1/ Kiến thức :
- Củng cố và hệ thống hoá lại kiến thức đã học cho học sinh về:
+ Tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic, oxit cacbon và tính chất của muối cacbonat.
+ Cấu tạo bảng tuần hoàn và và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
2/ Kĩ năng:
6 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1251 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 41 – bài 32: luyện tập chương III: phi kim – sơ lược về bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ký duyệt
Ngày soạn: ........ / 01 / 2012.
Ngày giảng: ......... / 01 / 2012.
TIẾT 41 – BÀI 32: LUYỆN TẬP CHƯƠNG III: PHI KIM – SƠ LƯỢC VỀ BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức :
- Củng cố và hệ thống hoá lại kiến thức đã học cho học sinh về:
+ Tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic, oxit cacbon và tính chất của muối cacbonat.
+ Cấu tạo bảng tuần hoàn và và sự biến đổi tuần hoàn tính chất của các nguyên tố trong chu kì, nhóm và ý nghĩa của bảng tuần hoàn.
2/ Kĩ năng:
- Biết xây dựng sự biến đổi giữa các chất và cụ thể hoá thành dãy biến đổi cụ thể và ngược lại. Viết PTHH biểu diễn biến đổi đó.
- Biết vận dụng bảng tuần hoàn.
+ Cụ thể hoá ý nghĩa của nguyên tố, chu kì, nhóm.
+ Vận dụng sự biến đổi tính chất chu kì, nhóm đối với từng nguyên tố cụ thể, so sánh tính kim loại, tính phi kim của nguyên tố với những nguyên tố lân cận.
+ Suy đoán cấu tạo nguyên tử, tính chất của nguyên tố cụ thể từ vị trí và ngược lại.
3/ Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, thái độ nghiêm túc trong học tập.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên:
- Dụng cụ: Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, sơ đồ cấu tạo một số nguyên tố.
2/ Học sinh:
- Đọc trước bài.
3/ Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thuyết trình kết hợp đàm thoại, vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....;
2/ Kiểm tra bài cũ: (kết hợp trong giờ học)
3/ Bài mới:
Hoạt động của Giáo viên và Học sinh
Nội dung kiến thức
GV
HS
GV
HS
GV
1/ Hoạt động 1:
Yêu cầu học sinh viết các PTHH của S theo sơ đồ 1/102.
Thảo luận và hoàn thành các PTHH.
Yêu cầu 1 - 2 nhóm báo cáo và lên bảng hoàn thiện bài tập
Trình bày, báo cáo và nhận xét.
Nhận xét, cho điểm.
1 / Bài tập 1/103:
(1) S(r) + H2(k) H2S(k).
(2) S(r) + Fe(r) FeS(r).
(3) S(r) + O2(k) SO2 (k).
GV
HS
GV
HS
GV
2/ Hoạt động 2:
Yêu cầu học sinh viết các PTHH của Clo theo sơ đồ 2/102.
Thảo luận nhóm và hoàn thành các PTHH.
Yêu cầu 1 - 2 nhóm báo cáo và lên bảng hoàn thiện bài tập
Trình bày, báo cáo và nhận xét.
Nhận xét, cho điểm.
2 / Bài tập 2/ 103:
(1) Cl2(k) + H2(k) 2HCl(k)
(2) Cl2(k) + 2Na(r) 2NaCl(r).
(3) Cl2(k) + 2NaOH(dd) NaCl(dd) +
+ NaClO(dd) + H2O(l).
(4) Cl2(k) + H2O(l)HCl(dd)+ HClO(dd)
GV
HS
GV
HS
GV
3/ Hoạt động 3:
Yêu cầu học sinh viết các PTHH của Cl theo sơ đồ 3/103.
Thảo luận nhóm và hoàn thành các PTHH.
Yêu cầu 1 - 2 nhóm báo cáo và lên bảng hoàn thiện bài tập
Trình bày, báo cáo và nhận xét.
Nhận xét, cho điểm.
