Bài giảng Tiết 41- Bài 34: phát tán của quả và hạt

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

- Phân biệt được các cách phát tán khác nhau của quả và hạt.

- Tìm ra được những đặc điểm thích nghi với từng cách phát tán của quả và hạt.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát nhận biết , làm việc độc lập theo nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật.

 

doc17 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 9808 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 41- Bài 34: phát tán của quả và hạt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/01/2013 Ngày giảng: Tiết 41- Bài 34: PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Phân biệt được các cách phát tán khác nhau của quả và hạt. - Tìm ra được những đặc điểm thích nghi với từng cách phát tán của quả và hạt. 2. Kỹ năng: - Rèn kỹ năng quan sát nhận biết , làm việc độc lập theo nhóm. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ và chăm sóc thực vật. II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh hình 43.1 phúng to - Mẫu: Một số loại quả ( Chò, ké, trinh nữ, hoa sữa... ) III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: Tổ chức: 6A: Kiểm tra bài cũ: ? Hạt gồm những bộ phận nào? Phân biệt hạt một lá mầm và hạt hai lá mầm? 3. Bài mới: Hoạt động 1:TÌM HIỂU CÁC CÁCH PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS quan sát H34.1 SGK, hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập(bảng T111). GV gọi đại diện nhóm hoàn thành trên bảng. GV nhận xét, đưa đáp án đúng. HS quan sát, hoạt động nhóm hoàn thành bài tập. Đại diện nhóm hoàn thành trên bảng, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Yêu cầu: - Phát tán nhờ gió: Quả chò, quả trâm bầu, hạt hoa sữa, hạt bồ công anh… - Phát tán nhờ ĐV: Quả trinh nữ, quả thông, quả ké đầu ngựa… - Tự phát tán: Quả đậu, quả cải, quả chi chi… - Ngoài ra quả và hạt còn phát tán nhờ con người. Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM THÍCH NGHI VỚI CÁCH PHÁT TÁN CỦA QUẢ VÀ HẠT GV yêu cầu HS quan sát tranh, hoạt động nhóm trả lời câu hỏi mục thảo luận. ? Những quả và hạt phát tán nhờ gió có những đặc điểm nào mà gió có thể giúp chúng phát tán đi xa? ? Những quả phát tán nhờ ĐV có đặc điểm nào phù hợp với cách phát tán nhờ ĐV? ? Vỏ của những quả và hạt tự phát tán có đặc điểm gì? ? Con ngưới giúp cho việc phát tán quả và hạt không? Bằng những cách nào? HS quan sát tranh trao đổi, trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét. * Kết luận: Đặc điểm thích nghi với cách phát tán của quả và hạt: - Phát tán nhờ gió: Quả có cánh hoặc có túm lông nhẹ. - Phát tán nhờ ĐV: Quả có nhiều gai hoặc nhiều móc dễ vướng vào da hoặc lông của ĐV; Hạt có vỏ cứng, không bị tiêu hóa bởi Enzim tiêu hóa. - Tự phát tán: Vỏ quả có khả năng tự tách hoặc mở ra để hạt tung ra ngoài. - Phát tán nhờ con người: Con người vận chuyển quả và hạt tới các vùng miền khác nhau. 4. Củng cố - Kiểm tra đánh giá: - HS đọc KL SGK. ? Phát tán là gì? Có những cách phát tán nào ? Lấy VD. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học và trả lời câu hỏi cuối bài. - Chuẩn bị thí nghiệm bài 35: Trình bày thí nghiệm, kết quả thí nghiệm, nhận xétt thí nghiệm ghi vào vở bài tập. **************************************** Ngày soạn: 10/01/2013 Ngày giảng: Tiết 42- Bài 35: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - HS tự nghiên cứu và làm TN, từ đó phát hiện ra những điều kiện cần cho hạt nảy mầm. - Giải thích được cơ sở khoa học của các biện pháp kĩ thuật trong trông trọt. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng thiết kế thí nghiệm, thực hành. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ: - TN đã làm trước, tranh H35.1. - HS: Kẻ và tường trình thí nghiệm theo mẫu SGK tr.113 vào vở bài tập. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: Tổ chức: 6A: Kiểm tra bài cũ: ? Có những cách phát tán nào? Nêu đặc điểm của quả và hạt thích nghi với các cáh phát tán đó? Bài mới: Hoạt động 1:TN VỀ NHỮNG ĐIỀU KIỆN CẦN CHO HẠT NẢY MẦM GV yêu cầu HS báo cáo kết quả thí nghiệm đã làm -> GV ghi lên bảng báo cáo của các nhóm. ? Hạt đỗ ở cốc nào đã nảy mầm? ? Tại sao hạt đỗ ở cốc khác không nảy mầm được? ? Kết quả TN cho ta biết hạt nảy mầm cần những điều kiện gì? GV yêu cầu HS đọc thông tin về TN2, trả lời câu hỏi. ? Hạt đỗ trong cốc TN có nảy mầm được không? Vì sao? ? Ngoài điều kiện đủ nước, đủ không khí, hạt nảy mầm còn cần điều kiện nào nữa? ? Hãy nêu các điều kiện cần cho hạt nảy mầm? * TN 1: HS báo cáo kết quả TN. HS thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét. Cốc 3 Cốc 1: Thiếu nước, cốc 2: thiếu không khí. Hạt nảy mầm cần: nước, không khí. * TN 2: HS nghiên cứu thông tin, trả lời. Không vì nhiệt độ lạnh quá không thích hợp. Nhiệt độ thích hợp. * Kết luận: Hạt nảy mầm cần có những điều kiện: - Điều kiện bên ngoài: Có đủ nước, không khí và nhiệt độ thích hợp. - Điều kiện bên trong: Hạt chắc, không bị sâu mọt, hạt còn phôi. Hoạt động 2: VẬN DỤNG KIẾN THỨC VÀO THỰC TẾ SẢN XUẤT GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK giải thích cơ sở của các biện pháp kĩ thuật. GV cho HS các nhóm trao đổi thống nhất ý kiến. ? Hãy nêu các biện pháp kĩ thuật khi gieo hạt? HS đọc thông tin SGK thảo luận theo từng nội dung ( chú ý vận dụng những điều kiện cần cho hạt nảy mầm ) Các nhóm báo cáo kết quả nhớm khác nhận xét. * Kết luận: Các biện pháp kĩ thuật: - Chống úng: Gieo hạt bị ngập úng phải tháo nước cho thoáng khí. - Làm đất tơi xốp: Giúp đủ không khí cho hạt nảy mầm. - Chống rét: Khi trời rét phải ủ rơm rạ cho hạt đã gieo, giữ nhiệt độ thích hợp. - Gieo hạt đúng thời vụ: Đảm bảo các điều kiện cho hạt nảy mầm. - Phải bảo quản tốt hạt giống: Cho khả năng nảy mầm cao. 4. Củng cố- Kiểm tra đánh giá: ? Hạt nảy mầm cần có những điều kiện nào? ? Cần phải thiết kế thí nghiệm như thế nào để chứng minh sự nảy mầm của hạt phụ thuộc vào chất lượng hạt giống 5. Hướng dẫn về nhà: - Học trả lời câu hỏi cuối bài. - Vẽ hình 36.1 vào vở bài tập. - Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây xanh có hoa. - Đọc trước bài 36. ************************************* Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thúy Hà Ngày soạn: 15/01/2013 Ngày giảng: Tiết 43- Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa kiến thức về cấu tạo và chức năng chính các cơ quan của cây xanh có hoa. 2. Kỹ năng: Rèn kỹ năng nhận biết, phân tích hệ thống hóa. - Kỹ năng vận dụng kiến thức giải thích hiện tượng thực tế trong trồng trọt. 3. Thái độ: Yêu và bảo vệ thực vật. II. CHUẨN BỊ: GV: Tranh phúng to hình 36.1. Bảng phụ.