Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 50: Rược Etylic - Năm học 2019-2020

– Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo

– Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi.

– KN độ rượu.

– Tính chất hóa học: phản ứng với Na, với axit axetic, phản ứng cháy

- Ứng dụng: làm nhiên liệu, dung môi trong CN

- PP đ/c ancol etylic từ tinh bột, đường hoặc từ etilen.

2. Kĩ năng

- Quan sát mô hình phân tử, TN, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học

- Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn

- Phân biệt ancol etylic với benzen

- Tính khối lượng ancol etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình

3. Thái độ: GD ý thức học tập

4.Phát triển năng lực:

- Năng lực hợp tác

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán hóa học

- Năng lực tư duy hóa học

- Năng lực thuyết trình

 

docx4 trang | Chia sẻ: thuongad72 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Hóa học Lớp 9 - Tiết 50: Rược Etylic - Năm học 2019-2020, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/5/2020 Ngày dạy: Chương V. DẪN XUẤT CỦA HIDROCACBON. POLIME Tiết 50. RƯỢU ETYLIC I. Mục tiêu: 1. Kiến thức – Công thức phân tử, công thức cấu tạo, đặc điểm cấu tạo – Tính chất vật lí: trạng thái, màu sắc, mùi vị, tính tan, khối lượng riêng, nhiệt độ sôi. – KN độ rượu. – Tính chất hóa học: phản ứng với Na, với axit axetic, phản ứng cháy - Ứng dụng: làm nhiên liệu, dung môi trong CN - PP đ/c ancol etylic từ tinh bột, đường hoặc từ etilen. 2. Kĩ năng - Quan sát mô hình phân tử, TN, mẫu vật, hình ảnh rút ra được nhận xét về đặc điểm cấu tạo phân tử và tính chất hóa học - Viết các PTHH dạng công thức phân tử và CTCT thu gọn - Phân biệt ancol etylic với benzen - Tính khối lượng ancol etylic tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng có sử dụng độ rượu và hiệu suất quá trình 3. Thái độ: GD ý thức học tập 4.Phát triển năng lực: - Năng lực hợp tác - Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, tính toán hóa học - Năng lực tư duy hóa học - Năng lực thuyết trình II. Chuẩn bị của giáo viên và học sinhh: 1. Chuẩn bị của giáo viên. – Dụng cụ: cốc thủy tinh, đèn cồn, panh sắt, diêm, đế sứ, ống nghiệm. – Hóa chất: C2H5OH (cồn), Na, H2O. – Mô hình phản ứng rượu etylic dạng rỗng, đặc. 2. Chuẩn bị của học sinh. – Xem bài trước. III. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức 2. Kiểm tra bài cũ (lồng ghép) 3. Bài mới ² Hoạt động 1: Tính chất vật lý. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng – Yêu cầu các nhóm học sinh quan sát lọ đựng rượu êtylic và nhận xét về trạng thái, màu sắc? – Giáo viên biễu diễn thí nghiệm: hòa tan rượu vào nước " yêu cầu học sinh nhận xét. – Yêu cầu học sinh đọc thêm thông tin SGK để biết thêm một số tính chất vật lý của rượu. – Em có nhận xét gì về tính chất vật lý của rượu êtylic. – Hỏi: Lợi dụng tính chất tan vô hạn trong nước người ta dùng làm gì? – Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ pha chế rượu 450 và hỏi học sinh độ rượu là gì? – Hỏi: Trên nhãn chai rượu có ghi 150, điều đó có ý nghĩa gì? - HS quan sát, nhận xét - Nhận xét - HS đọc - HS trả lời - Pha chế dd - HS trả lời - Nêu ý nghĩa Rượu êtylic là chất lỏng, không màu, tan vô hạn trong nước nhẹ hơn nước, sôi ở 78,30C, hòa tan được nhiều chất: Iot, benzen. Độ rượu là số ml rượu có trong 100ml hổn hợp rượu với nước. + 150 có nghĩa là cứ 100ml dung dịch rượu có chứa 15ml rượu nguyên chất. ² Hoạt động 2: Cấu tạo phân tử. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng – Yêu cầu học sinh quan sát mô hình phản ứng rượu êtylic ( dạng đặc và rỗng) sau đó viết công thức cấu tạo. – Nhận xét về đặc điểm cấu tạo của rượu êtylic. – Giáo viên nhấn mạnh: + Chính sự có mặt của nhóm –OH làm cho rượu có tính chất đặc trưng. + Nguyên tử H trong nhóm –OH rất linh động dễ bị đứt ra khi tham gia phản ứng hóa học " khác so với H khác. - HS quan sát và viết CTCT của rượu etylic - Nhận xét - HS ghi nhớ Hay: – Nhận xét: Trong phân tử rượu êtylic có một nguyên tử H không liên kết với nguyên tử C mà liên kết với nguyên tử O tạo ra nhóm –OH. ² Hoạt động 3: Tính chất hóa học. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng – Giáo viên biễu diễn thí nghiệm: đốt cháy cồn " Yêu cầu học sinh quan sát và nhận xét. – Thông báo: phản ứng cháy của rượu tỏa nhiều nhiệt và không có muội than. – Gọi học sinh viết phương trình phản ứng. – Liên hệ ứng dụng của cồn. – Tiếp theo giáo viên yêu cầu các nhóm làm thí nghiệm: Na tác dụng với C2H5OH. – Nêu hiện tượng và so sánh với phản ứng của Na với H2O. – Giáo viên giới thiệu phản ứng của rượu êtylic với axit axêtic. - HS quan sát, nhận xét - Hs viết PTHH - HS làm thí nghiệm - Hs nêu hiện tượng và so sánh – Học sinh biết. 1. Rượu etylic có cháy không? Rượu êtylic cháy với ngọn lửa màu xanh. – Dùng làm nhiên liệu. 2. Rượu etylic có phản ứng với natri không? – Các nhóm làm thí nghiệm. – Hiện tượng: + Có bọt khí thóat ra. + Mẫu Na tan dần. – Na phản ứng với rượu không mãnh liệt bằng phản ứng của Na với H2O. ² Hoạt động 4: Ứng dụng và điều chế rượu êtylic. Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng – Yêu cầu học sinh quan sát sơ đồ SGK và nêu ứng dụng của rượu êtylic. – Giáo viên giới thiệu: Cồn có tác dụng diệt khuẩn (mạnh nhất là cồn 750). – Giáo viên nhấn mạnh: Uống nhiều rượu có hại cho sức khỏe. – Trong thực tế điều chế rượu bằng cách nào? – Ngoài ra, còn làm các loại rượu từ đường có trong các loại trái cây. – Giới thiệu cách điều chế rượu trong công nghiệp. - HS quan sát và nêu ứng dụng - HS ghi nhớ - HS nêu - HS ghi nhớ 1. Ứng dụng + Dùng làm dung môi pha nước hoa, vecni. + Dùng làm nhiên liệu (đốt). + Dùng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp: sản xuất rượu, bia, dược phẩm, sản xuất axit, cao su tổng hợp. 2. Điều chế Gạo (nếp) Rượu êtylic 4. Luyện tập, củng cố: Câu 1: Thể tích rượu etylic nguyên chất có trong 600ml rượu 40o là: A. 150 ml B. 240 ml C. 480 ml D. 560 ml Câu 2: Khối lượng kim loại Na cần lấy để tác dụng vừa đủ với 69 gam rượu etylic là: A. 34,5gam B. 445,3gam C. 54,3gam D. 63,5gam Câu 3: Chất tác dụng được với Na là: A. CH3 – CH3 B. CH3- O- CH3 C. CH3- CH2- CH3 D. CH3- CH2- OH – Nhắc lại tính chất hóa học của rượu êtylic. – Bài tập: Có 3 ống nghiệm: + Ống nghiệm 1: đựng rượu êtylic. + Ống nghiệm 2: đựng rượu 960. + Ống nghiệm 3: đựng nước. Cho Na dư vào 3 ống nghiệm trên. Viết các phương trình phản ứng xảy ra. 5. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà: (1’): – Xem trước bài “ Axit axêtic” – Làm bài tập 1, 2, 4, 5 trang 139 SGK. Rút kinh nghiệm

File đính kèm:

  • docxgiao_an_hoa_hoc_lop_9_tiet_50_ruoc_etylic_nam_hoc_2019_2020.docx