I/MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức
HS giải thích được quá trình tạo thành nước tiểu, thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu và quá trình thải nước tiểu
Phân biệt được nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ để thu nhận kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm
45 trang |
Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1622 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Bài giảng tiết 41: bài tiết nước tiểu, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn 21/1/2010
Tiết 41: Bài tiết nước tiểu
I/Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
HS giải thích được quá trình tạo thành nước tiểu, thực chất của quá trình tạo thành nước tiểu và quá trình thải nước tiểu
Phân biệt được nước tiểu đầu và nước tiểu chính thức
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích sơ đồ để thu nhận kiến thức, kĩ năng hoạt động nhóm
3. Thái độ
Thấy được tầm quan trọng của cơ quan bài tiết nước tiểu . Từ đó ý thức gữi gìn bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu.
II/ Phương pháp
Trực quan,vấn đáp
III) Chuẩn bị:
-Giáo viên:Tranh phóng to H39.1 SGK
-Học sinh:Đọc trước bài
IV/ Tiến trình lên lớp
1.ổn định tổ chức (2)
NG
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú
8A
8B
2. Kiểm tra bài cũ(5) - Bài tiết là gì ? Nêu cấu tạo cơ quan bài tiết nước tiểu ?
3. Bài mới:
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
15
* Hoạt động 1: Tìm hiểu sự tạo thành nước tiểu
- GV treo tranh phóng to H39.1 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tìm các nội dung để trả lời 3 câu hỏi sau:
? Sự tạo thành nước tiểu gồm những quá trình nào? diễn ra ở đâu?
? Thành phần nước tiểu đầu khác với máu ở chỗ nào?
- GV gợi ý HS trả lời câu hỏi: Vừa chỉ trên tranh H39.1 vừa phân biệt quá trình tạo thành nước tiểu …
- GV theo dõi sự trả lời của HS nhận xét chỉnh lí bổ sung và xác định đáp án
* Hoạt động 2: Tìm hiểu sự thải nước tiểu.
- GV cho HS đọc và sư lí thông tin trong SGK để trả lời câu hỏi:
? Sự tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng thận diễn ra liên tục nhưng sự thải nước tiểu chỉ xảy ra vào những lúc nhất định? Tại sao?
- GV nhấn mạnh mỗi ngày cơ thể tạo ra khoảng 1,5 lít nước tiểu và dẫn xuống bóng đái …
- GV nghe nhận xét và tóm tắt nêu đáp án .
1) Sự tạo thành nước tiểu
- GV nghe GV gợi ý phân tích rồi thảo luận nhóm để tìm ra các câu trả lời
- Một vài nhóm được GV chỉ định cử đại diện trình bày các câu trả lời ,các nhóm khác nghe nhận xét bổ sung và cùng xây dựng đáp án chung cả lớp
* Sự tạo thành nước tiểu gồm các quá trình sau:
- Quá trình lọc máu diễn ra ở cầu thận và tạo ra nước tiểu đầu
- Quá trình hấp thụ lại các chất dinh dưỡng, nước và các ion cần thiết như: Na+, Cl+
- Quá trình bài tiết tiếp các chất cặn bã
- Cả 2 quá trình này đều diễn ra ở ống thận và kết quả là biến nước tiểu đầu thành nước tiểu chính thức
2) Sự thải nước tiểu.
- HS theo dõi sự hướng dẫn của GV trao đổi nhóm và cử đạio diện trình bày kết quả trước lớp
- Một vài nhóm do GV chỉ định phát biểu câu trả lời các nhóm khác nghe và bổ sung--->KL
- Sự tạo thành nước tiểu diễn ra liên tục nhưng sự bài tiết nước tiểu ra khỏi cơ thể lại gián đoạn. có sự khác nhau đó là do: Máu luôn tuần hoàn qua cầu thận nên nước tiểu hình thành liên tục, nhưng nước tiểu chỉ được bài tiết ra ngoài cơ thể khi lượng nước tiểu trong bóng đái lên đến 200ml
4. Củng cố bài học (7)
GV cho HS đọc phần tóm tắt SGK và yêu cầu HS nhắc lại những nội dung chính của bài
GV cho trả lời 2 câu hỏi
?Nước tiểu được hình thành như thế nào
? Nước tiểu thoát ra ngoài như thế nào
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà (1)
Học thuộc và nhớ phần tóm tắt cuối bài
Học bài và trả lời câu hỏi cuối bài
Đọc mục "Em có biết"
V/ rút kinh nghiệm của tiết dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn 22/1/2010
Tiết 42 Vệ sinh hệ bài tiết nước tiểu.
