I/ Mục tiêu:
- HS biết qui luật biến thiên tính chất các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm.
-Vận dụng để so sánh tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố với nhau.
II/ Chuẩn bị: Bảng hệ thống tuần hoàn.
III/ Hoạt động dạy –học :
1) Ổ định tổ chức.
-Kiểm tra sĩ số.
2 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1585 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 40 bài31: sơ lược về bảng hệ thống tuần hoàn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40
Bài31: SƠ LƯỢC VỀ BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN (tt)
I/ Mục tiêu:
- HS biết qui luật biến thiên tính chất các nguyên tố trong một chu kì và trong một nhóm.
-Vận dụng để so sánh tính kim loại, tính phi kim của các nguyên tố với nhau.
II/ Chuẩn bị: Bảng hệ thống tuần hoàn.
III/ Hoạt động dạy –học :
1) Ổ định tổ chức.
-Kiểm tra sĩ số.
-Kiểm tra bài tập HS.
2) Kiểm tra bài cũ:
-Nêu cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn.
-Mối liên hệ giữa cấu tạo bảng hệ thống tuần hoàn và cấu tạo nguyên tử? Cho ví dụ.
3) Tiến hành bài giảng:
Hoạt động 1 :
-GV giới thiệu qui luật trong một chu kì.
-Áp dụng: Nhận xét các nguyên tố trong chu kì 2 hoặc chu kì 3.
-So sánh tính kim loại của:Li,Be,Mg,Na,Al.
-So sánh tính phi kim của:O,F,N.
Hoạt động 2 :
-GV thuyết trình.
*Áp dụng: So sánh tính kim loại của:Mg,Ca,Be.
-So sánh tính phi kim của: O,S,Se.
Hoạt động 3 :
Phát phiếu học tập sô1. HS thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
GV hướng dẫn HS phân tích ý kiến của các nhóm.
Phát phiếu học tập số 2 . HS thảo luận theo nhóm. Đại diện nhóm trình bày.
GV hướng dẫn HS phân tích ý kiến của các nhóm.
III/ Sự biến đổi tính chất của các nguên tố trong bảng tuần hoàn.
1) Trong chu kì:
Khi đi từ đầu chu kì đến cuối chu kì theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.
-Số electro ở lớp ngoài cùng tăngdần từ 1 đến 8( trừ chu kì 1).
- Tính kim loại giảm dần, đồng thời tính phi kim tăng dần.
* Nhận xét : Có sự lập lại một cách tuần hoàn về cấu tạo nguên tử và tính kim loại, tính phi kim của các nguên tố.
2) Trong một nhóm:
Khi đi từ trên xuống dưới theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân: Số lớp e tăng dần; Tính kim loại tăng dần, đồng thời tính phi kim loại giảm dần.
IV/ Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học:
1) Biết vị trí các nguyên tố ta có thể suy ra cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố.
2) Biết cấu tạo nguyên tử, ta có thể suy đoán vị trí và tính chất của các nguyên tố.
4) Củng Cố :
Nguyên tử X có 3 e và có 1 e ở lớp ngoài cùng. Hãy cho biết vị trí của nguyên tố trong bảng hệ thống tuần hoàn và tính chất hoá học cơ bản của nó.
5) Dặn Dò:
- Bài tập 3,4,5,6 ( SGK trang101).
- Chuẩn bị bài luyện tập 3 : Ghi vào vở bài học phần kiến thức cần nhớ SGK tr102 .
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1
Biết nguyên tố A thuộc ô số 17 trong bảng hệ thống tuần hoàn, hãy cho biết:
- Cấu tạo nguyên tử của A.
- Hãy dự đoán tính chất của nguyên tố A.
* Hướng dẫn:
- A thuộc ô 17 nên nguyên tử A có 17 proton và 17 electron. Các electron được xếp thành các lớp 2/8/7.
- A thuộc chu kì 3, nhóm VII cuối chu kì nên A là phi kim mạnh.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
nguyên tử nguyên tố X có 3 lớp e , lớp ngoài cùng có 6 e. Hãy cho biết vị trí của nguyên tô X trong babng3 tuần hoàn và tính chất hoá học của nó.
* Hướng dẫn:
Ta suy ra các lơp e trong nguyên tử X là 2/8/6. Nguyên tử X có 16 e nên nó có số thứ tự là 16. X thuộc chu kì 3, nhóm VI.
X ở gần cuối chu kì nên nó là phi kim mạnh.
File đính kèm:
- Tiet 40.doc