3 / Bài tập 3/ 103:
*) PTHH: (HS tự viết theo HD).
*) Vai trò của C trong các phản ứng là chất khử các hợp chất khác.
GV
HS
GV
?
?
?
?
HS
4/ Hoạt động 4:
Yêu cầu học sinh nghiên cứu đề bài và hoàn thiện nội dung đáp án.
Thảo luận nhóm và trả lời.
Nguyên tố A thuộc chu kì 3, nhóm I; Vậy:
A có mấy lớp electron?
A có mấy electron lớp ngoài cùng?
Tính chất hóa học đặc trưng của A?
So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận?
Trả lời, nhận xét, ghi vở.
4 / Bài tập 4/103:
+ A có 3 lớp electron.
+ A có 1 electron lớp ngoài cùng.
+ TCHH đặc trưng: Tính kim loại (Na).
+ So sánh tính chất hóa học của A với các nguyên tố lân cận:
- A có tính kim loại mạnh hơn tính kim loại của nguyên tố đứng trên, số hiệu 3, là Li; A có tính kim loại mạnh hơn tính kim loại của nguyên tố đứng sau, số hiệu 12, là Mg; nhưng tính kim loại của A yếu hơn tính kim loại của nguyên tố đứng dưới, số hiệu 19, là K.
GV
HS
?
?
?
HS
GV
?
GV
5/ Hoạt động 5:
Yêu cầu học sinh đọc đề bài, xác định công thức và tính toán.
HD học sinh gọi CTHH của oxit.
Tính số mol FexOy?
Tính số mol Fe thu được?
Viết PTHH tổng quát của phản ứng?
Tính toán và viết PTHH.
HD học sinh tính số mol Oxi từ đó tìm ra CTHH của oxit là Fe2O3.
Viết PTHH đầy đủ của phản ứng?
HD học sinh viết PTHH và tính khối lượng kết tủa CaCO3 thu được.
5 / Bài tập 5/103:
a/ Gọi CTHH của oxit sắt là FexOy. Biết M = 160 (g).
- Ta có: nFeO = 32/160 = 0,2 (mol)
- Ta có nFe = 22,4/56 = 0,4 (mol)
- PTHH:
FexOy + y CO x Fe + y CO2.
1 (mol) x (mol)
0,2 (mol) 0,4 (mol)
x = 0,4 x 1 : 0,2 = 2 (mol)
- Theo CTHH trên, trong 1(mol) oxit sắt có 2 (mol) sắt; hay ta có:
Trong 160 (g) oxit FexOy có 112(g) Fe Fe = 2 (mol) và 48 (g) O nO = 3 (mol).
CTHH của oxit sắt là Fe2O3.
- PTTT: Fe2O3 + 3 CO 2 Fe + 3 CO2.
1 (mol) 3 (mol)
0,2 (mol) 0,6 (mol)
b/ PTHH: CO2 + Ca(OH)2 CaCO3.
1 (mol) 1 (mol)
0,2 (mol) 0,2 (mol)
Theo PTHH, ta có: nCaCO = 0,2 mol
mCaCO = 0,2 x 100 = 20 (g).
Vậy khối lượng CaCO3 thu được là 20(g).
GV
?
?
GV
?
?
HS
6/ Hoạt động 6:
HD học sinh giải bài tập số 6/103.
Tính số mol MnO2 và NaOH?
Viết các PTHH xảy ra?
HD học sinh tính số mol các chất sản phẩm theo PT và bài ra.
Sau PƯ, trong dung dịch có những chất nào và số mol là bao nhiêu?
Tính CM của các chất sau phản ứng?
Tính toán và kết luận.
6 / Bài tập 6/103:
nMnO= = 0,8 mol.
nNaOH = 0,5 x 4 = 2mol.
- Các PTHH:
1/ MnO2+ 4HClMnCl2+ Cl2 + 2H2O.(1)
2/Cl2+ 2NaOH NaCl+ NaClO + H2O.(2)
Theo (1), ta có: nCl= nMnO= 0,8 (mol).