I/ Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày đượccác tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu và hậu quả của nó. HS trình bày được các thói quen khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu và giải thích cơ sở khoa học của chúng.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát, liên hệ thực tế; kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh cơ quan bài tiết.
II/ Phương pháp
Vấn đáp, hoạt động nhóm
III/ Chuẩn bị :
Tranh vẽ H38.1; Mô hình cấu tạo hệ bài tiết.
IV/ Tiến trình của tiết dạy
1.ổn định tổ chức (2)
NG
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú
8A
8B
2/ Kiểm tra (8) - Trình bày quá trình tạo thành nước tiểu ở các đơn vị chức năng của thận? - Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
3/ Bài mới
GV đặt vấn đề vào bài.
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
15
Hoạt động1:
-Yêu cầu HS nghiên cứu < mục I - Tr129- SGK ; thảo luận đTrả lời câu hỏi: + Có những tác nhân nào gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- GV yêu cầu HS N/cứu kỹ <, quan sát H38.1 và 39.1; thảo luận nhóm,trả lời câu hỏi mục 6- Tr129.
- GV tập hợp ý kiến của các nhóm
đ Nhận xét.
- GV thông báo đáp án đúng.
Hoạt động2:
- Yêu cầu HS đọc lại < mục I, II- TR129 đ Hoàn thành bảng 40- T130.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, thống nhất đáp án.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm giúp HS hoàn thiện kiến thức.
Bảng 40
I/ Tìm hiểu: Một số tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu
- HS nghiên cứu < mục I- Tr129- SGK đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu gồm:
+ Các vi khuẩn gây bệnh.
+ Các chất độc trong thức ăn, đồ uống.
+ Khẩu phần ăn uống không hợp lý.
- HS N/cứu kỹ <, quan sát H38.1 và 39.1; thảo luận nhóm,trả lời câu hỏi mục 6 - Tr129
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
II/ Cần xây dựng các thói quen sống khoa học để bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu tránh tác nhân có hại.
- HS đọc lại < mục I, II- TR129 đHoàn thành bảng 40- T130.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất đáp án.
- Đại diện nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
Các thói quen sống khoa học
Cơ sở khoa học
1- Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
- Hạn chế tác hại của vi khuẩn gây bệnh.
2- Khẩu phần ăn uống hợp lý:
+ Không ăn quá nhiều Prôtêin, quá mặn, quá chua, quá nhiều chất tạo sỏi.
+ Không ăn thức ăn thừa ôi thiu và nhiễm chất độc.
+ Uống đủ nước.
+ Tránh cho thận làm việc quá nhiều và hạn chế khả năng tạo sỏi.
+ Hạn chế tác hại của các chất độc.
+ Tạo điều kiện cho quá trình lọc máu được thuận lợi.
3- Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu.
+ Hạn chế khả năng tạo sỏi.
- GV hỏi:
+ Từ kết quả bảng trên, em hãy tự đề ra kế hoạch hình thành thói quen sống khoa học?
- Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung
=> Rút ra kết luận:
* Cần xây dựng thói quen sống khoa học:
+ Thường xuyên giữ vệ sinh cho toàn cơ thể cũng như cho hệ bài tiết nước tiểu.
+ Khẩu phần ăn uống hợp lý.
+ Đi tiểu đúng lúc, không nên nhịn tiểu lâu.
. 4. Củng cố bài học(4)
- HS đọc phần kết luận SGK – Tr130.
- HS trả lời câu hỏi: + Em hãy nêu các tác nhân gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
5./ Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà (1)
- Học bài, trả lời câu hỏi - SGK-Tr130.
- Đọc mục “ Em có biết”- Tr131.
- Đọc trước bài 41- TR132.
V/ rút kinh nghiệm của tiết dạy
......................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 27/1/2010
Chương viii: da
Tiết 43 : Cấư tạo và chức năng của da.
