Bài giảng Tiết : 39 bài 25. sự oxi hoá - Phản ứng hoá hợp ứng dụng của oxi

1.Kiến thức : học sinh biết được.

- Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hoá. Biết dẫn ra được những thí dụ để minh hoạ.

- PƯ hoá hợp là PƯHH trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. Biết đưa ra VD minh hoạ.

- Ứng dụng của khí oxi cần cho sự hô hấp, đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1320 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 39 bài 25. sự oxi hoá - Phản ứng hoá hợp ứng dụng của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11.1.08 Ngày dạy : Tiết : 39 Bài 25. sự oxi hoá - phản ứng hoá hợp ứng dụng của oxi I. Mục tiêu: 1.Kiến thức : học sinh biết được. - Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hoá. Biết dẫn ra được những thí dụ để minh hoạ. - PƯ hoá hợp là PƯHH trong đó chỉ có 1 chất mới được tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. Biết đưa ra VD minh hoạ. - ứng dụng của khí oxi cần cho sự hô hấp, đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất. 2.Kỹ năng : - Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết CTHH của oxit và PTHH tạo thành oxit. 3. Thái độ : Nghiêm túc tích cực học tập. II. Phương pháp : - nêu và giải quyết vấn đề. - Hợp tác nhóm. III. Chuẩn bị: - GV yêu cầu HS sưu tầm trước một số tranh ảnh và tư liệu ứng dụng của oxi trong đời sống và sản xuất. - GV tham khảo nội dung và thông tin bổ sung SGV. T105 IV. Hoạt động dạy – học: 1- ổn định : (1') 2- Kiểm tra bài cũ: (5') ? Nêu các thí dụ chứng minh rằng oxi là 1 đ/c phi kim rất hoạt động (ở nhiệt độ cao). Giải thích thêm BT 6 SGK T84. 3- Bài mới: (30') Trong thực tế ta đã gặp nhiều hiện tượng như sự gỉ của sắt, sự cháy…Các hiện tượng đó gọi là…. Hoạt động cuả GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (8') Tìm hiểu sự oxi hóa. GV. cho HS nghiên cứu lại tính chất của oxi . HS. nghiên cứu và nêu tính chất hóa học của oxi. GV. thông tin sự tác dụng của oxi với những chất trên gọi là sự oxi hóa. ? sự oxi hoá một chất là gì? HS nghiên cứu trả lời. ? Tìm một số ví dụ về sự oxi hóa trong đời sống hằng ngày. HS. trả lời: sự cháy của than, củi, đồ dùng bằng sắt bị gỉ... I. Sự oxi hóa. 1. Ví dụ. S + 02 " S02 CH4 + 202 " C02 + 2H20 => Những PƯ trên được gọi là sự oxi hoá. 2- Định nghĩa: Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hoá. Hoạt động 2: (12') Tìm hiểu phản ứng hóa hợp. GV treo bảng: (có ghi sẵn PƯHH) và cho HS điền vào chỗ trống. HS lên bảng điền vào chỗ trống. II. Phản ứng hóa hợp. 1. Ví dụ. Bảng 1: Hoàn thành các phản ứng sau. STT Phản ứng hóa học Số chất phản ứng Số chất sản phẩm 1 2 3 4 P + O2 ---- > P2O5 Cu + O2 ---- > CuO C2H2 + O2 ---- > CO2 + H2O CaO + H2O ---- > Ca(OH)2 ... ... ... ... ... ... ... ... ? Nêu nhận xét về các chất tham gia và chất sản phẩm của ở các PT trên bảng. HS. nêu được ở PU 1, 2, 4 có 2 chất tham gia và 1 chất sản phẩm. ở phản ứng 3 có 2 chất tham gia và có 2 chất sản phẩm. GV. thông tin ở p/u 1, 2, 4 là phản ứng hóa hợp. ? Hãy cho biết p/u hóa hợp là gì. HS. trao đởi trả lời - nhận xét - bổ xung. 2- Định nghĩa: Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ 2 hay nhiều chất ban đầu. Hoạt động 3: (10') Tìm hiểu ứng dụng của oxi. GV. treo tranh ứng dụng của oxi. HS. quan sát trao đổi và trả lời câu hỏi. ? Oxi có những ứng dụng gì. HS. trả lời. Cần cho sự hô hấp và sự đốt nhiên liệu. ? Khí oxi cần cho sự hô hấp ntn? ? Tại sao những phi công bay cao, nơi thiếu oxi, không khí quá loãng, thợ lặn… Đều phải thở bằng khí oxi trong các bình đặc biệt? HS. Trả lời - nhận xét - bổ xung. ? Oxi cần cho sự đốt nhiên liệu như thế nào. HS. trả lời - nhận xét - bổ xung và liên hệ thực tế. III. ứng dụng của oxi. 1. Sự hô hấp. Oxi hóa các chất dd trong cơ thể người và động vật. 2. Sự đốt nhiên liệu. - Nhiên liệu cháy trong oxi tỏa ra lượng nhiệt lớn hơn cháy ngoài không khí. - Trong CNSX cần thổi không khí giàu oxi vào lò để tạo nhiệt độ cao hơn. - Hỗn hợp oxi lỏng với các nhiên liệu xốp dùng để chế tạo mìn phá đá. 4- Củng cố: (8') - GV cho HS đọc phần ghi nhớ SGK - Gợi ý HS giải các bài tập cuối SGK * Bài 1: - ĐN PƯ hoá hợp - ứng dụng của oxi (sự hô hấp, đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất). * Bài 2: CH4 + 202 C02 + H20 22,4dm3 2.22,4dm3 - Lượng khí CH4 nguyên chất: 1000 dm3 – 20 dm3 = 980 dm3 (l) - V02(đktc) cần dùng: (dm3) 5. Dặn dò: (1') - Bài về nhà: 4, 5 SGK - Ôn lại bài 9, 10 SGK

File đính kèm:

  • docTiet 39.doc
Giáo án liên quan