Theo (2): nNaCl = nNaClO = nCl= 0,8 mol số mol NaOH (pư) = 2 x 0,8 = 1,6 mol.
Vậy sau phản ứng, trong 500 (ml) dung dịch sẽ có chứa: 0,4 mol NaOH(dư); 0,8 mol NaCl và 0,8 mol NaClO.
CM = 0,4 / 0,5 = 0,8 M
CM = 0,8 / 0,5 = 1,6 M
CM = 0,8 / 0,5 = 1,6 M
4. Tổng kết – đánh giá:
- Biết X có cấu tạo nguyên tử như sau:
+ Điện tích hạt nhân là 17+.
+ Số lớp e là 3.
+ Số e lớp ngoài cùng là 7.
? Hãy suy ra vị trí trong bảng tuần hoàn và tính chất hóa học của X ?
? Hãy so sánh tính chất của X với các nguyên tố lân cận trong bảng tuần hoàn?
5.Hướng dẫn về nhà.
- Chuẩn bị nội dung: “Thực hành: TCHH của Phi kim và hợp chất của chúng”.
Ký duyệt
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
Ngày soạn:....... / 01 / 2012.
Ngày giảng: ........ / 01 / 2012.
TIẾT 42 – BÀI 33: THỰC HÀNH: TÍNH CHẤT HÓA HỌC
CỦA PHI KIM VÀ HỢP CHẤT CỦA CHÚNG
I/ MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1/ Kiến thức :
- Củng cố, làm sáng tỏ và hệ thống hoá lại kiến thức đã học cho học sinh về:
- Tính chất của phi kim, clo, cacbon, silic, oxit cacbon, tính chất của muối cacbonat và cách nhận biết một số muối liên quan đến Clo; Cacbon.
2/ Kĩ năng:
- Chọn chất phản ứng, lắp dụng cụ thí nghiệm và một số thao tác chuẩn bị khác.
- Tiến hành các thí nghiệm đơn giản, rèn thao tác thí nghiệm; Viết bản tường trình kết quả và giải thích các hiện tượng thí nghiệm.
3/ Thái độ:
- Giáo dục tính cẩn thận, tỉ mỉ, trung thực với kết quả thí nghiệm quan sát được.
II/ CHUẨN BỊ:
1/ Giáo viên: (Chuẩn bị dụng cụ và hóa chất cho 03 nhóm)
+ Hóa chất: C(bột); bột CuO; dung dịch Ca(OH)2; dung dịch HC; nước cất; các muối khan gồm: NaHCO3; NaCl; Na2CO3; CaCO3; ...
+ Dụng cụ: ống nghiệm; đèn cồn; kẹp gỗ; giá sắt; cốc thủy tinh; ống dẫn khí;......
2/ Học sinh:
- Chuẩn bị bài; Chuẩn bị đồ dùng theo yêu cầu.
3/ Phương pháp:
- Sử dụng phương pháp thí nghiệm của học sinh kết hợp đàm thoại và vấn đáp.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC:
1/ Ổn định tổ chức: 9A1: .../....; 9A2: .../....;
2/ Kiểm tra bài cũ: (không tiến hành)
3/ Bài mới:
Hoạt động của GV và HS
Nội dung
GV
1/ Hoạt động 1:
Giới thiệu mục tiêu bài thực hành. Kiểm tra sự chuẩn bị của các nhóm về:
+ Cách tiến hành các thí nghiệm.
+ Mẫu báo cáo tường trình thực hành.
?
GV
HS
?
?
HS
GV
?
GV
HS
?
?
HS
GV
?
HS
GV
HS
?
?
HS
GV
2/ Hoạt động 2:
Trình bày cách tiến hành thí nghiệm?
HD HS làm thí nghiệm theo các nhóm.
Lắp dụng cụ như hình 3.9 / SGK – 83 và tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm.
Quan sát, nhận xét hiện tượng?
Giải thích và viết PTHH?