I/ Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được c ấu tạo của da. Thấy rõ mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng của da.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh da
II/ Phương pháp
Trực quan, hoạt động nhóm.
III/ Chuẩn bị :
GV - Tranh vẽ H41-T132.
- Mô hình cấu tạo da.
HS -Đọc trước bài
IV/ Tiến trình tiết dạy
1.ổn định tổ chức (2)
NG
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú
8A
8B
2. Kiểm tra : (8)- Nêu những tác nhân chủ yếu gây hại cho hệ bài tiết nước tiểu?
- Phân tích cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ hệ bài tiết nước tiểu?
3.Bài mới
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
15
Hoạt động1:
-Yêu cầu HS nghiên cứu < mục I và quan sát H41-Tr129 (SGK); thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+ Cấu tạo da gồm mấy lớp?
+ Xác định giới hạn từng lớp của da?
+ Đánh mũi tên, hoàn thành sơ đồ cấu tạo da?
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- Yêu cầu HS đọc lại <, thảo luận trả lời 6 câu hỏi mục 6-Tr133.
- GV tập hợp ý kiến của các nhóm
đNhận xét.
- GV thông báo đáp án đúng.
Hoạt động 2:
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận 3 câu hỏi mục 6 -Tr133.
+ Đặc điểm nào của da thực hiện chức năng bảo vệ?
+ Bộ phận nào của da giúp da tiếp nhận kích thích? Bộ phận nào của da giúp thực hiện chức năng bài tiết?
+ Da điều hoà thân nhiệt bằng cách nào?
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- GV hỏi:
+Vậy, da có những chức năng gì?
-Yêu cầu HS đọc phần kết luận SGK – Tr133.
I/ Tìm hiểu: Cấu tạo da.
- HS nghiên cứu < mục I và quan sát H41-Tr129 (SGK) đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Cấu tạo da gồm 3 lớp:
- Lớp biểu bì:
+ Tầng sừng: Gồm những tế bào chết hoá sừng đ Bảo vệ, không thấm nước.
+ Tầng tế bào sống: Phân chia tạo tế bào mới. Có chứa các hạt sắc tố đ màu da.
- Lớp bì: Cấu tạo từ các sợi mô liên kết.
Gồm: Các thụ quan, tuyến mồ hôi, tuyến nhờn, lông và bao lông, cơ co chân lông, mạch máu và dây thần kinh.
- Lớp mỡ dưới da: Gồm các tế bào mỡ.
- HS đọc lại <; thảo luận nhóm,trả lời câu hỏi mục 6 - Tr133.
- Đại diện nhóm trả lời, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
II/ Tìm hiểu: Chức năng của da.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Một vài HS phát biểu, lớp bổ sung
đ Rút ra kết luận:
* Chức năng của da:
+ Bảo vệ cơ thể.
+ Điều hoà thân nhiệt.
+ Bài tiết.
+ Tiếp nhận kích thích xúc giác.
* Da và sản phẩm của da tạo nên vẻ đẹp của con người.
- HS đọc phần kết luận SGK – Tr133.
4. Củng cố bài học (4)
- HS trả lời câu hỏi: + Em hãy viết sơ đồ cáu tạo của da?
+ Chỉ trên tranh H41, các thành phần cấu tạo của da?
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà (1)
- Học bài, trả lời câu hỏi - SGK-Tr133.
- Đọc mục “ Em có biết”- Tr133.
- Tìm hiểu các bệnh ngoài da và cách phòng tránh.
V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy
....................................................................................................................................................................................................................................................................................
Ngày soạn: 28/1/2010
Tiết 44 Vệ sinh da.
I/ Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được cơ sở khoa học của các biện pháp bảo vệ da, rèn luyện da. - Có ý thức vệ sinh, phòng và tránh các bệnh ngoài da.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát và liên hệ thực tế; kỹ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ
- Giáo dục ý thức giữ vệ sinh da, ý thức vệ sinh cá nhân, vệ sinh cộng đồng.
