Bài giảng Tiết : 40 bài 26 về oxit

.Kiến thức: HS biết

- Định nghĩa oxit là h/c tạo bởi 2 ng.tố, trong đó có 1 ng.tố là oxi.

- Công thức hoá học của oxit và cách gọi tên oxit.

- Oxit gồm 2 loại chính là oxit axit và oxit bazơ. Biết dẫn ra VD minh hoạt.

 

doc4 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1349 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết : 40 bài 26 về oxit, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/1/08 Ngày dạy : Tiết : 40 Bài 26 oxit I. Mục tiêu: 1.Kiến thức: HS biết - định nghĩa oxit là h/c tạo bởi 2 ng.tố, trong đó có 1 ng.tố là oxi. - công thức hoá học của oxit và cách gọi tên oxit. - oxit gồm 2 loại chính là oxit axit và oxit bazơ. Biết dẫn ra VD minh hoạt. 2. Kỹ năng: - Vận dụng thành thạo qui tắc lập CTHH đã học ở chương I để lập CT của ôxít. 3. Thái độ : - Có ý thức tự giác học tập. II.Phương pháp : - Nêu và giải quyết vấn đề. - Hợp tác nhóm. III Chuẩn bị: - Yêu cầu HS ôn lại bài 9, 10 chương I. - GV tham khảo nội dung và thông tin bổ sung SGV. T107 IV. Hoạt động dạy – học: 1- ổn định : (1') 2- Kiểm tra bài cũ: (5') - HS1: BT 2 T87 SGK - HS2: Thế nào là phản ứng hóa hợp, lấy VD minh họa? Nêu ứng dụng của oxi? 3- Bài mới: (35') GV giới thiệu… oxit là gì? có mấy loại oxit, CT của oxit, cách gọi tên… Hoạt động của GV và HS Nội dung Hoạt động 1: (10') Tìm hiểu thành phần cấu tạo oxit. ? Hãy kể tên 3 chất là oxit mà em biết? HS. kể tên một số oxit đã được làm quen ( SO2, F3O4...) ? Nhận xét thành phần các nguyên tố đó. HS. nêu nhận xét - bổ xung .( gồm có n/tố oxi liên kết với một n/tố hóa học khác). ? Oxit là gì. HS. Trả lời - nhận xét - bổ xung. GV. Đưa nội dung bài tập sau. Có các công thức hóa học sau. K2O, Mg(OH)2, SO3, HCl, Na2O. Công thức hóa học nào là công thức hóa học của oxit. HS. Lựa chọn: K2O, SO3, Na2O. I. Định nghĩa. - VD. SO2, Fe3O4, P2O5, CO2... - Định nghĩa. Là hợp gồm hai nguyên tố trong đó có một nguyên tố là oxi. Hoạt động 2: (10') Tìm hiểu cách lập công thức của oxit. ? Nhắc lại qui tắc hoá trị đối với h/c gồm 2 nguyên tố hoá học. HS. nhắc lại : x.a = y.b GV. Đưa ra CTHH chung và giải thích. GV. đưa VD. minh họa Lập CTHH của đi photpho penta oxit. II. Công thức - CT chung: Mxn Oy Trong đó: +M là n/tố kim loại hoặc phi kim. + n là hóa trị của n/tố M. x, y là chỉ số n.tử của n/tố M, O. => quy tắc: x.n = y.II - VD. PVxOy => x.V = y.II = >= => => CTHH : P2O5 Hoạt động 3: (7') Tìm hiểu cách phân loại oxit. GV: có thể phân chia oxit thành 2 loại chính là oxit axit và oxit bazơ. ? Thế nào là oxit axit. ? Kể tên một số oxit của phi kim. GV. thông tin Oxit axit thường là oxit của phi kim. Vì ngoài các PK thì 1 số kim loại ở trạng thái hoá trị cao cũng tạo ra oxit axit (VD: Mn207. Đi mangan penta oxit là Oxit axit vì khi tan trong nước nó tạo thành dung dịch axit (HMn04). ? Thế nào là oxit bazơ. ? Kể tên một số oxit kim loại. III. Phân loại 1- Oxit axit: - Thường là oxit của PK và tương ứng với một axit. - VD: S03 => H2S04 C02 => H2C03. P205 => H3P04 2- Oxit bazơ: - Là oxit của kim loại và tương ứng với một bagơ. VD: Na20 => Na0H. Ca0 => Ca(0H)2 Cu0 => Cu(0H)2 Hoạt động 4: (8') Tìm hiểu cách gọi tên oxit. GV. thông báo qui tắc chung về cách gọi tên. ? Lấy VD về CTHH của oxit và tên gọi. HS. Lấy vd và gọi tên cho từng loại oxit. Với oxit axit thì đọc thêm các tiền tố chỉ n/tử phi kim và n/tử oxi. - Mono là 1. - Đi là 2. - Tri là 3. - tetra là 4 - Pen ta là 5. IV. Cách gọi tên. * Tên oxit = tên nguyên tố + oxit VD: Ca0 – Canxi oxit - Nếu kim loại có nhiều hoá trị. Tên oxit bazơ: Tên kim loại (kèm theo hoá trị) + oxit. VD: Fe203 - sắt (III) oxit Fe0 - sắt (II) oxit - Nếu là phi kim Tên oxit = tên phi kim + oxit (có tiền tố chỉ số ng.tử Pk) (có tiền tố chỉ số ng.tử oxi) Dùng các tiền tố (tiếp đầu ngữ) để chỉ số ng.tử (SGK) VD: C0 – Cacbon mono oxit C02 – cacbon đi oxit S03 – lưu huỳnh tri oxit P2O5 - đi photpho penta oxit. 4. Củng cố: (3') GV. củng cố và chốt lại toàn bài. HS. làm nhanh bài tập 1/91. Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi. Tên của oxit là tên nguyên tố cộng với từ oxit. 5. Dặn dò: (1') - BTVN. 2, 3, 4, 5 sgk/91. - Chuẩn bị trước bài 27.

File đính kèm:

  • docTiet 40.doc
Giáo án liên quan