Bài giảng Tiết 39 bài 24 tính chất của oxi tuần 20

Học sinh biết được :

- Trong điều kiện bình thường, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí

- Oxi dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với phi kim

- Viết được phương trình hoá học giữa oxi với S và P

 

doc3 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1337 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 39 bài 24 tính chất của oxi tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 Bài 24 TÍNH CHẤT CỦA OXI Tuần 20 - Ngày soạn : - Ngày dạy : - Dạy lớp : A. Mục tiêu : Học sinh biết được : - Trong điều kiện bình thường, oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí - Oxi dễ dàng tham gia phản ứng hoá học với phi kim - Viết được phương trình hoá học giữa oxi với S và P B. Đồ dùng dạy học : - Dụng cụ : 1 muỗng sắt ; 1 đèn cồn - Hoá chất : 2 lọ oxi chuẩn bị trước ; 1 lọ S ; 1 lọ P C. Tiến trình bài giảng : 1. Mở bài : 1’ Oxi là nguyên tố hoá học thuộc phi kim. Vậy các em có nhận xét gì về màu, mùi, tính tan trong nước . . . của oxi ? Oxi có tác dụng với các chất khác được không ? Ta cùng xét bài 24 2. Phát triển bài : 35’ Tg Nội dung Hoạt động GV Hoạt động HS 5’ 5’ 20’ - Kí hiệu : O - Công thức hoá học đơn chất : O2 - Nguyên tử khối : 16 - Phân tử khối : 32 I. Tính chất vật lí : 1. Quan sát : 2. Trả lời câu hỏi : 3. Kết lụân: Oxi là chất khí không màu, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí, hoá lỏng ở -1830 C ( có màu xanh nhạt ) II. Tính chất hoá học : 1. Tác dụng với phi kim : a. Với lưu huỳnh : Lưu huỳnh cháy trong oxi hoặc không khí tạo thành SO2 S + O2 SO2 b. Với photpho: Photpho cháy mạnh trong oxi hoặc không khí tạo thành P2O5 4P + 5O2 2P2O5 - Em đã biết gì về nguyên tố oxi ? - Sửa chữa, bổ sung - Phân biệt tính chất vật lí và tính chất hoá học ? - Giới thiệu lọ đựng khí oxi - Hỏi : Oxi có màu gì ? Trạng thái ? mùi ? ( hướng dẫn cách ngửi mùi ) - Sửa chữa, kết luận - Tiến hành thí nghiệm : Lấy 1 thìa nhỏ lưu huỳnh để trong không khí . Hỏi : Ở nhiệt độ thường lưu huỳnh có tác dụng với oxi trong không khí không ? - Đốt lưu huỳnh trên ngọn lửa đèn cồn. Nhận xét ? - Đưa thìa lưu huỳnh đang cháy vào lọ đựng khí oxi. Nhận xét ? - Gọi 1 học sinh lên bảng viết phương trình . - Sửa chữa, kết luận - Tiến hành thí nghiệm : Lấy một ít P cho vào muỗng sắt. Đưa muỗng sắt vào lọ oxi. Nhận xét ? - Đốt P trên ngọn lửa đèn cồn, sau đó cho vào lọ oxi. Nhận xét ? - Giới thiệu khói trắng trong lọ là P2O5 . Viết phương trình hoá học ? - Sửa chữa và kết luận - Học sinh đã biết : Kí hiệu hoá học, nguyên tử khối, công thức đơn chất, tỉ khối đối với không khí . - Quan sát lọ khí oxi - Phát biểu : Không màu, không mùi - Học sinh quan sát : Xác định : Không có phản ứng ( Vì không có các dấu hiệu để phản ứng xảy ra ) - S cháy trong không khí - Trong lọ oxi S cháy sáng hơn - Không có dấu hiệu của phản ứng xảy ra . - Ngọn lửa sáng hơn ngoài không khí - Viết phương trình hoá học 3. Củng cố : 4’ Gọi 2 học sinh lên bảng viết 2 phương trình hoá học giữa oxi với S và P 4. Kiểm tra, đánh giá : 4’ Mô tả thí nghiệm giữa P với oxi 5. Dặn dò : 1’ - Chuẩn bị trước phần còn lại của bài 24 - Đọc mục “Đọc thêm “

File đính kèm:

  • docTiết 39 Bài 24 TÍNH CHẤT CỦA OXI.doc
Giáo án liên quan