II/ Phương pháp
Hoạt động nhóm, vấn đáp
III/ Chuẩn bị :
GV - Bảng 42.2-Tr135
HS:-Đọc trước bài
IV/ tiến trình tiết dạy
1.ổn định tổ chức (2)
NG
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú
8A
8B
2/ Kiểm tra : (8) - Da có cấu tạo như thế nào?
- Da có những chức năng gì? Những đặc điểm cấu tạo nào của da giúp da thực hiện những chức năng đó?
3/ Bài mới
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
10
10
10
Hoạt động1:
-Yêu cầu HS nghiên cứu < mục I -Tr134 (SGK); thảo luận đ Trả lời câu hỏi:
+ Da bẩn có hại như thế nào?
+ Da bị xây xát có hại như thế nào?
+ Giữ da sạch bằng cách nào?
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và chốt lại đáp án đúng.
Hoạt động 2:
- GV phân tích mối quan hệ giữa rèn luyện thân thể với rèn luyện da.
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập mục 6-Tr134.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- GV lưu ý HS hình thức tắm nước lạnh phải chú ý:
+ Được rèn luyện thường xuyên.
+ Trước khi tắm phải khởi động.
+ Không tắm lâu.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập mục 6-Tr135.
- Yêu cầu các nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Yêu cầu HS đọc < mục III-T135.
- Yêu cầu HS tiếp tục thảo luận:
+ Nêu các bệnh thường gặp ở da?
+ Các biệnn pháp phòng bệnh ngoài da?
GV chốt lại kiến thức.
- Yêu cầu HS đọc phần kết luận SGK – Tr136
I/ Tìm hiểu: Bảo vệ da.
- HS nghiên cứu < mục I -Tr134 (SGK) đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Da bẩn: + Là môi trường cho vi khuẩn phát triển.
+ Hạn chế hoạt động của tuyến mồ hôi.
* Da bị xây xát dễ nhiễm trùng.
đ Cần bảo vệ da: Giữ cho da sạch và tránh bị xây xát, tránh bị bỏng da.
II/ Tìm hiểu: Rèn luyện da.
- HS ghi nhớ thông tin:
* Cơ thể là một khối thống nhất đ Rèn luyện cơ là rèn luyện các hệ cơ quan trong đó có da.
- HS thảo luận nhóm, thống nhất ý kiến đánh dấu vào bảng 42.1 và bài tập Tr135.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
=> Rút ra kết luận:
* Hình thức rèn luyện da
+ Tắm nắng lúc 8-9 giờ.
+ Tập chạy sáng, tham gia TDTT buổi chiều.
+ Đội mũ, nón rộng khi đi nắng..
+ Xoa bóp.
+ Lao động chân tay vừa sức.
* Nguyên tắc tập luyện:
+ Rèn luyện từ từ, nâng dần sức chịu đựng.
+ Rèn luyện phù hợp với sức khoẻ.
+ Thường xuyên tieeps xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sáng.
III/ Tìm hiểu: Phòng chống bệnh ngoài da.
- Các nhóm thảo luận, hoàn thành bài tập mục 6-Tr135.
đYêu cầu: + Tóm tắt biểu hiện của bệnh.
+ Cách phòng bệnh.
- Đại diện nhóm trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
đ Rút ra kết luận:
* Các bệnh ngoài da: Ghẻ lở, hắc lào,…
đ Do vi khuẩn, do nấm, do bỏng,…
* Phòng bệnh:
+ Giữ vệ sinh thân thể , vệ sinh môi trường.
+ Tránh làm da bị bỏng và xây xát.
* Chữa bệnh: Khi mắc bệnh phải chữa kịp thời, dùng thuốc theo chỉ dẫn của bác sỹ.Yêu cầu các nhóm
- HS đọc phần kết luận SGK – Tr136
4. Củng cố bài học (4)
- HS trả lời câu hỏi: + Nêu các biện pháp giữ vệ sinh da và giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp đó?
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi - SGK-Tr136.
- Đọc mục “ Em có biết”- Tr136
V/ rút kinh nghiệm tiết dạy
…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………...
Ngày soạn :6/2/2010
Chương iX: Thần kinh và giác quan.
Tiết 45 Giới thiệu chung hệ thần kinh.