- 6 mảnh bìa viết tên cơ quan của cây. - 6 mảnh bìa nhỏ mỗi mảnh ghi 1 số 1,2... - 6 mảnh bìa mỗi mảnh ghi 1 chữ a, b... HS: vẽ hình 36.1 vào vở bài tập. - Ôn lại kiến thức về cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của cây. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: Tổ chức: 6A: Kiểm tra bài cũ(Kết hợp trong bài) Bài mới Hoạt ðộng 1: TÌM HIỂU SỰ THỐNG NHẤT GIỮA CẤU TẠO VÀ CHỨC NĂNG CỦA MỖI CƠ QUAN Ở CÂY XANH CÓ HOA Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV yêu cầu HS nghiên cứu bảng cấu tạo và chức năng tr.116 -> làm bài tập SGK tr.116. GV treo tranh câm hình 36.1 gọi HS dùng các mảnh bìa ghi sẵn tên các cơ quan đính vào tranh. ? Cơ quan sinh dưỡng gồm những bộ phận nào? Chúng có cấu tạo và chức năng gì? ? Cơ quan sinh sản có cấu tạo và chức năng như thế nào? ? Em có nhận xét gì về mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan? HS hoạt động cá nhân hoàn thành sơ đồ cây có hoa. 1 HS lên bảng gắn vào tranh câm -> lớp quan sát, nhận xétt và bổ sung. Yêu cầu: 1-c; 2-e; 3-d; 4-b; 5-g; 6-a. HS trao đổi thảo luận nhóm tìm ra mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan . * Kết luận: Cây có hoa có nhiều cơ quan mỗi cơ quan đều có cấu tạo phù hợp với chức năng riêng của chúng. Hoạt động 2: TÌM HIỂU SỰ THỐNG NHẤT VỀ CHỨC NĂNG GIỮA CÁC CƠ QUAN Ở CÂY CÓ HOA GV yêu cầu HS đọc thông tin mục 2 suy nghĩ trả lời câu hỏi. ? Những cơ quan nào của cây có mối quan hệ chặt chẽ với nhau? ? Lấy ví dụ chứng minh khi hoạt động của 1 cơ quan được tăng cường hay giảm đi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan khác? ? Tại sao nói cây có hoa là một thể thống nhất? HS đọc thông tin mục thảo luận nhóm trả lời câu hỏi. Rễ, thân, lá(HS lấy VD dựa vào thông tin SGK) VD: Không có rễ hút nước và muối khoáng thì lá không tạo được chất hữu cơ. * Kết luận: Các cơ quan của cây xanh liên quan mật thiết và ảnh hưởng tới nhau. Tác động vào một cơ quan sẽ ảnh hưởng tới cơ quan khác và toàn bộ cây. 4. Củng cố- Kiểm tra đánh giá: - Chia 2 nhúm thi gắn tranh câm như hoạt động 1. - Giải ô chữ tr.118. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học trả lời câu hỏi cuối bài - Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của cây sống ở nước, ở sa mạc, cây sứ lạnh ******************************************* Ngày soạn:15/01/2013 Ngày giảng: Tiết 44- Bài 36: TỔNG KẾT VỀ CÂY CÓ HOA (tiếp theo) I. MỤC TIÊU BÀI HỌC: 1. Kiến thức: Nêu được 1 vài đặc điểm thích nghi của thực vật với môi trường sống khác nhau ( dưới nước, ở sa mạc, bãi lầy ven biển ) - Từ đó thấy được sự thống nhất giữa cây và môi trường. 2. Kỹ năng: rèn kỹ năng nhận biết thực tế, phân tích tổng hợp kiến thức. 3. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ: - Tranh hình 36.1 SGK - Mẫu vật: cây bèo tây. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Tổ chức: 6A: 2. Kiểm tra bài cũ: ? Cây có những loại cơ quan nào? Chúng có chức năng gì? 3. Bài mới: Hoạt động 1: TÌM HIỂU CÁC CÂY SỐNG DƯỚI NƯỚC Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh GV lưu ý: Môi trường nước có sức nâng đỡ nhưng lại thiếu khí Oxi. GV yêu cầu HS quan sát hình 36.1 trả lời các câu hỏi: ? Nhận xét hình dạng lá ở các vị trí trên mặt nước, chìm trong nước. giải thích sự biến đổi hình dạng? ? Cây bèo tây có cuống lá phình to, xốp có ý nghĩa gì? So sánh cuống lá khi cây sống trôi nổi trong nước và khi cây sống trên cạn? ? Cây sống ở dưới nước có đặc điểm hình thái như thế nào? HS nghe. HS quan sát hình thảo luận trả lời câu hỏi:Yêu cầu nêu được: Lá trên mặt nước to, lá chìm trong nước nhỏ -> do thiếu Oxi Cuống lá phình to xốp chứa không khí giúp cây nổi. Khi sống ở cạn cuống nhỏ không xốp. * Kết luận: Đặc điểm của cây sống ở môi trường nước: - Thân, cuống lá mềm, chứa khí dự trữ. - Lá trải rộng trên mặt nước hoặc chia thành phiến nhỏ. - Rễ không có lông hút. Hoạt động 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CỦA CÂY SỐNG TRÊN CẠN GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi. ? Ở nơi khô hạn vì sao rễ lại ăn sâu lan rộng? ? Lá cây ở nơi khô hạn có lông, sáp có tác dụng gì? ? Vì sao cây mọc trong rừng rậm thường vươn cao? HS hoạt động cá nhân trả lời.Yêu cầu nêu được: Rễ ăn sâu -> tìm nguồn nứớc. Rễ lan rộng -> hút sương đêm. Lá cây có lông sáp -> giảm sự thoát hơi nước Rừng rậm ít ánh sáng -> cây vươn cao để nhận ánh sáng. Cây mọc ở đồi trống đủ ánh sáng -> cây phân nhiều cành. Hoạt động 3: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM CÂY SỐNG TRONG NHỮNG MÔI TRƯỜNG ĐẶC BIỆT GV yêu cầu HS đọc SGK trả lời câu hỏi. ? Thế nào là môi trường sống đặc biệt? Kể tên những cây sống ở môi trường này? ? Phân tích đặc điểm phù hợp với môi trường sống ở những cây này? GV yêu cầu HS rút ra nhận xét về sự thống nhất giữa cơ thể và môi trường. HS đọc SGK trả lời câu hỏi. Môi trường bãi lầy ngập thủy triều ở vùng ven biển, môi trường sa mạc khô nóng. Ví dụ: Cây đước sống ở môi trường ven biển có rễ chống có thể đứng vững trên các bãi lầy. + Cây xương rồng có thân mọng nước lá biến thành gai giảm sự thoát hơi nước. HS tự rút ra nhận xét. 4. Củng cố- Kiểm tra đánh giá: -? Nêu vài ví dụ về sự thích nghi của cây với môi trường. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học trả lời câu hỏi cuối bài. - Tìm hiểu thêm sự thích nghi của cây với môi trường ở địa phương. - Đọc trước bài 37. **************************************** Duyệt ngày: Tổ trưởng Nguyễn Thị Thúy Hà Ngày soạn: 29/01/2013 Ngày giảng: CHƯƠNG VIII: CÁC NHÓM THỰC VẬT Tiết 45: Tảo I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1.Kiến thức - Nêu rõ được môi trường sống và cấu tạo của tảo. - Tập nhận biết một số tảo thường gặp. - Hiểu rõ những vai trò của tảo. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, nhận biết. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ TV. II. CHUẨN BỊ: - Tranh H38.1- 38.4 SGK. II TIẾN TRÌNH BÀI HỌC. 1. Tổ chức. 6A: 2. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu đặc điểm của cây thích nghi với các môi trường sống khác nhau? 3. Bài mới. Hoạt động : Tìm hiểu cấu tạo của tảo. GV giới thiệu mẫu tảo xoắn và nơi sống. Gv treo tranh H37.1, yêu cầu HS quan sát, trả lời câu hỏi. ? Em có nhận xét gì về hình dạng của tảo xoắn? ? Vì sao tảo xoắn có màu lục? ? Cho biết hình thức sinh sản của tảo xoắn? GV giới thiệu môi trường sống của rong mơ. ? Rong mơ có những cách sinh sản nào? a. Quan sát tảo xoắn (tảo nước ngọt). HS quan sát, nhận dạng tảo soắn ngoài tự nhiên. HS quan sát trả lời câu hỏi.Đại diện HS báo cáo. Hình chữ nhật. Vì có thể màu chứa chất diệp lục Sinh sản: sinh sản sinhdưỡng và sinh sản tiếp hợp. * Kết luận:Cơ thể tảo xoắn là một sợi gồm nhiều tế bào hình chữ nhật. b. Quan sát rong mơ (tảo nước mặn) HS quan sát tranh, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi. Sinh sản: sinh sản sinh dưỡng và sinh sản hữu tính (bằng cách kết hợp giữa tinh trùng và trứng) Hoạt động 2: Làm quen một vài tảo khác thường gặp. GV treo tranh giới thiệu một số tảo khác. ? Có những loại tảo đơn bào nào? Vì sao chúng là tảo đơn bào? GV yêu cầu HS nghiên cứu H36.4. ? Có những loại tảo đa bào thường gặp nào? Vì sao chúng được gọi là tảo đa bào? ? Em có nhận xét gì về sự đa dạng của tảo? Tảo có đặc điểm chung gì? HS quan sát, trả lời câu hỏi. Tảo đơn bào: tảo tiểu cầu, tảo silic. Cơ thể chỉ có 1 TB. Tảo đa bào: Tảo vàng, tảo sừng hươu... Cơ thể có nhiều tế bào. * Kết luận: Tảo là sinh vật có cấu tạo đơn giản, gồm một hay nhiều tế bào, có diệp lục, chưa có rễ, thân, lá. Hoạt động 3: . Tìm hiểu vai trò của tảo. GV yêu cầu HS nghiên cứu TT sgk, trả lời câu hỏi. ? Em hãy nêu vai trò của tảo trong tự nhiên và trong đời sống con người? HS nghiên cứu TT, trả lời. * Kết luận: Vai trò của tảo: - Có lợi: + Cung cấp Oxi, thức ăn cho động vật nhỏ dưới nước. + Cung cấp thức ăn, cung cấp Vitamin cho con người. + Dùng làm phân bón, thuốc nhuộm. - Có hại: Sinh sản nhanh làm ngộ độc, gây chết cá, hại lúa... 4. Củng cố - Kiểm tra đánh giá. - HS đọc ghi nhớ SGK. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài và trả lời câu hỏi 3, 5 sgk. - Đọc mục “em có biết” - Chuẩn bị rêu, kính lúp cầm tay. ~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~ Ngày soạn:30/01/2013 Ngày giảng: Tiết 46- Bài 38: RÊU- CÂY RÊU I. MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: HS xác định được môi trường sống của rêu. Nêu được đặc điểm cấu tạo của rêu, phân biệt được rêu với tảo và cây có hoa. - Hiểu được hình thức sinh sản của rêu. - Thấy được vai trò của rêu trong tự nhiên. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát. 3. Tháo độ: Giáo dục ý thức yêu thiên nhiên. II. CHUẨN BỊ: - Vật mẫu: cây rêu. - Tranh phóng to H38.1 và 38.2. - Kính lúp cầm tay. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC. 1. Tổ chức. Tiết Thứ Ngày Lớp Sĩ số Hs vắng 2. Kiểm tra bài cũ: ? Nêu đặc điểm chung của tảo? Tảo có vai trò gì trong tự nhiên và trong đời sống? 3. Bài mới. Hoạt động 1: Tìm hiểu môi trường sống của rêu. GV yêu cầu HS nghiên cứu TT sgk, trả lời câu hỏi. ? Rêu thường sống ở nơi nào? GV yêu cầu HS sờ tay vào rêu, nêu nhận xét? Rêu là nhóm TV sống trên cạn đầu tiên, có cấu tạo đơn giản. HS nghiên cứu TT sgk, liên hệ thực tế, trả lời câu hỏi. * Kết luận: Rêu thường sống ở nơi ẩm ướt: chân tường, trên đất ẩm hay các cây to... sờ tay thấy mềm, mịn như nhung. Hoạt động 2: Quan sát cây rêu. GV yêu cầu HS quan sát cây rêu và đối chiếu H38.1, trả lời câu hỏi. ? Cây rêu có những bộ phận nào? ? Rễ của cây rêu có gì đặc biệt? ? Rễ giả có chức năng gì? ? Thân lá có đặc điểm gì thích nghi với điều kiện sống như thế nào? ? Em hãy nêu đặc điểm của rêu? ? So sánh rêu với tảo và TV có hoa. GV nhận xét, hoàn thiện kiến thức. HS hoạt động nhóm, tách rời 1,2 cây rêu , quan sát bằng kính lúp. Đại diện 1,2 nhóm trả lời, nhóm khác nhận xét, bổ sung. Có rễ, thân, lá. Rễ giả Chức năng hút nước. Thân, lá chưa có mạch dẫn -> sống được ở nơi ẩm ướt. * Kết luận: Rêu là TV có rễ, thân, lá, có cấu tạo đơn giản. + Thân ngắn, không phân nhánh. + Lá nhỏ, mỏng. + Rễ giả có khả năng hút nước. + Chưa có mạch dẫn. HS trao đổi, trả lời . Yêu cầu: Tảo: Chưa có rễ, thân, lá. Rêu: Thân, lá chưa có mạch dẫn, rễ giả, không có hoa, quả, hạt. Cây có hoa: Rễ, thân lá có mạch dẫn phát triển. Có hoa, quả, hạt. Hoạt động 3: Túi bào tử và sự phát triển của rêu. GV yêu cầu HS quan sát tranh H38.2, trả lời câu hỏi. ? Cơ quan sinh sản của cây rêu là gì? ? Rêu sinh sản bằng gì? ? Trình bày sự phát triển của rêu? HS quan sát tranh trả lời câu hỏi. Đại diện HS báo cáo. * Kết luận: - Cơ quan sinh sản là túi bào tử nằm ở ngọn cây rêu. - Rêu sinh sản bằng bào tử nằm trong túi bào tử. - Khi chín, túi bào tử mở nắp, bào tử rơi ra ngoài, gặp đất ẩm bào tử nảy mầm phát triển thànhcây rêu. Hoạt động 4: Vai trò của rêu GV yêu cầu HS nghiên cứu TT sgk, trả lời câu hỏi. ? Rêu có vai trò gì? HS nghiên cứu SGK, trả lời. * Kết luận: Vai trò của rêu: - Hình thành chất mùn. - Tạo than bùn, làm chất đốt, phân bón. 4. Củng cố đánh giá ? Nê đặc điểm của cây rêu? Tại sao rêu chỉ sống được ở nơi ẩm ướt? 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, trả lời câu hỏi cuối bài. - Đọc trước bài 39, chuẩn bị cây dương xỉ. *************************************** Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thúy Hà Ngày soạn: 05/02/2013. Ngày giảng: Tiết 47- Bài 39: QUYẾT- CÂY DƯƠNG XỈ I MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Trình bày được đặc điểm cấu tạo cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản của dương xỉ. - Biết cách nhận biết một cây dương xỉ. - Biết được vai trò của dương xỉ. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng quan sát, thực hành. 3. Thái độ: Giáo dục thái độ yêu và bảo vệ thiên nhiên. II, CHUẨN BỊ: - Mẫu vật - cây dương xỉ. - Tranh H39.1- 39.4 III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC. 1. Tổ chức : 6A: 2. Kiểm tra bài cũ. ? Nêu đặc điểm cấu tạo của rêu? Tại sao rêu sống ở cạn nhưng chỉ sống được ở nơi ẩm ướt? 3 - Bài mới. Hoạt động 1: Quan sát cây dương xỉ. ? Hãy nêu môi trường sống của cây dương xỉ? GV yêu cầu HS đặt mẫu dương xỉ lên bàn, quan sát kỹ cây dương xỉ, yêu cầu: ? Ghi lại đặc điểm các bộ phận của cây. ? Cơ quan sinh dưỡng của