1.Kiến thức:
- Học sinh biết được các khái niệm oxit, công thức, sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng lập CTHH của oxit.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập các PTHH có các sản phẩm là oxit.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
3 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1453 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40: bài 26 - Oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Lớp dạy: Tiết TKB: Ngày soạn: Ngày dạy: Sĩ số: Vắng:
Tiết 40:
Bài 26 - oxit
I. Mục tiêu:
1.Kiến thức:
- Học sinh biết được các khái niệm oxit, công thức, sự phân loại oxit và cách gọi tên oxit.
2.Kỹ năng:
- Rèn luyện kỹ năng lập CTHH của oxit.
- Tiếp tục rèn luyện kỹ năng lập các PTHH có các sản phẩm là oxit.
3. Thái độ:
- Giáo dục lòng yêu môn học, ý thức bảo vệ môi trường.
II. Chuẩn bị:
Bảng phụ, phiếu học tập
Bộ bìa có ghi các CTHH để học sinh phân loại oxit
IV. Tiến trình dạy học:
1.Kiểm tra bài cũ: (5’)
1. Nêu định nghĩa phản ứng hóa hợp lấy ví dụ minh họa?
2. Nêu định nghĩa sự oxi hóa Cho ví dụ minh họa?
2. Bài mới: (35’)
Hoạt động 1: oxit: (12’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Đưa ra một số oxit CaO, Fe2O3, SO3
? Em hãy nêu nhận xét của mình về thành phần của oxit?
? Hãy nêu định nghĩa của oxit?
GV: Phát phiếu học tập
Trong các hợp chất sau hợp chất nào thuộc loại oxit
K2O,H2S, CaO, CuSO4, Mg(OH)2, SO3, Fe2O3, CO2, NaCl, CaO.
-GV gọi các nhóm báo cáo kết quả
-Các nhóm khác bổ sung nếu có
GV: Chốt kiến thức
-Quan sát
-Nhận xét
-Nêu định nghĩa
-Thảo luận nhóm làm bài tập
-Báo cáo kết quả
-Bổ sung (nếu có)
-Nghe- ghi
I-Định nghĩa
- Định nghĩa: Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.
Ví dụ: CaO, Fe2O3, SO3…
Hoạt động 2: Công thức: (8’)
GV: Yêu cầu học sinh nhắc lại
- Qui tắc hóa trị áp dụng với hợp chất 2 nguyên tố
- Nhắc lại các thành phần của oxit?
? Em hãy viết công thức chung của oxit?
-Nhắc lại
-Viết công thức chung
II-Công thức chung
Công thức chung: MxOy
Trong đó:
M : là các NTHH
x, y là các chỉ số
Hoạt động 3:Phân loại:(7’)
GV: Thông báo có 2 loại oxit
? Em hãy cho biết ký hiệu của một số phi kim thường gặp?
? Em hãy lấy ví dụ về 3 oxit axit ?
GV: Giới thiệu ở bảng phụ các oxit axit và các axit tương ứng.
? Hãy kể tên các kim loại thường gặp?
? Em hãy lấy ví dụ về các oxit bazơ?
GV: Giới thiệu các bazơ tương ứng với các oxit bazơ.
-Nghe - ghi
-Nêu
-Lấy ví dụ
-Nghe- nhớ
-Nêu
-Lấy ví dụ
-Nghe- nhớ
III-Phân loại
a.Oxit axit: Thường là oxit của phi kim và tương ứng với một axit.
VD: SO3,CO2...
- Axit tương ứng
SO3 ----> H2SO4
CO2 ----> H2CO3
Oxit bazơ: là oxit của kim loại và tương ứng với bazơ
VD: CaO, MgO
-Bazơ tương ứng
CaO ___> Ca(OH)2
MgO ----> Mg(OH)2
Hoạt động 4: Cách gọi tên:(8’)
GV: Đưa cách gọi tên oxit.
? Hãy gọi tên các oxit sau:
K2O, ,CaO, MgO, PbO, Na2O
? Vậy với FeO và Fe2O3 thì gọi như thế nào?
GV: Đưa qui tắc gọi tên oxit kim loại có nhiều hóa trị.
GV: Giới thiệu các tiền tố
? Hãy đọc tên các oxit: SO3, SO2, CO, CO2, N2O5, P2O5
Bài tập: Trong các oxit sau oxit nào là oxit axit, oxit bazơ?
Na2O, CuO, Ag2O, CO2, N2O5, SiO2
Gọi tên các oxit đó
-Nghe- ghi
-Gọi tên oxit
-Suy nghĩ
-Đưa quy tắc
-Nghe- ghi
-Đọc tên
-HS làm bài tập vào vở.
IV-Cách gọi tên
Tên oxit = tên nguyên tố + oxit
VD: CaO --> Canxioxit
ZnO --> Kẽmoxit
+ Oxit bazơ ( Kim loại nhiều hóa trị)
Tên oxit = tên kim loại ( kèm hóa trị) + oxit
VD: FeO --> sắt II oxit
Fe2O3 --> sắt III oxit
+ Oxit axit: ( Nhiều hóa trị)
Tên oxit = tên phi kim( tiền tố chỉ số nguyên tử phi kim) + oxit( có tiền tố chỉ nguyên tử oxi)
VD:
SO3 --> Lưu huỳnh trioxit SO2 --> Lưu huỳnh đioxit
3. Củng cố: (5’)
1. Tổ chức trò chơi có các tấm bìa ghi CTHH: CO2, BaO, Fe2O3, SO2, SO3, CuSO4, NaCl, H2SO4, P2O5, CuO, FeO ( 2 bộ 2 màu)
Bảng phụ ghi tên các oxit
Các nhóm lần lượt dán các miếng bìa vào bảng phụ
GV: Kiểm tra đánh giá bài làm của 2 nhóm
2. Dặn dò: làm bài tập 1, 2, 3, 4, 5.
File đính kèm:
- bai 26 tiet 40.doc