I/ Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Học sinh trình bày được cấu tạo và chức năng của nơ ron. Đồng thời xác định rõ nơ ron là đơn vị cấu tạo cơ bản của hệ thần kinh. Phân biệt được các thành phần cấu tạo của hệ thần kinh.
HS phân biệt được chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng quan sát và phân tích kênh hình; kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
Học sinh biết bảo vệ sức khỏe để có hệ thần kinh khỏe mạnh
II/ Phương pháp
Trực quan, hoạt động nhóm
III/ Chuẩn bị :
GV - Tranh vẽ H43.1,2-T137.
HS -Đọc trước bài
IV/ tiến trình của tiết dạy
1.ổn định tổ chức (2)
NG
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú
8A
8B
2/ Kiểm tra (8): - Trình bày cấu tạo của da? Da có những chức năng gì? Bộ phận nào của da đảm nhiệm những chức năng đó?
- GV giới thiệu chương IX.
3/ Bài mới
TG
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
15
Hoạt động1:
-Yêu cầu HS quan sát H43.1-Tr137 (SGK) và kiến thúc đã học ở bài 6 đ hoàn thành bài tập mục 6 - Tr137.
+ Mô tả cấu tạo một nơ ron?
+ Nêu chức năng của một nơ ron?
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và chốt lại đáp án đúng.
- GV gọi một vài HS trình bày cấu tạo của nơ ron trên tranh.
Hoạt động 2:
- GV thông báo có nhiều cách phân chia các bộ phận của hệ thần kinh, giới thiệu 2 cách phân chia:
+ Theo cấu tạo.
+ Theo chức năng.
-Yêu cầu HS quan sát H43.2-Tr137 (SGK), đọc kỹ bài tập đ Lựa chọn từ , cụm từ điền vào chỗ trống.
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và chốt lại đáp án đúng: 1- Não; 2- Tuỷ sống; 3 và 4- Bó sợi cảm giác và bó sợi vận động.
- GV yêu cầu HS nghiên cứu < SGK nắm được sự phân chia hệ thần kinh dựa vào chức năng.
- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi:
+ Phân biệt chức năng hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh dưỡng?
-Yêu cầu HS đọc phần kết luận SGK – Tr136
I/ Tìm hiểu: Nơ ron- đơn vị cấu tạo của hệ thần kinh.
- HS quan sát H43.1-Tr137 (SGK), nhớ lại kiến thức đ Thảo luận, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trình bày kết quả, các nhóm khác theo dõi, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Cấu tạo của nơ ron gồm:
+ Thân chứa nhân.
+ Các sợi nhánh: ở quanh thân.
+ Một sợi trục: Có bao miêlin, tận cùng sợi trục có các cúc xináp.
* Chức năng của nơ ron:
+ Cảm ứng.
+ Dẫn truyền xung thần kinh.
II/ Tìm hiểu: Các bộ phận của hệ thần kinh.
1/ Cấu tạo
HS quan sát H43.2-Tr137; thảo luận nhóm, thống nhất hoàn chỉnh bài tập điền từ.
- Đại diện nhóm đọc kết quả, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Một HS đọc lại trước lớp bài tập đã hoàn chỉnh.
đ Rút ra kết luận:
* Hệ thần kinh gồm:
- Bộ phận thần kinh trung ương có:
+ Não bộ được bảo vệ bởi hộp sọ.
+ Tuỷ sống nằm trong ống xương sống.
- Bộ phận thần kinh ngoại biên:
+ Dây thần kinh do các bó sợi cảm giác và bó sợi vận động tạo nên.
+ Hạch thần kinh.
2/ Chức năng
- HS nghiên cứu < SGK đ Tự thu nhận thông tin.
- HS thảo luận, nêu được sự khác nhau về chức năng của 2 hệ.
- Một vài HS trình bày; lớp nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Hệ thần kinh vận động:
+ Điều khiển sự hoạt động của cơ vân.
+ Là hoạt động có ý thức.
* Hệ thần kinh sinh dưỡng:
+ Điều hoà hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản.
+ Là hoạt động không có ý thức.
- HS đọc phần kết luận SGK – Tr136
4. Củng cố bài học (4)
- HS trả lời câu hỏi:
+ Trình bày cấu tạo và chức năng của nơ
+ Trình bày các bộ phận của hệ thần kinh và các thành phần cấu tạo của chúng dưới hình thức sơ đồ?
5. Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà (1)
- Học bài, trả lời câu hỏi - SGK-Tr138.
- Đọc mục “ Em có biết”- Tr138.
- Chuẩn bị theo nhóm:
+ HS: ếch (cóc): 1 con/ nhóm; diêm, cốc nước lã, bông thấm nước.
+ GV: Giá treo, bộ đồ mổ, HCl (0,3%; 1%; 3%), đĩa kínhđồnghồ
V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy
...................................................................................................................................................................................................................................................................................
_____________________________________________
Ngày soạn 8/2
Tiết 46 :Thực hành: Tìm hiểu chức năng
(liên quan đến cấu tạo) của tuỷ sống.
I/ Mục tiêu của bài học
1. Kiến thức
- Học sinh biết tiến hành thành công thí nghiệm theo quy định.
Từ kết quả thí nghiệm:
+ HS nêu được chức năng của tuỷ sống, phỏng đoán được thành phần cấu tạo của tuỷ sống.
+ Đối chiếu với cấu tạo của tuỷ sống để khẳng định mối quan hệ giữa cấu tạo và chức năng.
2. Kĩ năng
- Rèn kỹ năng thực hành; kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ
- Giáo dục tính kỷ luật, ý thức vệ sinh.
II/ Phương pháp
Thực hành
III/ Chuẩn bị : - HS: ếch, bông thấm nước, tuỷ sống lợn; Kẻ bảng 44- SGK.
GV: ếch (1 con), bộ đồ mổ, dung dịch HCI 0,3%, 1%
IV/ tiến trình tiết dạy
1.ổn định tổ chức (2)
NG
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú
8A
8B
2. Kiểm tra (8) : - Nêu cấu tạo của hệ thần kinh? Viết dưới dạng sơ đồ?
- GV kiểm tra sự chuẩn bị của HS.
3. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
15
8
10
Hoạt động1:
- GV giới thiệu tiến hành thí nghiệm trên ếch đã huỷ não.
Cách làm:
+ ếch cắt đầu hoặc phá não.
+ Treo lên giá, để cho hết choáng ( 5-6 phút)
- Yêu cầu HS thực hiện bước 1: Tiến hành thí nghiệm theo giới thiệu ở bảng 44.
GV lưu ý HS: Sau mỗi lần kích thích bằng axit phải rửa thật sạch chỗ da có axit và để khoảng 3-5 phút mới kích thích lại.
- Từ kết quả thí nghiệm và hiểu biết về phản xạ, GV yêu cầu HS dự đoán về chức năng của tuỷ sống.
- GV ghi nhanh dự đoán ra một góc bảng.
- GV thực hiện bước 2: Biểu diễn thí nghiệm 4,5.
- GV hỏi: Em hãy cho biết thí nghiệm này nhằm mục đích gì?
- GV thực hiện bước 3: Biểu diễn thí nghiệm 6,7.
- GV hỏi: Qua thí nghiệm 6,7 có thể khẳng định được điều gì?
- GV cho HS đối chiếu với dự đoán ban đầu và sửa những câu sai.
Hoạt động 2:
- GV hướng dẫn HS quan sát H44.1, 44.2-SGK
-Yêu cầu HS thảo luận:
+ Nêu đặc điểm vị trí, cấu tạo của tuỷ sống?
+ Nêu rõ chức năng của từng thành phần?
- GV đánh giá kết quả của các nhóm và chốt lại đáp án đúng.
Hoạt động 3:
- GV yêu cầu HS ghi lại kết quả thực hiện các ttrong các bước thí nghiệm.
I/ Tìm hiểu: Chức năng của tuỷ sống.
- Từng nhóm HS chuẩn bị ếch tuỷ theo hướng dẫn.
- Nghiên cứu 3 thí nghiệm phải làm đ Các nhóm lần lượt làm thí nghiệm 1,2,3 và ghi kết quả quan sát vào bảng 44.
Thí nghiệm thành công khi có kết quả:
* Thí nghiệm 1: Chi sau bên phải co.
* Thí nghiệm 2 : 2 chi sau co.
* Thí nghiệm 3 : Cả 4 chi đều co.
