Bài giảng tiết 39 Sự oxi hóa và phản ứng hóa hợp ứng dụng của oxi

1.Kiến thức:.

-HS hiểu được sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hóa, biết dẫn ra được ví dụ minh họa

 - Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu, biết và cho ví dụ minh họa

 - Ứng dụng của oxi cần cho sự hô hấp của con người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống sản xuất.

 

doc7 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 2685 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng tiết 39 Sự oxi hóa và phản ứng hóa hợp ứng dụng của oxi, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 Tuần dạy::………. SỰ OXI HÓA – PHẢN ỨNG HÓA HỢP ỨNG DỤNG CỦA OXI I.Mục tiêu: 1.Kiến thức:. -HS hiểu được sự tác dụng của một chất với oxi là sự oxi hóa, biết dẫn ra được ví dụ minh họa - Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới được sinh ra từ hai hay nhiều chất ban đầu, biết và cho ví dụ minh họa - Ứng dụng của oxi cần cho sự hô hấp của con người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống sản xuất. 2.kĩ năng: -Tiếp tục rèn luyện kỹ năng viết công thức hóa học cùa oxi và phương trình hóa học tạo thành oxit 3.Thái độ: - Giáo dục ý thưc bảo vệ môi trường. II. Chuẩn bị: -GV: Phiếu học tập -HS: Tranh, ảnh tư liệu về ứng dụng của oxi trong đời sống sản xuất. III. Phương pháp dạy học: - Trực quan - Thảo luận nhóm - Đàm thoại gợi mở IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 8A1 8A2 8A3: 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Đáp án t0 HS1: sữa BT 4/84 sgk (10đ) PTHH: 4P + 5O2 à 2P2O5 4mol 5mol Theo PTHH cứ 4mol P cần 5mol O2 mol P cần mol O2 = 0,5 mol Lượng O2 trong bình: = 0,53(mol) Chất còn dư là oxi, lượng chất còn dư là: 0,53 - 0,5 = 0,03(mol) Chất tạo thành là điphốtpho pentaoxit P2O5 Theo PTHH để có 1mol P2O5 cần 2mol P nP2O5 = 0,5nP = = 0,2(mol) Khối lượng P2O5 tạo thành: mP2O5 = 0,2 . 142 = 28,4(g) 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG BÀI DẠY GV giới thiệu bài (như sgk) * Hoạt động 1: Tìm hiểu sự oxi hoá + HS trả lời câu hỏi I.1 / 85 sgk theo nhóm thảo luận - GV: Yêu cầu HS thử nêu định nghĩa sau đó bổ sung và chốt lại định nghĩa sự oxi hóa * Hoạt động 2:Tìm hiểu về PƯ hoá hợp -GV phát phiếu học tập: phần II. 1a +HS nhận xét vế số lượng chất phản ứng và số lượng chất tạo thành trong các phản ứng hóa học, từ đó địng nghĩa phản ứng hóa hợp Ví dụ: CaO + CO2 à CaCO3 CaCO3 + H2O + CO2 à Ca(HCO3)2 4Fe(OH)2 + O2 + H2O à 4Fe(OH)3 -GV giới thiệu về phản ứng hóa hợp *GV:Phản ứng tỏa nhiệt là phản ứng có tỏa ra nhiều nhiệt, khái niệm về phản ứng này sẽ học ở phần sau GV thông báo thêm phản ứng hóa học giữa oxi với phi kim ( S; P; C) với kim loại ( Fe; Al; Mg…) với các hợp chất ( CH4; dầu hỏa…) có sự tỏa nhiệt HS nhóm thảo luận phát biểu câu 1/ 87 sgk Theo thứ tự: a) Sự oxi hóa b) một chất mới; chất ban đầu c) Sự hô hấp; sự đốt nhiên liệu * Hoạt động 3:Tìm hiểu ứng dụng của oxi +HS quan sát hình ảnh chiếu trên màn hình thảo luận nhóm, kể ra 2 lĩnh vực ứng dụng quan trọng của oxi là dùng cho hô hấp và sự đốt nhiên liệu -GV diễn giảng +HS trình bày ứng dụng của oxi như sgk I. Sự oxi hóa Sự tác dụng của oxi với 1 chất là sự oxi hóa II. Phản ứng hóa hợp Phản ứng hóa hợp là phản ứng hóa học trong đó chỉ có một chất mới tạo thành từ hai hay nhiều chất ban đầu Vd: CaO + H2O à Ca(OH)2 III. Ứng dụng của oxi Khí oxi cần cho sự hô hấp của người và động vật, cần để đốt nhiên liệu trong đời sống và sản xuất 4. Củng cố và luyện tập: HS giải BT 2 / 87 sgk *Giáo dục môi trường: Vì sao trên các đường phố công viên người ta thường trồng nhiều cây xanh? Đáp án: PTHH: 2Zn + O2 à 2ZnO t0 2Mg + O2 à 2MgO t0 3Fe + 2O2 à Fe3O4 4Al + O2 à 2Al2O3 t0 Phản ứng hóa học với lưu huỳnh t0 Mg + S à MgS t0 Zn + S à ZnS t0 Fe + S à FeS 2Al + 3S à Al2S3 Để tạo bóng mát. Tránh ô nhiễm tạo nguồn không khí trong lành vì trong quá trình quang hợp cây nhả ra khí O2 t0 5. Hướng dẫn hs tự học ở nhà: t0 - Học bài và làm bT 3; 4; 5 / 87 sgk - 3* : Viết PTHH: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O Tính: VCH4 = . 