Bài giảng Tiết 41 sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học

A. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

 - Chu kỳ : gồm các nguyên tố được xắp xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

 - Nhóm : gồm các nguyên tố được xếp thành một cột dọc theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân.

 

doc2 trang | Chia sẻ: shironeko | Lượt xem: 1604 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Bài giảng Tiết 41 sơ lược bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 11/01/2013 Ngày dạy: 15/01/2013 Tiết 41 SƠ LƯỢC BẢNG TUẦN HOÀN CÁC NGUYÊN TỐ HOÁ HỌC A. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Chu kỳ : gồm các nguyên tố được xắp xếp thành hàng ngang theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Nhóm : gồm các nguyên tố được xếp thành một cột dọc theo chiều tăng dần của điện tích hạt nhân. - Quy luật biến đổi tính chất trong một chu kì, nhóm. - Dựa vào vị trí nguyên tố suy ra cấu tạo nguyên tử, tính chất cơ bản của nguyên tử. 2. Kĩ năng - Dự đoán tính chất cơ bản của nguyên tố khi biết vị trí của nguyên tố trong bảng tuần hoàn. B. CHUẨN BỊ + Dụng cụ : Bảng hệ thống tuần hoàn, sơ đồ cấu tạo nguyên tử phóng to. C. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC Hoạt động dạy Hoạt động học Hoạt động 1 KIỂM TRA BÀI CŨ Câu 1 : Chu kỳ là gì ? Nhóm là gì?. Hoạt động 2 III. SỰ BIẾN ĐỔI TÍNH CHẤT CỦA CÁC NGUYÊN TỐ TRONG BẢNG TUẦN HOÀN ? Cho biết trong một chu kỳ theo chiều điện tích hạt nhân thay đổi như thế nào. ? Chu kỳ 2 các nguyên tố kim loại biến đổi như thế nào ? Các nguyên tố phi kim biến đổi như thế nào. GV : Đầu chu kỳ là kim loại kiềm, cuối chu kỳ là một khí hiếm. ? Nêu các nguyên tố và sự biến đổi tính chât của các nguyên tố trong chu kỳ 3. ? Quan sát nhóm I. Đi từ trên xuống tính kim loại biến đổi như thế nào. ? Nhóm VII đi từ trên xuống tính phi kim biến đổi như thế nào. GV : Bổ sung (SGK) 1. Trong một chu kỳ - Tính kim loại giảm dần. - Tính phi kim tăng dần. HS : Nêu 2. Trong một nhóm + Tính kim loại tăng dần Li < Na < K .... + Tính phi kim giảm dần. F > Cl > Br > I ... Hoạt động 2 IV. Ý NGHĨA CỦA BẢNG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN VD1 : Biết nguyên tố A có số hiệu nguyên tử là 17, hãy cho biết cấu tạo nguyên tử, tính chất hoá học của nguyên tố A và so sánh với các nguyên tố lân cận. ? Suy đoán cấu tạo và tính chất hoá học của nguyên tố B có số hiệu nguyên tử là 12. VD : Nguyên tử X có điện tích hạt nhân 16+, Hãy cho biết vị trí của X trong bảng hệ thống tuần hoàn và tính chất cơ bản. (Kết hợp với bảng HTTH.) 1. Biết vị trí của nguyên tố ta có thể suy đoán cấu tạo nguyên tử và tính chất của nguyên tố. Hạt nhân nguyên tử A = 17 +, nguên tố A ở chu kỳ 3, nhóm VI . . - Trong một chu kỳ : S < A(Cl) - Trong một nhóm : Br < A(Cl) < F ( HS nhắc lại tính chất hoá học clo) HS Hoạt động nhóm (suy đoán). 2. Biết cấu tạo nguyên tử của nguyên tố ta có thể suy đoán vị trí, tính chất của nguyên tố đó. Nguyên tố X có điện tích hạt nhân 16+ suy ra X ở ô số 16. X ở chu kỳ 3 X thuộc nhóm VI. Vậy X là nguyên tố phi kim S. HS Dựa vào vị trí của S trong bảng HTTH suy ra tính chất. Hoạt động 4 LUYỆN TẬP - CỦNG CỐ ? Sắp xếp các nguyên tố sau theo chiều tính chất tăng dần. a) Na, Ca, Mg, Al b) C, N, O, P, S ? Dự đoán cấu tạo nguyên tử, vị trí và tính chất của nguyên tố A. Biết nguyên tố A ở ô số 8. Hoạt động 5 BÀI TẬP VỀ NHÀ Bài : 3 - 4 - 5 - 6 (SGK Tr : 101)

File đính kèm:

  • docHoa 9 tiet 41.doc
Giáo án liên quan