Nêu, ghi lại hiện tượng và giải thích.
Kết luận, hướng dẫn viết PTHH.
Trình bày cách tiến hành thí nghiệm?
HD học sinh làm thí nghiệm theo nhóm.
Lắp dụng cụ như hình 3.16 / SGK – 89 và tiến hành làm thí nghiệm theo nhóm.
Quan sát, nhận xét hiện tượng?
Giải thích và viết PTHH?
Nêu, ghi lại hiện tượng và giải thích.
Kết luận, hướng dẫn viết PTHH.
Trình bày cách tiến hành thí nghiệm?
- Trình bày cách tiến hành: (nêu cách nhận biết 3 chất trên).
+ Bước 1: Đánh số 1, 2, 3 vào 3 lọ đựng 3 loại hoá chất đó.
+ Bước 2: Lấy 1 thìa nhỏ mỗi chất cho vào các ống nghiệm, nhỏ nước cất vào mỗi ống, lắc nhẹ, chất nào không tan trong nước là CaCO3.
+ Bước 3: Nhỏ 1- 2 ml dung dịch HCl vào 2 chất còn lại ống nào có bọt khí thoát ra là Na2CO3; chất còn lại là NaCl.
Hướng dẫn học sinh làm thí nghiệm theo các nhóm.
Làm thí nghiệm theo nhóm.
Quan sát, nhận xét hiện tượng?
Giải thích và viết PTHH?
Nêu, ghi lại hiện tượng và giải thích.
Kết luận, hướng dẫn viết PTHH.
I/ TIẾN HÀNH THÍ NGHIỆM:
1/ Thí nghiệm 1: Cacbon khử đồng (II) oxit ở nhiệt độ cao:
- Hiện tượng:
+ Hỗn hợp chất rắn chuyển từ màu đen ® đỏ
+ Dung dịch Ca(OH)2 vẩn đục, xuất hiện chất rắn không tan, màu trắng.
- PTHH:
C + 2CuO 2Cu + CO2
CO2 + Ca(OH)2 CaCO3 + H2O
- Kết luận: C có tính khử mạnh, khử được nhiều oxit kim loại thành kim loại.
2/ Thí nghiệm 2: Nhiệt phân muối NaHCO3:
- Hiện tượng:
+ Thành ống nghiệm xuất hiện những giọt nước nhỏ.
+ Dung dịch Ca(OH)2 bị vẩn đục.
- PTHH:
2 NaHCO3 Na2CO3 + CO2 + H2O
- Kết luận: NaHCO3 dễ bị nhiệt phân huỷ giải phóng khí CO2.
3/ Thí nghiệm 3: Nhận biết muối Cacbonat và muối Clorua:
- Chất đựng trong ống số ..... không tan trong nước ® ống ..... đựng CaCO3.
- Chất đựng trong ống số ..... có bọt khí thoát ra khi nhỏ dung dịch HCl vào ® ống .... đựng Na2CO3.
+ PTHH:
Na2CO3 + 2HCl 2 NaCl + H2O + CO2.
- Chất đựng trong ống ..... không có phản ứng với HCl ® ống … đựng NaCl.
GV
HS
3/ Hoạt động 3:
Yêu cầu, hướng dẫn học sinh viết bản tường trình theo mẫu đã quy định trong các bài thực hành trước.
Viết và hoàn thành bản tường trình các nội dung thực hành theo từng cá nhân.
II/ VIẾT BẢN TƯỜNG TRÌNH:
4. Tổng kết- đánh giá:
- Nhận xét giờ thực hành.
- Hướng dẫn học sinh thu dọn phòng thực hành, vệ sinh dụng cụ thí nghiệm.
5. Hướng dẫn về nhà
- Chuẩn bị bài: “Khái niệm về hợp chất hữu cơ và hóa học hữu cơ”.
––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––––
File đính kèm:
- TIẾT 41 + 42 - BÀI 32 + 33 - LUYỆN TẬP VÀ THỰC HÀNH CHƯƠNG III.doc