy
GV nhận xét
GV: hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm
HS quan sát hiện tượng
HS trình bầy hiện tượng quan sát được giải thích
Đại diện nhóm học sinh trình bày cách tiến hành
GV nhận xét
Các nhóm thao tác thí nghiệm như đã nêu
Các nhóm báo các kết quả
*Hoạt động 2: HS viết tường trình thí nghiệm
I.Tiến hành thí nghiệm
1.Thí nghiệm 1: Các bon khử đồng(II) oxit ở nhiệt độ cao
+Tiến hành thí nghiệm
Lấy một thìa con hỗn hợp CuO và C cho vào ống nghiệm đốt nóng trên ngọn lửa đèn cồn
+Hiện tượng: Hỗn hợp chất rắn chuyển dần từ màu đen sang màu đỏ
Dung dịch nước vôi trong vẩn đục
C + 2CuO 2Cu + CO2
2.Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3
+Tiến hành thí nghiệm : Lấy một thìa nhỏ NaHCO3 cho vào đáy ống nghiệm, đậy ống nghiệm bằng nút cao su có ống dẫn khí vào cốc nước vôi trong. đun trên ngon lửa đèn cồn
+ Hiện tượng: Dung dịch nước vôi trong vẩn đục
2NaHCO3 Na2CO3 + H2O + CO2 CO2 + Ca(OH)2 ® CaCO3 ¯ + H2O
3.Thí nghiệm 3: Nhận biết muối cacbonat và muối clorua
+ Tiến hành thí nghiệm
Đánh số thứ tự tương ứng giữa các lọ hóa chất vào ống nghiệm
Lấy ở mỗi lọ hóa chất một ít chất bột cho vào các ống nghiệm tương ứng
Cho nước vào các ống nghiệm và lắc đều
Nếu chất bột tan là NaCl, Na2CO3
Nếu chất bột không tan là CaCO3
Nhỏ dung dịch HCl vào 2 dung dịch vừa thu được
Nếu sủi bọt là Na2CO3
Nếu không sủi bọt là NaCl
Vì
Na2CO3 + 2HCl ® NaCl + H2O + CO2
II.Tường trình thí nghiệm
Tên tn
T.hành
H.tượng
Ptpư
4. Củng cố:
- HS thu hồi hóa chất, vệ sinh phàng thực hành
- GV nhân xét giờ thực hành
5. Hướng dẫn học bài ở nhà:
Về nhà học bài đọc trước bài
RÚT KINH NGHIỆM:
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..
Tuần 23 Ngày soạn: 20/1/2013
Tiết 43 CHƯƠNG IV: HIĐROCACBON NHIÊN LIỆU
KHÁI NIỆM VỀ HỢP CHẤT HỮU CƠ
VÀ HÓA HỌC HỮU CƠ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh biết:
- Thế nào là hợp chất hữu cơ?
- Phân biệt được chất hữu cơ thông thường với chất vô cơ.
- Nắm được cách phân biệt các loại hợp chất hữu cơ.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng phân biệt các hợp chất hữu cơ dựa vào thành phần phân tử.
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên
Tranh ảnh về một số đồ dùng chứa các chất hữu cơ khác nhau.
Dụng cụ: ống nghiệm đế sứ, cốc thủy tinh, đèn cồn.
Hóa chất: bông, dd Ca(OH)2
2. Học sinh: Đọc trước bài ở nhà
III. Tiến trình dạy-học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Không kiểm tra.
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Khái niệm hợp chất hữu cơ:
HS: Quan sát H 4.1
GV: Giới thiệu các mẫu vật, các hình vẽ, tranh ảnh…
? Hợp chất hữu cơ có ở đâu
GV: Làm thí nghiệm biểu diễn: Đốt cháy bông úp ống nghiệm phía trên ngọn lửa, khi ống nghiệm mờ đi, xoay lại, rót nước vôi trong vào rồi lắc đều.
? Hãy nêu hiện tượng quan sát được:
? giải thích tại sao nước vôi lại vẩn đục
GV: Tương tự khi đốt các chất hữu cơ khác đều tạo ra CO2.
HS đọc kết luận
GV: Chốt kiến thức
GV: Thuyết trình
Dựa vào thành phần phân tử hợp chất hữu cơ được chia làm 2 loại: Hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon
? Em có nhận xét về thành phần của hiđrocacbon và dẫn xuất hiđrocacbon?
Bài tập 1: Cho các chất sau đây: NaHCO3, C2H2, C6H12O6, CO, CH3OH, C2H5COOH, C3H7OH, MgCO3
Trong các hợp chất trên đâu là hợp chất hữu cơ đâu là hợp chất vô cơ, hiđrocacbon, dẫn xuất hiđrocacbon.
GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập
HS khác nhận xét bổ sung
GV: Kết luận
Hoạt động 2: Khái niệm về hóa học hữu cơ
HS Đọc phần thông tin trong SGK
? Hóa học hữu cơ là gì
? Hóa học hữu cơ có vai trò như thế nào trong đời sống và xã hội …?
I. Khái niệm hợp chất hữu cơ:
1. Hợp chất hữu cơ có ở đâu:
- Hợp chất có hầu hết trong lương thực, thực phẩm, trong đồ dùng và trong cơ thể sinh vật.
2. Hợp chất hữu cơ là gì?
Hợp chất hữu cơ là hợp chất cacbon.
Đa số hợp chất cacbon là hợp chất hữu cơ trừ CO, CO2, H2CO3 và các muối cacbonat kim loại.
3. Hợp chất hữu cơ được phân loại như thế nào?
- Hiđro cacbon: Phân tử có 2 nguyên tố: C và H
- Dẫn xuất hiđrocacbon: Ngoài C, H , trong phân tử còn có các nguyên tố khác như N, O, Cl2 ….
II: Khái niệm về hóa học hữu cơ
- Hóa học hữu cơ là ngành hóa học chuyên nghiên cứu về các hợp chất hữu cơ và các chuyển đổi của chúng.
- Ngành hóa học hữu đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội.
4. Củng cố:
1. Làm bài tập số 2 SGK
2. Nhóm các chất dều gồm các hợp chất hữu cơ:
A. K2CO3, CH3COOH, C2H6
B. C6H6, Ca(HCO3)2, C2H5Cl
C. CH3Cl, C2H6O, C3H8
Nhóm các chất gồm các hiđrocacbon là:
A C2H4, CH4, C2H5OH
B. C3H6, C4H10, C2H4
C. C2H4, CH4, C3H7Cl
5 Hướng dẫn học bài ở nhà:
Về nhà làm bài tập SGK
RÚT KINH NGHIỆM:
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….._______________________________________________________
Tuần 23 Ngày soạn: 20/01/2013
Tiết 44 CẤU TẠO PHÂN TỬ HỢP CHẤT HỮU CƠ
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức: Học sinh biết:
- Trong phân tử hợp chất hữu cơ các nguyên tử liên kết với nhau theo đúng hóa trị của chúng: C (IV), H (I) , O(II)
- Hiểu được mỗi một hợp chất hữu cơ có một công thức cấu tao ứng với một trật tự liên kết xác định. Các nguyên tử cacbon có khả năng liên kết với nhau tạo thành mạch cacbon.
- Biết cách viết công thức hóa học, phân biệt các chất khác nhau thông qua CTCT.
2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng viết CTHH của một số hợp chất hữu cơ đơn giản.
II. Chuẩn bị:
1.Giáo viên Mô hình cấu tạo phân tử hợp chất hữu cơ dạng hình que.
Bộ mô hình cấu tạo hợp chất hữu cơ
2. Học sinh Đọc trước bài ở nhà
III. Tiến trình dạy- học:
1. Ổn định tổ chức lớp:
1. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra 15 phút.
Câu hỏi:
1. Nêu khái niệm về hợp chất hữu cơ?
2. Có mấy lọai hợp chất hữu cơ? làm bài tập số 5.
Trả lời
1. Hợp chất hữu cơ là hợp chất cacbon.
Đa số hợp chất cacbon là hợp chất hữu cơ trừ CO, CO2, H2CO3
2.Có 2 loại hợp chất hữu cơ
- Hiđro cacbon: Phân tử có 2 nguyên tố: C và H
- Dẫn xuất hiđrocacbon: Ngoài C, H , trong phân tử còn có các nguyên tố khác như N, O, Cl2
2. Bài mới:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đặc điểm cấu tạo hợp chất hữu cơ:
? Nhắc lại hóa trị của H, O , C
GV: Thông báo hóa trị của H,C,O trong hợp chất hữu cơ.
GV:Giới thiệu cho HS hiểu nếu dùng mỗi nét gạch biểu diễn một đơn vị hóa trị. Các nguyên tử lên kết theo đúng hóa trị của chúng. Mỗi liên kết được biểu diễn bằng một gạch nối giữa hai nguyên tử.
GV: Lấy ví dụ một số CTCT hợp chất hữu cơ.
? Những nguyên tử cacbon có liên kết được với nhau không
GV: Hướng dẫn HS lắp mô hình một số hợp chất hữu cơ.
GV: Giới thiệu 3 loại mạch
? Hãy biểu diễn liên kết trong phân tử C4H8, C4H10.
HS trình bày
GV nhận x
File đính kèm:
- HOA-9KII-12-13.docx