1m3 => Tính theo PTHH Chuẩn bị bài: “ Oxit”: Đọc kĩ nội dung bài V. Rút kinh nghiệm: Tiết 40 Ngày dạy:………/ …… ../……. OXIT I. Mục tiêu: 1.Kiến thức:HS biết và hiểu định nghĩa oxit là hợp chất tạo bởi hai nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố Oxi HS hiểu CTHH của oxit và cách gọi tên oxit HS biết oxit gồm 2 loại chính là oxit axit và oxit bazơ. Biết dẫn ra ví dụ minh họa 2.Kĩ năng:Biết vận dụng thành thạo quy tắc lập CTHH đã học ở chương I để lập công thức của oxit 3.Thái độ:Rèn kỹ năng viết CTHH, phân biệt hợp chất oxit axit, oxit bazơ II. Chuẩn bị: -GV: phiếu học tập -HSø: Ôn lại bài 9 CTHH bài 10 Hóa trị ở chương I III. Phương pháp dạy học: + Thảo luận nhóm + Đàm thoại gợi mở + Vấn đáp tìm tòi IV. Tiến trình: 1. Ổn định tổ chức: Kiểm diện HS 8A1 8A2 8 A3 2. Kiểm tra bài cũ: Câu hỏi Đáp án HS2 sửa bT 4 /87 sgk (10đ) HS1 Sửa BT 3 / 87 sgk (10đ) PTHH: CH4 + 2O2 CO2 + 2H2O 22,4dm3 2. 22,4dm3 Lượng khí metan nguyên chất: 1000dm3 - 20dm3 = 980dm3 Thể tích khí oxi cần dùng(đktc): = 1960dm3 a/ Khi cho 1 cây nến đang cháy vào 1 lọ thủy tinh và đậy nút kín, ngọn nến sẽ yếu dần rồi tắt. Đó là vì khi nến cháy lượng oxi trong trong không khí trong bình bị giảm dần rồi hết, lúc đó nến sẽ tắt b/ Khi thổi đèn cồn ta phải đậy nắp đèn để không cho ngọn lửa tiếp xúc với oxi ( không khí) 3. Bài mới: Hoạt động Thầy Trò Nội dung bài dạy -GV giới thiệu bài như sgk * Hoạt động 1:Tìm hiểu khái niệm về oxit +HS trả lời câu hỏi của GV: Kể các oxit mà em biết, nhận xét thành phần phân tử của oxit từ đó nêu định nghĩa --GV sửa chữa nhận xét bổ sung --GV dùng phương pháp grap để grap hóa định nghĩa Hợp chất Khái niệm oxit: Tạo bởi hai nguyên tố OXIT 1 nguyên tố là oxi +HS nhóm thảo luận, nêu định nghĩa * Hoạt động 2: Tm hiểu CTHH oxit. +HS nhóm nhận xét các thành phần trong công thức của oxit và phát biểu kết luận về công thức của oxit --GV gợi ý HS nhắc lại qui tắc về hóa trị đối với hợp chất 2 nguyên tố Kết luận công thức oxit * Hoạt động 3: Tìm hiểu phân loại oxit -GV thông báo: Oxit được chia 2 loại chính là oxit axit và oxít bazơ +HS thảo luận phát biểu Thông báo axit tương ứng như sgk * Hoạt động 4: Tìm hiểu cách gọi tên oxit. --GV nêu tên các oxit HS nhóm thảo luận đưa ra cách gọi tên chung +HS lấy vd CTHH của axit gọi tên Lưu ý HS lấy ví dụ với kim loại có nhiều hóa trị Ví dụ: FeO: sắt (II) oxít Rút ra cách gọi tên chung( như sgk) -GV thông báo cách gọi tên riêng ( như sgk) I. Định nghĩa. Oxit là hợp chất của 2 nguyên tố, trong đó có 1 nguyên tố là oxi II. Công thức. MxOy trong đó: M: KHHH cua nguyên tố x; y là các chỉ số Ví dụ: Na2O; ZnO; SO2; P2O5 III. Phân loại 1. Oxit axit Thường là oxit của phi kim tương ứng với một axit Ví dụ: SO3; CO2; P2O5,….. Oxit bazơ Là oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ Ví dụ: Na2O; CaO; CuO,….. IV. Cách gọi tên. Tên oxit = tên nguyên tố + oxit Ví dụ: Na2O: natri oxit NO: nitơ oxit 1.Tên oxit bazơ: Tên oxit = tên kim loại ( kèm theo hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + oxit VD: Fe2O3: Sắt (III) oxit Cu2O: Đồng(I) oxit 2. Tên oxit axit Tên oxit = tên phi kim( kèm tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit ( kèm tiền tố chỉ số nguyên tử oxi). VD: SO3 : lưu huỳnh trioxit P2O5: điphốtpho pentaoxit CO2 : cacbon đioxit. 4. Củng cố và luyện tập. Phát phiếu học tập: BT 1/ 91 Đáp án: Điền từ: Hợp chất; hai nguyên tố, oxi, nguyên tố, oxit Câu 4 /91 sgk Oxit axit: a) SO3; b) N2O5 c) CO2 Oxit bazơ: d) Fe2O3 e) CuO g) CaO 5.Hướng dẫn HS tự học ở nhà: Học bài Làm BT 2; 3; 5 /91 sgk Chuẩn bị bài “ Điều chế oxi; Phản ứng phân hủy “ ( Lưu ý hs so sánh phản ứng hoá hợp và phản ứng phân huỷ giống và khác nhau như thế nào?) V.Rút kinh nghiệm. -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • doct39,40m.doc
Giáo án liên quan