- Các nhóm ghi kết quả và dự đoán ra nháp.
- Một số nhóm đọc kết quả.
- HS quan sát và ghi kết quả thí nghiệm 4,5 vào bảng 44.
* Thí nghiệm 4 : Chỉ 2 chi sau co.
* Thí nghiệm 5 : Chỉ 2 chi trước co.
- HS thảo luận, nêu được: Các căn cứ TK liên hệ với nhau nhờ các đường dẫn truyền.
- HS quan sát và ghi kết quả thí nghiệm 6,75 vào bảng 44.
* TN6:2 chi trước không co nữa.
* TN 7: 2 chi sau co.
- HS thảo luận, yêu cầu nêu được:
Tuỷ sống có các căn cứ thần kinh điều khiển các phản xạ.
II/ Nghiên cứu cấu tạo của tuỷ sống
HS quan sát H44.1 và 44.2-Tr141; thảo luận nhóm, trả lời câu hỏi.
- Đại diện nhóm trả lời; các nhóm khác nhận xét, bổ sung đ Rút ra kết luận:
* Cấu tạo tuỷ sống gồm: Chất xám ở giữa và bao quanh bởi chất trắng.
+ Chất xám là căn cứ (trung khu) của các phản xạ không điều kiện.
+ Chất trắng là các đường dẫn truyền nối các căn cứ trong tuỷ sống với nhau và với não bộ.
III/ Thu hoạch.
- HS viết báo cáo thu hoạch theo hướng dẫn của GV.
4. Củng cố bài học (2)
- GV nhấn mạnh đặc điểm về cấu tạo và chức năng của tuỷ sống
- GV nhận xét ý thức thực hành của từng nhóm . Sau đó chấm điểm từng HS.
5./ Hướng dẫn học sinh học và làm bài về nhà (1)
- Học bài, đọc trước bài 45.
V/ Rút kinh nghiệm tiết dạy
……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....
Ngày soạn 20/2/2010
Tiết 47: Dây thần kinh tủy
I) Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức
HS hiểu rõ chức năng của các dây thần kinh
Xác định được chức năng của rễ tủy
2. Kĩ năng
Rèn luyện kĩ năng quan sát phân tích kênh hình kênh chữ để thu nhận tri thức từ các hình vẽ
3. Thái độ
Giáo dục lòng yêu thích bộ môn
II/ Phương pháp
Trực quan, kết hợp hoạt động nhóm
III) Chuẩn bị:
Giáo viên:
Tranh phóng to H43.2 và 45.1 -2 SGK
Bảng phụ ghị nội dung bảng 45 SGK
Học sinh:
Chuẩn bị trước bài
IV) Tiến trình tiết dạy
1.ổn định tổ chức (2)
NG
Tiết thứ
Lớp
Ghi chú
8A
8B
2) Kiểm tra bài cũ:
3) Bài mới:
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
18
* Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo của dây thần kinh tủy
- GV treo tranh H43.2 và 45.1 SGV cho HS quan sát rồi dựa trên hình giải thích cho HS hiểu được:…
* Hoạt động 2:Tìm hiểu chức năng của dây thần kinh tủy
- GV treo bảng phụ ghi nội dung bảng 45 SGK cho HS quan sát và yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK để rút ra kết luận về chức năng của tủy sống
- GV gợi ý
+ Cần nghiên cứu chức năng các rễ tủy
+ Thảo luận nhóm để hiểu rõ chức năng của rễ tủy
- Một vài nhóm được GV chỉ định cử đại diện trình bày kết luận các nhóm khác nhận xét bổ sung để đưa ra đáp án thống nhất cho cả lớp
1) Cấu tạo dây thần kinh tủy
- HS theo dõi sự giải thích của GV ghi các nội dung cơ bản vào vở.
- Có 31 đôi dây thần kinh tủy là các dây pha gồm có các bó sợi thần kinh hướng tâm( cảm giác) và các bó sợi thần kinh li tâm (vận động) được nối với tủy qua các rễ sau và rễ trước
2) Chức năng của dây thần kinh
- HS nghe GV gợi ý và hướng dẫn r
File đính kèm:
- Tiet 42- 47 Sinh 8.doc