cây dương xỉ có đặc điểm gì? GV giúp HS phân biệt cuống lá già với thân ? So sánh cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ với cơ quan sinh dưỡng của rêu? GV yêu cầu HS lật mặt dưới lá già , tìm túi bào tử. GV yêu cầu HS quan sát H 39.2. ? Vòng cơ có tác dụng gì? ? Cơ quan sinh sản là gì? Trình bày sự phát triển của bào tử ? So sánh với rêu. * Môi trường sống: Nơi ẩm và râm: khe tường, dưới tán cây... a) Quan sát cơ quan sinh dưỡng. HS hoạt động theo nhóm, quan sát cây dương xỉ. Trao đổi nhóm về đặc điểm rễ, thân, lá quan sát được (chú ý đặc điểm lá non). * Kết luận 1: Cơ quan sinh dưỡng của dương xỉ gồm: + Lá già có cuống dài, lá non cuộn tròn. + Thân ngầm hình trụ. + Rễ thật. + Có mạch dẫn trong thân và lá. Giống: Đều có rễ, thân, lá Khác: Cây dương xỉ đã có mạch dẫn, có rễ thật. b) Quan sát túi bào tử và sự phát triển của cây dương xỉ. HS quan sát, thảo luận nhóm, ghi câu trả lời ra nháp. Vòng cơ: Đẩy bào tử bay ra khi túi bào tử chín. * Kết luận 2: - Cơ quan sinh sản là túi bào tử. - Dương xỉ sinh sản bằng bào tử. - Khi bào tử chín, vòng cơ đẩy bào tử chín ra ngoài -> bào tử nảy mầm -> phát triển thành nguyên tản -> cây dương xỉ con. * Dương xỉ khác rêu: bào tử nảy mầm phải phát triển qua nguyên tản rồi mới thành cây con. Hoạt động 3: Quyết cổ đại và sự hình thành than đá. GV yêu cầu HS nghiên cứu TT SGK, trả lời câu hỏi. ? Than đá được hình thành như thế nào? HS nghiên cứu trả lời câu hỏi. * Sự hình thành than đá: Quyết và dương xỉ chết bị vùi lấp trong đất, dưới tác dụng của vi khuẩn, sức nóng, sức ép của trái đất mà hình thành than đá(khoảng 300 triệu năm) 4. Củng cố - đánh giá. - HS đọc ghi nhớ SGK ? So sánh cơ quan sinh dưỡng của rêu và dương xỉ, cây nào có cấu tạo phức tạp hơn? ? Nhận xét đặc điểm chung dương xỉ. làm thế nào để biết 1 cây thuộc dương xỉ. 5. Hướng dẫn về nhà. - Học bài, trả lời câu hỏi sgk. - Đọc “em có biết”. - Ôn lại các kiến thức từ đầu học kỳ II. ************************************** Ngày soạn: 17/02/2013 Ngày giảng: Tiết 48: ÔN TẬP I .MỤC TIÊU BÀI HỌC. 1. Kiến thức: - Ôn tập, củng cố kiến thức về thụ phấn, thụ tinh, kết hạt và tạo quả, các loại quả và hạt. - Khắc sâu kiến thức về tảo, rêu, dương xỉ. 2. Kĩ năng: Rèn kỹ năng hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn. II. CHUẨN BỊ: - Hệ thống câu hỏi, bảng phụ. III. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC: 1. Tổ chức. 6A: 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Bài mới. Hoạt động 1: Hoa và sinh sản hữu tính GV đưa ra hệ thống câu hỏi, yêu cầu HS thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi. ? Hoa gồm những bộ phận nào? Nêu chức năng của từng bộ phận? ? Phân biệt hoa đơn tính và hoa lưỡng tính? ? Phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn? ? Nêu đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ và thụ phấn nhờ gió? ? Thế nào là thụ phấn? có những cách thụ phấn nào? GV treo tranh: quá trình thụ phấn và thụ tinh. HS hoạt động nhóm, trả lời câu hỏi. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét. Hoa gồm : đài, tràng, nhị, nhụy. Đài và tràng làm thành bao hoa bảo vệ nhị và nhụy; Nhị và nhụy duy trì và bảo vệ nòi giống. Hoa đơn tính: chỉ có nhị hoặc nhụy; hoa lưỡng tính: có cả nhị và nhụy. Hoa tự thụ phấn: có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó - Hoa giao phấn: có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của hoa khác. Hoa thụ phấn nhờ sâu bọ: Hoa có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm, mật ngọt, hạt phấn to, có gai, đầu nhụy có chất dính. - Hoa thụ phấn nhờ gió: Hoa thường tập trung ở ngọn cây, bao hoa thường tiêu giảm, chỉ nhị dài, bao phấn treo lủng lẳng, hạt phấn nhiều, nhỏ, nhẹ, đầu nhụy dài, có nhiều lông. * Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhuỵ. - Thụ phấn nhờ gió. - Thụ phấn nhờ sâu bọ. - Thụ phấn nhờ người. * Thụ tinh: là hiện tượng TBSD đực kết hợp với TBSD cái tạo thành hợp tử. Hoạt động 2: Ôn kiến thức về quả và hạt. GV yêu cầu HS nhớ lại kiến thức, trả lời câu hỏi. ? Có những loại quả nào? Cho VD. GV cho HS quan sát tranh hạt đỗ, hạt ngô. ? Hạt gồm những bộ phận nào? ? Phôi gồm những bộ phận nào? ? Hạt 1 lá mầm khác hạt 2 lá mầm ở điểm nào? ? Có những cách phát tán nào? ? Muốn hạt nảy mầm tốt cần những điều kiện gì? Mô tả TN chứng minh. ? Cây có hoa có sự thống nhất giữa cấu tạo và chức năng của mỗi cơ quan như thế nào? cho ví dụ? ? Cây có hoa sống ở những môi trường như thế nào/ ví dụ về điều kiện thích nghi. HS quan sát, thảo luận nhóm. Đại diện nhóm báo cáo, nhóm khác nhận xét. Quả khô: khi chín vỏ quả khô cứng, mỏng. Gồm quả khô nẻ và quả khô không nẻ. - Quả thịt: khi chín mềm, vỏ dày, chứa đầy thịt quả. Gồm quả mọng và quả hạch. Hạt gồm: + Vỏ + Phôi: Rễ mầm, thân mầm, lá mầm, chồi mầm. + Chất dinh dưỡng dự trữ. Hạt một lá mầm có 1 lá mầm trong phôi, chất dinh dưỡng dự trữ ở phôi nhũ; Hạt 2 lá mầm có hai lá mầm trong phôi, chất dinh dưỡng dự trữ ở lá mầm Phát tán. + nhờ gió + nhờ động vật + tự phát tán * Điều kiện: + Đủ nước, không khí, điều kiện thích hợp. + Hạt giống chắc, mẩy, không sứt, sẹo. HS trả lời câu hỏi, lấy VD minh họa. Hoạt động 3:: Ôn kiến thức về tảo, rêu, dương xỉ. ? Nêu đặc điểm chung của tảo? Tảo có vai trò gì? ? So sánh cấu tạo, sinh sản của tảo, rêu, dương xỉ. * tảo: cơ thể chưa có rễ, thân, lá. + cơ thể có rễ, thân, lá. Đặc điểm Tảo Rêu dương xỉ Cấu tạo - sống ở nước - cấu tạo cơ thể là 1 khối tế bào đồng nhất, chưa có rễ, thân, lá. - Sống ở nơi ẩm ướt (là thực vật lên cạn đầu tiên) - Cơ thể đó có thân, lá, rễ giả. Thân nhỏ không phân nhánh, là nhỏ không có gân ở giữa, chưa có mạch dẫn. - Sống ở nơi ẩm, râm. - Cơ thể có rễ, thân, lá thật, có mạch dẫn. + Lá già có cuống dài. + Lá non cuộn tròn. Sinh sản và phát triển - Sinh sản sinh dưỡng và tiếp hợp. - Sinh sản bằng bào tử. (nhờ nước) - Bào tử phát triển thành cây rêu. - Sinh sản bằng bào tử (nhờ nước) - Bào tử phát triển thành nguyên tán -> cây dương xỉ. 4. Củng cố - đánh giá - GV giải đáp thắc mắc của HS(nếu có) 5. Hướng dẫn về nhà. - Làm đề cương ôn tập, ôn lại toàn bộ kiến thức đã học từ đầu học kỳ II. - Chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết. Tổ trưởng duyệt Nguyễn Thị Thúy Hà

File đính kèm:

  • docsinh 6 tiet 41-48.doc
Giáo án liên quan